Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/01/2020

Sách về Hội Tam Điểm của tác giả Trần Thu Dung vừa bị tạm ngừng phát hành

Vẫn là trong văn mạch liên quan đến Hội Tam Điểm, khởi đầu, tác giả Trần Thu Dung đưa vấn đề Hội Tam Điểm và Cao Đài, đã xuất bản thành sách ở Việt Nam từ nhiều năm trước.

Về sách ấy, với tư cách người đọc, Giao Blog đã nêu một số điểm kì lạ, ví dụ đọc ở đây (tháng 4 năm 2014) hay ở đây (tháng 2 năm 2018). Tín đồ của đạo Cao Đài cũng đã có ý kiến ở đây (tháng 7 năm 2015).

Còn ở góc nhìn khác, thì có bài điểm sách của cây bút Phạm Trọng Chánh, đọc lại ở đây.

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

Báo ứng nhãn tiền : cả hai ông chơi bẩn đã cùng tèo

Đó là hai ông Trung Đông bắt tay nhau để loại Việt Nam khỏi giải U23 châu Á đang diễn ra ở Thái Lan.

Hôm nay, cả hai ông ấy đều đã bị thua, và xách va-li về nước.

Báo ứng tưởng như là rất nhanh. Hóa ra, báo ứng có cả trong thể thao, và thực sự là nhãn tiền !

18/01/2020

Di sản văn hóa và UNESCO : lên tiếng của đại sứ Phạm Sanh Châu

Cuối năm 2019, một cán bộ cũ của UNESCO đưa đến một đợt thảo luận sôi nổi về di sản văn hóa "các cấp" (thế giới, quốc gia, tỉnh,...). Xem lại ở đây.

Trước đó khoảng 2 năm, vào năm 2017, tổng thống Đồ Nam Trump đã quyết định quay lưng lại với UNESCO, bởi tính chất chính trị hóa trong các hoạt động của UNESCO, theo Đồ Nam Trump là ngày càng rõ rệt. Xem lại ở đây.

Bây giờ thì đọc một lên tiếng từ phía Việt Nam, của đại sứ Phạm Sanh Châu. Về Phạm đại sứ, thì có thể đọc lại ở đây.

17/01/2020

Quan niệm sinh tử thay đổi nhanh : cầu siêu cho chó và cho người máy

Học giả Hayashi (Nhật Bản) đã ghi chép những thay đổi trong 25 năm qua mà bà trải nghiệm tại Nhật Bản.

Những thập niên gần đây (cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21) việc cầu siêu cho chó mèo từ chỗ đặc biệt, dần dần trở thành chuyện bình thường ở Nhật Bản. 

Nhớ lại, thì khoảng 15 -16 năm về trước, một lần ở đại hội nghiên cứu thường niên của Hội Xã hội học Tôn giáo Nhật Bản, tổ chức ở Đại học Viện Quốc học (Tokyo), có một báo cáo gây chú ý là về cầu siêu cho chó ở Nhật Bản lúc đó. Lúc đó, tôi mới gia nhập hội này, tham gia đại hội nghiên cứu lần đầu tiên. Lần đại hội ấy, có hai người Việt Nam tham gia - đều đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ (anh TMĐ từ Osaka lên và tôi thì đã ở Tokyo sẵn). Hai anh em Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau, sau phần buổi sáng thì cùng đi ra bên ngoài lúc giải lao trưa, buổi chiều thì anh ấy về lại Osaka. Báo cáo về câu siêu cho chó là chương trình buổi chiều.

Bây giờ, còn là cầu siêu cả cho máy móc, mà tiêu biểu là cho người máy.

16/01/2020

Sách chuyên khảo về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền)

Tên chính thức là Nguyễn Chí Bền (với một số bút danh như Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Nhị Hà). Các dịch giả người Trung Quốc đã dịch nghĩa chữ "Bền"  (vững bền) sang chữ Hán là "Kiên" (vững chắc), nên viết đầy đủ bằng chữ Hán là: Nguyễn Chí Kiên 阮志坚.

Chữ "Bền" có thể viết được bằng chữ Nôm, nhưng không viết được bằng chữ Hán, nên các dịch giả đã linh hoạt dịch nghĩa.

Ở một trường hợp khác, là tên của bà Nguyễn Thị Doan (nguyên Phó Chủ tịch nước), thì được phía Trung Quốc viết thành âm gần giống là Nguyễn Thị Duyên. Tạm gọi là dịch âm.

Đại khái sách của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, vào năm 2012, như dưới đây.

15/01/2020

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế) sang đơn vị chủ quản mới

Cả năm 2019, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển mới phát hành được một số duy nhất, là chính số 1 (153) năm 2019. Sau đó, thì tới tháng 12 năm 2019, không phát hành được nữa.

Do qui hoạch báo chi toàn quốc, nên tòa soạn tạp chí chuyển sang đơn vị chủ quản mới.

Việc chuyển đổi tựa như đã hoàn tất. Từ tháng 1 năm 2020, tạp chí sẽ phát hành trở lại.

Tài liệu lưu trữ ở Việt Nam : Luật Lưu trữ 2011 (có hiệu lực từ 1/7/2012)

Luật này là thay cho pháp lệnh về lưu trữ quốc gia trước đó.

14/01/2020

Câu chuyện hầu Thánh đầu thế kỉ XXI - tiếng nói từ cộng đồng thực hành

Dấu chân nghĩa quân Lam Sơn trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Tác giả Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng, có thể đọc lại trên Giao Blog, ở đây (năm 2015).

Cùng về ngôi đền ở xã Diễn Kim - quê hương của các nhà văn Sơn Tùng và Thiên Sơn - thì thật ra, bản thân tôi chưa đặt bút viết chính thức một chữ nào. Còn anh Sơn Định, năm 2016 thì viết về Phạm Tu (đọc lại ở đây). Rồi sang năm 2020, thì cũng chính anh lại viết về Đinh Lễ (bài ở dưới đây).

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

12/01/2020

Tử nạn vì việc nghĩa : người anh hùng bị trúng đạn

Đó là thầy Nakamura Tetsu 中村哲 (1946-2019).

Hồi ấy, tới trường buổi sáng thì thấy có thông báo: nhà hoạt động ở Trung Đông Nakamura Tetsu sẽ tới nói chuyện tại hội trường lớn. 

Chúng tôi đã vào hội trường. Một buổi chiều ở Tokyo năm ấy.

Lúc đó cuộc chiến ở Trung Đông đang ác liệt, sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Nhóm của thầy Nakamura đang tiếp tục các công việc cứu trợ ở đó. Ông tranh thủ về Nhật Bản để báo cáo tình hình. Ban giám hiệu trường tôi đã mời ông tới. Phía đài truyền hình cũng có đưa tin ông đi các nơi trong nước Nhật để nói chuyện về tình hình Trung Đông.

Lúc đó, còn có thêm một cảm tình với ông, bởi ông cũng là người quê Fukuoka. Vùng quê nhà của ông ở ngay gần điểm điểm tra điền dã dài hạn của tôi, thi thoảng tôi vẫn ghé qua đó du lãng, có nghe đến tên ông ở quê ông (người ta có kể các công việc ông làm ở Trung Đông).

Tết này, các bà Thái Anh Văn - Tô Trị Phần lại tới dâng lễ ở đền Thánh Mẫu

Lần dâng lễ trước đây của bà Tô Trị Phần, thì xem lại ở đây.

Bây giờ là cập nhật năm 2020.

Ngày 11 tháng 1 năm 2020, bà Thái Anh Văn đã tái cử Tổng thống Đài Loan - đây là nhiệm kì thứ hai của bà Thái (mỗi nhiệm kì có 4 năm). Bà Thái chiến thắng áp đảo, đạt số phiếu cao nhất trong lịch sử bầu cử Đài Loan.

Bà Thái Anh Văn được xem là phái cứng rắn đối với Trung Quốc đại lục. Bà nhất quán chủ trương giữ vững độc lập cho Đài Loan.

Còn bà Tô Trị Phần thì thuộc phái Thái Anh Văn --- bà Tô đã từng tới Vũng Áng ở Việt Nam giữa tâm bão năm đó, xem lại ở đây.