Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

11/05/2021

Quê hương Cao Bằng - một bài viết mà tôi đã công bố đúng 20 trước trên "Nghiên cứu Lịch sử"

Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).

Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !

Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).

03/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay

Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).

Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.

Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:

"Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".

26/03/2020

Tảo mộ mùng 3 tháng 3 giữa đại dịch Cô Vy, trên quê hương biên viễn

Giữa đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, thì ngày Mùng Ba tháng Ba hôm nay (Thứ Năm, 26/3/2020), nhiều đền phủ vẫn tổ chức lễ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh trong phạm vi rất hạn chế (ví dụ ở đây).

Các gia đình người Kinh vẫn theo tục lệ từ xưa, làm bánh trôi bánh chay từ sáng, rồi tầm trưa thì dâng cúng ông bà tổ tiên. Điện thoại từ sáng sớm đã báo lịch "Tết Hàn thực" trên màn hình.

Ở vùng người Tày Nùng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn như thường niên, có hoạt động tảo mộ (pái mo), nhưng nhìn nhanh cũng thấy là bớt đi phần vô tư của những năm trước. Mọi người không giấu đi được nỗi âu lo về Cô Vy.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

06/11/2019

Mùa cưới 2019 trên quê hương biên viễn

Mùa cưới đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay, Thứ Tư ngày 6/11/2019 là một ngày nắng đẹp khắp miền Bắc. Vùng quê biên viễn đẹp lạ thường dưới nắng nhè nhẹ.

Đẹp hơn nữa là những đoàn rước dâu. Mọi thứ đều là mới tinh khôi. Ô đấy. Tất chân đấy. Chiếu đấy. Chị đấy và em đấy. Hàng lối và thứ tự vẫn giữ được phép tắc từ xa xưa. Có thể xem ảnh cưới của vùng này mấy năm trước, ở đây.

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

05/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : 520 năm đất Cao Bằng và môn độc "lày cỏ"

Cuối tuần này, Cao Bằng đang trong dịp các lễ lạt và hoạt động vui chơi kỉ niệm 520 năm thành lập tỉnh/trấn (1499-2019) và 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019).

Mình thì chú ý đến môn thi "lày cỏ" - một môn thi đấu xuất phát từ trò chơi dân gian mang tính đặc trưng của Cao Bằng, mà phổ biến nhất là ở vùng người Tày Nùng.

Những ngày đầu tháng 10, rút cục thì do lịch cơ bản bị đổi bất ngờ, nên giờ này, mình không có mặt ở Cao Bằng được. Đành chỉ nhìn từ xa với sông Bằng cầu Hiến núi Vài.

05/08/2019

Hoa hậu người vùng cao, thì cao mọi thứ : Lương Thùy Linh cựu nữ sinh chuyên Cao Bằng đăng quang

Lương Thùy Linh đang là sinh viên Ngoại thương Hà Nội.

Trước đó, là học sinh chuyên Toán của trường chuyên Cao Bằng. 

Nhiều trang xác nhận em là người Tày. Nếu đúng thế, thì lại làm nhớ đến hoa hậu Triệu Thị Hà - cũng là người Tày, xuất thân ở huyện Quảng Uyên (xem lại ở đâyở đây).

Mới gần đây, tôi cũng có điều kiện trở về thăm lại trường chuyên Cao Bằng. Hôm đó, còn kết hợp với việc đi "quần thảo" về vấn đề Bà Hoàng (tương truyền là mẹ của Nùng Trí Cao). Không hiểu sao, với mình, các hoa hậu Cao Bằng, đều có liên quan gì đó đến nhà vua Nùng Trí Cao ! 

19/07/2019

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

28/05/2019

Dấu vết vương triều Mạc ở khu vực Thác Bản Giốc (bài Nông Đình Đâu)

Chúng tôi đã du lãng, khi thì lướt nhanh trong một vài ngày, rồi thì khi ở lại nhiều ngày, tại khu vực Thác Bản Giốc. 

Từng năm đi qua. Mùa hè có, mùa đông có. Khi thì cố thủ trong làng bản, khi thì ra mướn nhà trọ ở vùng biên tiện cho đi đi lại lại. Khi thì theo quang gánh mà sang chợ bên kia, khi thì theo các thầy các bà đi cúng đi lễ các nơi bên này. Khi thì lên tận đỉnh cao núi thẳm, khi thì ngụp dưới suối. Khi lang bang trong những túp lều nhỏ, khi la cà ở các nhà giữa đồng không mông quạnh. 

Ví dụ đã kể nhanh ở đây hay ở đây.

Đó là vùng Thác Bản Giốc, vùng xã Đàm Thủy, vùng huyện Trùng Khánh.

04/05/2019

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : các di tích, di vật mới tìm thấy ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Về vương triều Mạc thời kì Cao Bằng vẫn rất mạnh vào khoảng hai thập niên 1610 - 1620, thì có thể đọc bài học thuật đã công bố ở đâyở đây hay ở đây.

Trước khi lên Cao Bằng, thì có một thời gian, vương triều Mạc đã chiếm cứ vùng Thái Nguyên. Điều này cũng đã được trình bày ngắn gọn trong các công bố học thuật trên.

27/04/2019

Anh em gốc Mạc gặp nhau tại Mĩ : thành lập Hội đồng Mạc tộc hải ngoại (hạ tuần tháng 4 năm 2019)

Thế giới đã trở lên tiện lợi vô cùng nhờ có mạng toàn cầu (thư tiện tử, chát Fb và các dịch vụ khác). 20 năm trước, giữa Tokyo và Hà Nội vẫn phải duy trì thư viết tay, một ít thư e-mail mà không có dấu (về cơ bản, tiếng Việt lúc đó chưa soạn có dấu được trong mail), và điện thoại viễn liên (lúc đầu là điện thoại hữu tuyến, rồi dần dần là di động gọi viễn liên cho di động).

Bây giờ, giữa Tokyo với Hà Nội, hay giữa Hà Nội với Cali, thì gần như trực tuyến. Nhưng gì thì gì, e-mail vẫn là phương tiện chính qui hơn cả. Từ nhiều hôm trước, và ngay lúc này, thư từ qua lại, biết anh em Mạc tộc đang tụ hội tại Cali - địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt tại Hoa Kì.

Ngay khi nay, ở giây phút này, vẫn đang trực tuyến với Cali.

06/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : lễ hội Thanh Minh "hai trong một" trên quê hương biên viễn

Năm nay, mình không có được điều kiện để về tham dự lễ hội Thanh Minh. Chỉ có thể ngắm nhìn từ xa vùng quê biên viễn.

Cách đây một năm, lần Thanh Minh trước, lúc mình về, thì trời mưa sướt mướt. Đang nhớ lại buổi cùng đi kiểm tra việc quét dọn đường làng ngõ xóm ở vài điểm cùng một nữ phó chủ tịch huyện và nam chủ tịch xã. Lúc ấy trời hơi tạnh một chút.

Năm nay, Thanh Minh gói gọn trong cái gọi "hai trong một". Một ngày hội mà thực hiện hai phần việc. Đại khái là như sau.

18/02/2019

40 năm chiến tranh biên giới : ông Lê Kiên Thành chắc có nhớ nhầm về đám cưới

Mấy năm trước, nhân 35 năm ngày chiến tranh biên giới, ông Lê Kiên Thành trong gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã kể lại kỉ niệm đáng nhớ, có lẽ là đáng nhớ nhất trong đời mình, là: đám cưới của ông được tổ chức vào chính hôm quân đội Trung Quốc nổ súng ở các tỉnh biên giới phía Bắc, rồi tràn vào lãnh thổ Việt Nam. Đọc cụ thể ở đây (ngày 17/2 năm 2014, cách nay đúng 5 năm).

Lúc đó, bên cạnh sự bất ngờ một chút, thì đã có một sự nghi vấn. Nhưng chưa tiện nêu. Chỉ lặng lẽ đưa bài của Lê Kiên Thành về lưu.

14/02/2019

Nghề rèn của người Nùng An vừa được đưa vào Danh mục DSVHPVTQG

Đợt mới này, có 17 di sản trên toàn quốc được công nhận - tức là được Bộ Văn hóa (nói tắt) đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia. Một trong số đó là Nghề rèn của người Nùng An ở xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.

Đến hiện tại, tỉnh Cao Bằng có hai di sản quốc gia trọng yếu, là chuông Đà Quận (chùa Viên Minh) và nghè rèn Nùng An (xã Phúc Sen), thì với tôi, đều là gắn bó thiết thân.

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.