Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-thị-huệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-thị-huệ. Hiển thị tất cả bài đăng

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

13/05/2019

09/04/2019

Đêm nay mùng 5 tháng Ba rước đuốc ở Phủ Giầy : đưa toàn văn bài về nguyên vật sắc phong năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa

Đang là hội Phủ Giầy. Chương trình tổng thể đọc ở đây.

Đêm mùng 5 tháng Ba, tức đêm nay (dương lịch là ngày 9/4/2019, Thứ Ba), là đêm rước đuốc hoành tráng với khoảng 1500 lực sĩ rước 1500 ngọn đuốc. Sáng mai sẽ là lễ rước thỉnh kinh. Năm ngoái, năm 2018, thì đêm rước đuốc khá thú vị, xem lại ở đây.

Nhân dịp này, Giao Blog đưa toàn văn một bài viết học thuật về sắc phong nguyên vật năm 1683 cho Liễu Hạnh công chúa. Đây cũng là bài viết học thuật mới nhất về chủ đề hệ thần Liễu Hạnh vừa xuất bản.

07/04/2019

Hội Phủ Giầy 2019 : khai hội ngày 3 tháng 3 (tức 7 tháng 4 dương lịch)

Trước ngày hội, thủ nhang của Phủ Tiên Hương - thanh đồng Trần Thị Huệ - đã nêu quan điểm về mấy vấn đề nổi cộm liên quan đến quần thể Phủ Giầy (Giày/Dày/Dầy) ở Nam Định. Đó là:

- Vấn đề Ban Quản lí các đền phủ (chính quyền cấp huyện muốn chiếm lĩnh sự chỉ đạo cao nhất; vai trò của thủ nhang và thanh đồng quản trị truyền đời thì chưa được xem trọng đúng mức);

- Vấn đề sắc phong thật - sắc phong giả (đã râm ran báo chí giấy và mạng từ nhiều năm qua, ví dụ xem ở đây). Kéo dài khá lâu, chưa được xử lí dứt điểm.

Bây giờ là vào hội rồi.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".

15/01/2019

Lần gặp gỡ nhanh với học giả Lê Mạnh Thát cuối năm 2018

Tiếp điểm làm nên cuộc gặp gỡ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Mấy năm gần đây, trong khi đi nghiên cứu điền dã tìm hiểu về Phật giáo miền Bắc, cụ Lê Mạnh Thát đã phát hiện ra vị trí đặc biệt của vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong một số cuộc tọa đàm hay hội nghị, ông đã chính thức phát biểu. Mới biết loáng thoáng thế, chứ chưa thấy ông viết ra trên giấy, tôi cũng chưa từng nghe trực tiếp ông nói về chủ đề đó bao giờ.

17/12/2018

Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" (tin và ảnh của Học viện Phật giáo)

Có một hội thảo về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, đã diễn ra trọn một ngày hôm qua, 16/12/2018, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội).

Hội thảo được tổ chức với nỗ lực của phía chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thanh đồng có uy tín trong giới tín ngưỡng thờ Mẫu, và các nhà khoa học (của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác trên toàn quốc).

Tin ở dưới là lấy nguyên (cả văn và ảnh) của trang chủ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Tên của mình một lần nữa bị nhầm (bây giờ là tên lót, từ "Xuân" thành "Văn"). Do người viết tin nhầm thôi. Còn trong hội thảo và tài liệu chính thức thì không.

03/05/2018

Đại lễ kiều thỉnh Tứ Phủ Thánh Bà tại Phủ Tiên Hương (thông tin)

Mấy năm trước, là đại lễ kiều thỉnh Ngũ Vị Tôn Quan được phục dựng sau khoảng nửa thế kỉ thất truyền. Một trong những thầy đồng đi đầu trong các hoạt động này là ông Lưu Ngọc Đức - chủ đồng đền Quan Tam Phủ ở Hàng Hành (Hà Nội), ngay sát cạnh Hồ Gươm. Tôi có tham dự đại lễ năm đó. Mà là nhập vào đoàn hành hương của đền Quan Tam Phủ, là dịp giao lưu bổ ích với các con công đệ tử của thầy Đức.

21/04/2018

Đêm nay rước đuốc ở Phủ Giầy, nhà sư đại biểu quốc hội đi đầu đoàn

Theo chương trình hội Phủ Giầy 2018, thì đêm nay - đêm ngày 20 tháng 4 - sẽ là rước đuốc ở Phủ Tiên Hương.

Mà điện thoại thông minh quả là vĩ đại ! Công đức của smart-phone quả vô lượng ! Nhớ lại, cũng vào dịp này của 4 năm trước, tức tháng 4 năm 2014, mình gọi điện thoại viễn liên từ làng Cả xứ Dâu về cho chị gái nhà đền Phủ Giầy, nói rằng: em đang xem truyền hình trực tiếp lễ rước đang đi ra từ Phủ nhà mình, qua Facebook, rất nét, thấy luôn cả chị, ngay lúc này !. Chị ớ ra, bảo mình rằng (dĩ nhiên vẫn là qua đường dây điện thoại viễn liên với mình): Phây-sờ-búc là cái gì thế hả em ? Làm sao lại truyền hình trực tiếp kinh sợ như vậy được ? Em thực sự nhìn thấy chị ngay bây giờ ?

02/04/2018

Thánh địa tín ngưỡng Mẫu Liễu : qui hoạch Phủ Giầy 2017-2018

Sắp đến lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định. Mấy ngày nữa, cũng sẽ có lễ cúng Bà Liễu Hạnh ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), xem lại ở đây và ở đây.

Một ít hôm trước, một người bạn lâu năm quê huyện Vụ Bản, nhà ngay sát ngôi phủ là thánh địa của tín ngưỡng Mẫu Liễu, lúc ôn lại kỉ niệm tới hơn hai mươi năm trước cùng du lãng quê anh và làng Vân Cát, có nhắc đến chi tiết: vào hội tháng 3 âm lịch hàng năm ngày xưa, con nhang đệ tử từ tứ xứ thường chít khăn mấy tầng xanh đỏ về với Mẫu. Chúng tôi đã thấy rất rõ hồi đó !

Hồi chúng tôi du lãng ở làng Vân Cát ngày ấy, là khi tôi còn đang là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lễ hội Phủ Giầy lúc ấy còn chưa được phép mở lại, cho dù bản thân di tích thì đã được công nhận cấp quốc gia từ năm 1975.

04/10/2017

Rằm tháng 8 năm 2017, tại ngôi nhà xưa của Mẫu Liễu ở Phủ Giầy

Theo truyền thuyết, rằm tháng 8 (ngày 15 tháng 8 âm lịch), đúng ngày Trung thu trong sinh hoạt dân gian, là sinh nhật của Mẫu Liễu Hạnh.

Bây giờ là một ít ảnh và video các hoạt động vào hôm nay, rằm tháng 8 năm Đinh Dậu 2017, tại phủ tổ. Trong video, nghe tinh thì thấy con cháu của Mẫu Liễu nhắc đến "chú Giao" vài lần. Âm thanh ngày lễ hơi ồn, nên nghe tiếng trò chuyện hơi khó một chút. Nơi này, tương truyền là nhà cũ ngày xưa của gia đình Mẫu.