Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/10/2019

Hướng đến đại hội XIII : cán bộ quy hoạch cấp chiến lược

Các báo chính thống vừa đưa tin, đại khái như sau:"Kết thúc khóa học Lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII, 100% học viên đạt loại giỏi, xuất sắc, trong đó có 15 học viên đạt điểm xuất sắc - từ 9 điểm trở lên".

Theo thông tin của một người bạn học của đương kim bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì: một giáo viên của lớp bồi dưỡng trên là bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Đặc biệt, 100% cán bộ qui hoạch cấp chiến lược đạt loại giỏi và xuất sắc. Người đạt thành tích xuất sắc thì được tặng Bằng khen.

Vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại : nghe Prof. Mikael Adolphson của nước Anh trò chuyện về văn hóa Nhật Bản

Mình du lãng ở Anh nhiều năm về trước. Lúc ấy, xuất phát đi từ Tokyo, nên sang Anh là ngắm nhà ga tàu điện, trường đại học, bảo tàng, chợ điện tử, hiệu sách,... của Luân Đôn là dưới hai nhãn quan đan lồng vào nhau: một người Việt Nam thuần túy, một người đang ở Nhật Bản lâu dài.

Hồi ấy, có một buổi trao đổi dài, hết cả sáng kéo đến tầm trưa với một nhà nghiên cứu Nhật Bản người Anh ở Đại học Luân Đôn. Trao đổi của hai người cùng nghiên cứu về Nhật Bản, một từ góc nhìn lịch sử và một từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Ông bạn vong niên lúc ấy là Giáo sư và đang hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho một Phó Giáo sư người Nhật đến ngắn hạn từ Nhật Bản và viết về đề tài Nhật Bản (ở Nhật Bản, nhiều khi đã là đại giáo sư, đã rất nổi tiếng với những công trình được đánh gia cao, nhưng mới bố trí được thời gian đi làm luận văn tiến sĩ --- ví dụ cô Yamamoto, đọc lại ở đây, tin của năm 2017).

Bây giờ là nghe một Giáo sư khác của nước Anh bàn luận. Rõ ràng là người Anh rất "mê" văn hóa Nhật Bản.

27/10/2019

Giồng Riềng (Kiên Giang) : Điện thờ Phật Mẫu và lễ an long vị 2019

Đây là ngôi điện thờ Phật Mẫu được xem là đã kiến thiết từ hồi đầu thập niên 1960 (chưa nhận được tư liệu xác thực). Có một lần trùng tu vào cuối thập niên 1990.

Gần đây, ngôi điện thờ được Họ Đạo Giồng Riềng tái thiết (xây mới).

Tin chính thức từ trang của Hội thánh Cao Đài - Tòa thánh Tây Ninh.

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh

Quốc hội thì chỉ hé lộ thông tin các công dân bám càng quốc cơ sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn ở lại xứ Kim Chi, muộn lại cả 1 năm. Nếu báo chí chính thống của Hàn Quốc không đưa tin, thì cả quốc hội Đại Việt sẽ câm như hến. 

Sau nhiều lần trao đổi, quốc hội Đại Việt vẫn vòng vo tam quốc. Vẫn đóng dấu bí mật quốc gia về các tội phạm bám càng quốc cơ trốn ra nước ngoài. Vẻ như quốc hội đang bảo vệ các tội phạm. Là tội phạm vượt biên bằng quốc cơ, mà ngay danh tính cũng vẫn đang được quốc hội bảo vệ. Đó là chuyện của năm 2018 và 2019 (đọc lại ở đây).

Còn nhiều năm trước, lúc du lãng ở Nhật Bản, nhà văn Vương Trí Nhàn đã trực tiếp thấy cảnh du khách Việt Nam bỏ trốn khỏi đoàn mà đào tẩu trong nội địa nước Nhật (đọc lại ở đây, chuyện năm 2013). Dạng bỏ trốn như thế này thì rất đa dạng và rất nhiều. Bản thân chúng tôi cũng đã từng chứng kiện tận mắt.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

21/10/2019

Người Triều Tiên tự phê phán "hiếu học Triều Tiên" : thầy Choi vừa chính thức cho đăng báo

Thầy Choi là người Hàn Quốc, đã lưu học Nhật Bản và ở lại Nhật Bản từ mấy chục năm trước, hiện giáo sư Đại học Đông Á. 

Thầy Choi là một người đàn em của ông thầy tôi (kém hai tuổi). Hai mươi năm trước, trong nhóm học tập của thầy tôi, tức S. zemi, chúng tôi luân phiên đọc sách mới xuất bản của thầy Choi, cuốn về chủ đề gia tộc Hàn Quốc và tục thờ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc. Đấy là một trong những cuốn sách về văn hóa truyền thống Hàn Quốc/Triều Tiên đầu tiên mà bản thân tôi đọc kĩ.

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

Cựu Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước bàn về "Cao cấp Lý luận Chính trị"

Ở chỗ chốt lại vấn đề, bác cựu nghị Phước nói về "tứ đại sai". Bác này, hay sử dụng cách nói tổng quát "tứ đại..." (bốn cái lớn), ví dụ "tứ đại ngu" (bốn cái ngu lớn) hay "tứ đại sai" (bốn cái sai lớn).

Bài phân tích vừa xuất hiện trên blog HHP.

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

16/10/2019

Hà Nội đang trở thành Vũng Áng, "nước sạch" kiểu Formosa nội địa

Formosa ở Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh, thì đã nổi sóng "ăn cá hay ăn thép" từ nhiều năm trước. Đọc lại ở đâyở đây, ở đây.

Đến bây giờ, tháng 10 năm 2019, thì điều tệ hại Vũng Áng đã hiện ra rõ mồn một ở ngay bên cạnh bản thân mỗi chúng ta. Vũng Áng đã ở ngay trước phòng khách, trước hiên nhà, à không, nó đã ở ngay trong phòng ngủ, và ngay bên trong ngôi nhà chúng ta rồi.

Bản thân Hà Nội, thủ đô của Đại Việt, cũng đang hóa thành Vũng Áng. Formosa không đâu xa lạ. Vặn vòi nước trong một chung cư loại cao cấp ở quận Thanh Xuân ra là thấy luôn Formosa. Thấy luôn "ăn cá hay ăn thép". Thêm một vế  mới nữa là "uống nước hay uống dầu thải".

Sự lựa chọn giữa thép, rồi giữa dầu thải nước sạch. Vặn một cái vòi nước, lẽ ra là nước sạch, thì bây giờ ra cả nước thép, nước cá, nước dầu thải, mà người bán bảo đó chính là nước sạch "không có độc gì đâu".

Dân thủ đô ta, bây giờ, mở mắt ra lúc ban mai hay là khép mắt lại lúc ngủ, thì hà ra hít vào là bụi mịn báo động đỏ. Vặn vòi rửa mặt hay lấy nước pha trà, thì là nước dầu thải.

15/10/2019

Cụ bà Trần Văn Toàn (1927-2019): dâu Việt người Bỉ

Tháng 9 năm 2014, học giả Việt kiều Trần Văn Toàn từ trần (đọc lại ở đây).

Lúc đó, đã ghi lại kỉ niệm với ông và phu nhân người Bỉ, rằng:

"Chuyến điền dã chớp nhoáng có sự tham gia của phu nhân người Bỉ. Ông bà nói với nhau bằng tiếng Bỉ/Pháp, còn chúng tôi thì bằng tiếng Việt giọng Bắc. Và có thêm một học giả người Nhật nữa. Tức là có sự pha trộn thêm cả Nhật ngữ trong chuyến đó.


Những lúc giải lao, bà kể lại những thời điểm ở Việt Nam, chăm sóc các con gái như thế nào. Tất nhiên là ông phiên dịch. Tôi thì mang mảng liên hệ với bà Xờ-tan-kê-vích cũng đến làm dâu nước Việt thời kì chiến tranh, trong mái ấm gia đình của cụ Nguyễn Tài Cẩn. Ở hai bên chiến tuyến khác nhau."

Đi du lãng cùng ông bà hồi đó một chuyến, khoảng 11 năm về trước. Hồi đó, chúng tôi chụp một ít ảnh kỉ niệm ở giữa chuyến đi. Cụ bà tầm thước, chỉ ngang ngang cụ ông.

13/10/2019

Rước thần từ núi xuống biển, giữa siêu bão ở các tỉnh phía Bắc Nhật Bản

Cơn bão 19 đang làm điên đảo các tỉnh thuộc vùng Quan Đông của Nhật Bản, mà trung tâm là thủ đô Tokyo. 

Nhưng ở miền Tây, tức vùng Quan Tây, trời mùa thu ngày Chủ Nhật, 13/10 năm 2019, rất đẹp và bình yên. Lại một mùa lễ hội rước thần từ đền trên núi xuống bãi biển. Rồi lại từ biển, rước các ngài trở về các đền trên núi.

Cũng tháng 10 này, của năm 2017, thì xem cụ thể ở đây.