Chúng tôi tới Tây Nguyên đợt này, vào những ngày hạ tuần tháng 3 năm 2025, để dự lễ Cầu Mưa của Vua Lửa (Pơtao Apui).










(PLO)- Các nhà khoa học, nghiên cứu thống nhất đề nghị nâng cấp Di tích văn hóa, lịch sử quốc gia Plei Ơi - nơi các Vua Lửa sinh sống thành Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực”, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).
Tham dự hội thảo có hơn 40 nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng… và hai phụ tá của Vua Lửa đời thứ 14 (vị Vua Lửa cuối cùng của người Jrai trên Tây Nguyên) là ông Siu Phơ, Rơlan Hieo.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết các nhà nghiên cứu, khoa học trên cả nước đã dành nhiều quan tâm và đã có 39 bài viết, công trình nghiên cứu tham gia hội thảo, làm sáng tỏ thêm về hiện tượng Vua Lửa - huyền thoại và hiện thực.
Đồng thời, bà Lịch bày tỏ mong mỏi các nhà khoa học sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu, đưa ra những nhận định, đánh giá mới về vai trò, vị trí của Vua Lửa và việc thực hành nghi lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.
Từ đó, nêu bật những giá trị của di tích, của nghi lễ trong quá khứ và hiện tại; đề xuất giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi trong thời gian tới, góp phần phát triển du lịch cho địa phương.
Tại hội thảo, có nhiều tham luận nổi bật, như của PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, Hội Khảo cổ học tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn khảo cổ học về “Cơ tầng địa - khảo cổ của hiện tượng văn hóa - tín ngưỡng Pơtao Apui ở Gia Lai”; TS Phạm Thị Thủy Chung, Viện Nghiên cứu Tôn giáo với tham luận “Thần lửa trong các tôn giáo châu Á và huyền thoại Vua lửa ở Tây Nguyên”.
PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam có bài viết “Thủy xá, Hỏa xá - lịch sử hình thành và quan hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam”.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến trao đổi để làm rõ hiện tượng Vua Lửa, giá trị và ý nghĩa của việc thực hành nghi lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.
Đồng thời tham vấn cho địa phương một số hướng đi để nâng tầm và phát huy giá trị của di tích; các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi ở huyện Phú Thiện. Các đại biểu cũng thống nhất cao việc đề nghị nâng cấp Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia Plei Ơi thành di tích quốc gia đặc biệt.
Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận làng Plei Ơi (nơi các Vua Lửa sinh sống) là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Trải qua năm thế kỷ, các Vua Lửa được kế tục qua 14 đời vua. Vị vua cuối cùng là Siu Luynh mất vào năm 1999. Mặc dù không còn Vua Lửa, nhưng huyền tích của các vị vua vẫn được bảo tồn nguyên giá trị.
Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui
Ngày 27-3, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Plei Ơi, trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui do ông Siu Phơ, Rơlan Hieo (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) cùng hội đồng già làng, nghệ nhân phụ trợ thực hiện nghi lễ.

Đây là hoạt động thường niên cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, buôn làng ấm no, đẩy lùi thiên tai địch họa.
Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Bộ VH-TT&DL) công nhận Plei Ơi là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, "Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui" được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.





Gia Lai: Hội thảo khoa học “Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực”
Ngày 28/3, tại huyện Phú Thiện, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học "Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Plei Ơi. PGs.Ts. Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, cùng 40 nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng của Việt Nam; ông Siu Phơ - phụ tá đời của Vua Lửa cuối cùng (đời thứ 14) và đại diện cho cộng đồng người Gia Rai ở Plei Ơi.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch cảm ơn các nhà khoa học đến từ nhiều nơi trên đất nước đã quan tâm về dự và thông qua 39 bài viết, công trình nghiên cứu tham gia để làm sáng tỏ thêm về hiện tượng "Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực".
Đồng thời, mong mỏi các nhà khoa học sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu, đưa ra những nhận định, đánh giá mới về vai trò, vị trí của Vua Lửa và việc thực hành nghi lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui. Từ đó, nêu bật những giá trị của di tích, của nghi lễ trong quá khứ và hiện tại; đề xuất giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi trong thời gian tới, góp phần phát triển du lịch cho địa phương.

Tại Hội thảo, để làm rõ hiện tượng “Vua Lửa - huyền thoại và hiện thực”, PGs.Ts. Nguyễn Khắc Sử - Hội Khảo cổ học đã trình bày tham luận công phu, tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn khảo cổ học về “Cơ tầng địa - khảo cổ của hiện tượng văn hóa - tín ngưỡng Pơtao Apui ở Gia Lai”. Ts. Phạm Thị Thủy Chung - Viện Nghiên cứu Tôn giáo làm rõ hiện tượng Vua Lửa qua tham luận “Thần lửa trong các tôn giáo châu Á và huyền thoại Vua lửa ở Tây Nguyên”. PGs.Ts. Nguyễn Đức Nhuệ - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sử học Việt Nam với tham luận “Thủy xá, Hỏa xá - lịch sử hình thành và quan hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam”...

Về các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Ts. Bùi Minh Đạo - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Ts. Nguyễn Thị Kim Vân - nguyên Giám đốc Bảo tàng Gia Lai góp bàn một số đóng góp lịch sử văn hóa của Vua lửa Pơtao Apui và kiến nghị bảo tồn, phát huy di tích làng Plei Ơi ở huyện Phú Thiện.
Ngoài ra, ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Trần Ngọc Nhung tham gia một số ý kiến về “Di tích Plei Ơi - Mấy vấn đề về quản lý”, nghiên cứu, nâng cấp địa điểm này thành di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt …

Bên cạnh đó, các đại biểu có nhiều ý kiến trao đổi để làm rõ hiện tượng Vua Lửa, giá trị và ý nghĩa của hiện tượng này, việc thực hành nghi lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui hướng tiếp cận và nghiên cứu sâu trong thời gian tới, đồng thời tham vấn cho địa phương một số hướng đi để nâng tầm và phát huy giá trị của di tích Plei Ơi.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển lãm những hình ảnh thú vị về các nghi thức trong Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui; chân dung một số đời Vua Lửa, ông Rơlan Hieo - phụ tá đời Vua Lửa cuối cùng. Ngoài ra, triển lãm cũng giới thiệu toàn cảnh khu di tịch lịch sử - văn hóa quốc gia Plei Ơi, khu nhà mồ Plei Ơi, cảnh quan thiên nhiên Phú Thiện…

Trước đó, ngày 27/3, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Plei Ơi, trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang đã diễn ra Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui. Chủ trì nghi lễ cúng là ông Siu Phơ (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) cùng hội đồng già làng, nghệ nhân phụ trợ.
Tại đây, chủ lễ Siu Phơ cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi, sinh tồn thuận hòa với tự nhiên; cầu xin các vị thần giúp cho con người làm chủ cuộc sống, dân làng đoàn kết, khỏe mạnh, chiến thắng mọi thiên tai địch họa, giữ buôn làng ấm no.

Đồng thời, Hội thi Văn hóa - Thể thao các DTTS huyện lần thứ XVI diễn ra tại Khu di tích quốc gia Plei Ơi thu hút 300 nghệ nhân tham gia. Hội thi có nhiều hoạt động sôi nổi như: Trình diễn cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm; chạy cà kheo nam, nữ; bắn nỏ nam, nữ; nhảy bao bố nam, nữ và giải chạy bộ “Theo bước chân Vua Lửa”.
(GLO)- Sáng 27-3, lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui và Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XVI diễn tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).
Hoạt động do UBND huyện Phú Thiện tổ chức nhằm quảng bá di sản văn hóa, tiềm năng kinh tế-xã hội, qua đó thu hút du khách và các nhà đầu tư trên lĩnh vực du lịch.

Dự lễ có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Về phía huyện có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo người dân, du khách.
Lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang nằm trong khuôn viên di tích quốc gia Plei Ơi. Chủ trì nghi lễ cúng là ông Siu Phơ (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) cùng hội đồng già làng, nghệ nhân phụ trợ. Dưới đỉnh núi thần Chư Tao Yang, chủ lễ Siu Phơ cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối tốt tươi, sinh tồn thuận hòa với tự nhiên; cầu xin các vị thần giúp cho con người làm chủ cuộc sống, dân làng đoàn kết, khỏe mạnh, chiến thắng mọi thiên tai địch họa, giữ buôn làng ấm no.
Các nghi lễ diễn ra trên núi được Ban tổ chức livestream trực tiếp qua màn hình lớn tại Khu di tích, giúp người dân và du khách có thể theo dõi từ xa.
Cùng với lễ cúng cầu mưa, Hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện lần thứ XVI diễn ra tại Khu di tích quốc gia Plei Ơi thu hút 300 nghệ nhân của 10 xã, thị trấn tham gia. Hội thi có nhiều hoạt động sôi nổi như: trình diễn cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm; chạy cà kheo nam, nữ; bắn nỏ nam, nữ; nhảy bao bố nam, nữ và giải chạy bộ “Theo bước chân Vua Lửa”.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có phiên chợ nông sản giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản vật địa phương, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, ăn uống của du khách.
Dịp này, một số xã tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc như: lễ cúng bến nước tại thôn Sô Ma Hang (xã Ia Peng), lễ cũng cầu mưa Yang Ơi Dai tại thôn Plei Rbai (xã Ia Piar). Đây là những nghi lễ đặc trưng trong văn hóa Jrai, tạo nên các điểm kết nối di sản, làm phong phú thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với vùng đất Vua Lửa.


Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo “Vua Lửa-Huyền thoại và hiện thực, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích Plei Ơi” vào cuối tháng 12 tại huyện Phú Thiện.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Mục đích của hội thảo nhằm tổng hợp những tư liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá mới của các nhà khoa học trong thời gian qua liên quan đến vai trò, vị trí của Vua Lửa và việc thực hành nghi lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apui; nêu bật những giá trị của di tích và nghi lễ trong quá khứ và hiện tại, đồng thời đề nghị nâng cấp địa điểm này thành di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đặc biệt.
Qua hội thảo cũng đề xuất các giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi và lễ cúng cầu mưa trong thời gian tới, đồng thời định hướng phát triển du lịch cho địa phương.
HOÀNG NGỌC
Nguồn: Báo Gia Lai



Phú Thiện (Gia Lai): Tổ chức lễ hội cầu mưa, Hội thi văn hóa thể thao các DTTS
Ngày 30/4, tại Khu Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện đã tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các DTTS lần thứ XV năm 2024.

Lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui được tổ chức trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang. Năm nay, nghi thức cúng cầu mưa được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Gia Rai. Nghi thức cúng do ông Siu Phơ (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) thực hiện nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đồng thời, Hội thi văn hóa thể thao các DTTS cũng diễn ra sôi nổi với nhiều nội dung: diễn tấu cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng và các môn thi đấu thể thao đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo…

Đến với lễ hội, du khách có dịp tham quan, mua sắm tại Phiên chợ nông sản với 23 gian hàng của các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn huyện. Tại đây trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của huyện như: Gạo Phú Thiện, chả cá thác lác, yến sào, sữa chua nếp cẩm, hoa quả sấy khô, rau, củ, quả các loại…
Đặc biệt, giải việt dã Marathon Yang Pơtao Apui - Theo bước chân Vua Lửa được tổ chức ngày 1/5 tại khu Di tích mang đến những cuộc tranh tài gay cấn, hấp dẫn.
Phát biểu tại lễ hội, ông Nguyễn Ngọc Ngô - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, Trưởng ban Tổ chức nhấn mạnh: Lễ hội là dịp để địa phương quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đặc biệt là lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, văn hóa cồng chiêng của các dân tộc, các môn thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian; đồng thời giới thiệu các danh lam thắng cảnh, nông sản đặc trưng của địa phương tới du khách gần xa. Đến với Lễ hội cầu mưa, tôi tin rằng, du khách sẽ rất ấn tượng với không gian và bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS tại địa phương.
https://baodantoc.vn/phu-thien-gia-lai-to-chuc-le-hoi-cau-mua-hoi-thi-van-hoa-the-thao-cac-dtts-1714485463941.htm
Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui trên đỉnh núi thần
Sáng ngày 30/4, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Vua Lửa) huyện Phú Thiện năm 2022.

Cứ vào trung tuần tháng 4 hằng năm, đồng bào Gia Rai ở huyện Phú Thiện lại rộn ràng chung tay chuẩn bị lễ vật để cúng cầu mưa. Đây là văn hóa tín ngưỡng dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Gia Rai, nhằm cầu mong trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh… Nghi lễ cúng cầu mưa thường diễn ra vào giai đoạn cao điểm của mùa khô, thời điểm thường xảy ra hạn hán gay gắt, khốc liệt.
Sau 2 năm tạm hoãn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, huyện Phú Thiện đã tổ chức Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2022. Lễ cầu mưa được tổ chức tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ), nơi còn bảo tồn hầu như nguyên vẹn những hiện vật như: Gươm thần, bộ chiêng Ơi Tú, núi Chư Tao Yang, khu nhà mồ Pơtao Apui, bến nước…
Trên núi thần Chư Tao Yang, ông Rơ Lan Hieo - phụ tá Vua Lửa đời thứ 14 thực hiện lễ cầu mưa. Trong không gian linh thiêng kỳ bí của đại ngàn, phụ tá Vua Lửa đời thứ 14 dùng thanh gươm thần để cầu mưa khi sắp vào mùa, hoặc giữa chu kỳ canh tác mà bị hạn hán với mong muốn trời đất ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống người dân được no đủ.
Đây là cơ hội để du khách được “mục sở thị” nghi thức lễ cúng cầu mưa, được đắm mình trong huyền tích về các đời Vua Lửa (Pơtao Apui).

Cũng trong sự kiện này, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại Hội thi Văn hóa - Thể thao các DTTS được diễn ra sôi nổi. Tham gia Hội thi có gần 500 nghệ nhân với các phần thi tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm, diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca và các môn thể thao như chạy cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co.
Cùng với đó, du khách tham quan thưởng thức ẩm thực địa phương như: Cơm lam, gà nướng, canh lá mì, xoài, gà, rượu ghè, chả cá thác lác… tại 12 gian hàng trưng bày. Đồng thời, tham gia trải nghiệm các hoạt động, tham quan thắng cảnh như hồ thủy lợi Ayun Hạ, chùa Quang Sơn, hồ sen Ia Yeng và làng Plei Rbai dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của người Phú Thiện.
Một số hình ảnh diễn ra tại Lễ hội













Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.