Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mê-Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mê-Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

24/02/2023

Tên địa danh "huyện Yên Lãng" và nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu trên bia Văn Miếu (dựng năm 1484)

Đây là tấm bia cổ nhất trong 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ghi tên địa danh "huyện Yên Lãng".

Huyện Yên Lãng thời xưa, sau nhiều lần biến đổi địa danh hành chính, phần cơ bản ngày nay là huyện Mê Linh (hiện huyện này đang thuộc Hà Nội - xem về sự thay đổi khá thú vị của huyện Mê Linh ở đây).

Tên "huyện Yên Lãng" xuất hiện năm 1484 này đi kèm với tên tuổi nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu. Hay chính xác hơn, là nhà vua, vào năm 1484 đã cho dựng tấm bia ghi tên các nhà khoa bảng đã đỗ trong kì thi năm 1475 (tức bia được dựng muộn lại 9 năm), mà tên đó thì được ghi kèm với địa danh quê hương.

Bia có ghi dòng đó như sau: NGUYỄN LI CHÂU 阮驪珠 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

Quê nhà của cụ Nguyễn Li Châu hiện là xã Văn Khê huyện Mê Linh.

12/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : tục treo trâu (huyền ngưu) ở Việt Nam

Tục treo trâu gần đây bị phản đối. Ví dụ lễ treo trâu ở Đông Cuông (Yên Bái) mới đây đã phải hủy bỏ - thay vào đó là mổ trâu (mổ như bình thường). Việc này tương tự như tục chém lợn ở làng Ném (Bắc Ninh). Về chém lợn, trên Giao Blog thì có thể đọc ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016).

Trước đây, việc chém lợn trong lễ hội là bình thường, đó là một phong tục lâu đời. Việc treo trâu trong lễ hội cũng là rất bình thường, bởi đó cũng là phong tục lâu đời.

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

09/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : chùa Sùng Ân ở khu vực nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh - Hà Nội)

Chúng tôi đã du lãng ở vùng núi Thanh Tước (thuộc huyện Mê Linh) từ đầu thập niên 1990. Tính đến nay đã sắp 30 năm. Đại khái ngang ngang với thời điểm chúng tôi du lãng Phủ Tây Hồ (về Phủ Tây Hồ thì ví dụ xem lại bản viết tay đã giới thiệu nhanh ở đây - lên trang vào tháng 10 năm 2018).

Sau nhiều năm, vì bận mải trên đường lãng du, không có dịp về thăm Thanh Tước. Bẵng một cái, là tới 1/4 thế kỉ không một lần quay trở lại !

Bây giờ, đầu tháng 8, trở về, giật mình thấy các bản viết chữ của mình lưu lại ở nhiều nơi. Chữ viết tay trên giấy, của thập niên 1990. Có cái đã 25 năm rồi. 

Hồi chúng tôi du lãng Thanh Tước đầu thập niên 1990 thì Thanh Tước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Còn bây giờ, Thanh Tước thuộc về Hà Nội.