Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-nhạc-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-nhạc-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

21/03/2022

Chú Đăng vừa ra đi (1936-2022)

"Chú Đăng" trong gia đình chúng tôi, tức là nhạc sĩ Hồng Đăng, vừa từ trần vào sáng sớm hôm nay (Thứ Hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022).

Gần đây, sức khỏe của chú đã giảm sút nhiều, tôi đã dự cảm điều bất tường, nên đi nhanh một entry trên Giao Blog, ở đây (tháng 11 năm 2021). Nhưng lúc đó, mới chỉ đặt một entry vậy thôi mà chưa kịp đưa nội dung.

Tên thật của ông là Phan Đăng Hồng, là con trai của học giả Phan Đăng Tài. Cụ Phan Đăng Tài là em trai của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (1902-1941). Bởi vậy, về quan hệ thân tộc, nhạc sĩ Hồng Đăng là cháu gọi Phan Đăng Lưu là bác ruột.

Chú hay kể cho con cháu trong nhà nghe chuyện hồi trẻ chú đã đi bộ từ quê Yên Thành ra tận Vinh để mua cho bằng được một tập nhạc lí, đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn cậu bé trong gia đình Phan Đăng đến con đường âm nhạc.

Nhiều năm trước, mỗi dịp trong nhà có giỗ chạp là cô chú (chú Đăng cô Thúy) sẽ đến. Cha tôi và chú hàn huyên bao nhiêu chuyện. Có những chuyện như hồi nhỏ cha tôi và chú chơi trò gọi đồng chổi đồng chén (có bàn tay trẻ con in lên ván thật), chuyện tấm áo len Phan Đăng Lưu kỉ niệm lại em trai trước khi vào Nam rồi bị Pháp bắt, chuyện cụ Phan Đăng Tài trăn trở về các tài liệu của anh trai,...

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

01/11/2021

Nhạc sĩ Hồng Đăng (tức Phan Đăng Hồng)

Trong gia đình, chúng tôi gọi ông là "chú". Một người chú trong đại gia đình họ Phan Đăng ở xứ Nghệ (đọc nhanh về Phan Đăng Lưu hay Phan Đăng Tài ở đây hay ở đây).

11/09/2018

Hệ thống "văn hầu" và âm nhạc trong hầu thánh (bài nhóm Hồ Hồng Dung)

Hồ Hồng Dung chia hát văn (hay chầu văn) thành 3 loại chính: Hát văn thờ (văn sự tích), Hát văn thi (sử dụng cho đi thi hát), và Hát văn chầu (sử dụng cho việc hầu thánh, tức nghi lễ lên đồng). Ngày nay, Hát văn thi đã không còn được biết đến mấy, nên còn hai loại chính: Hát văn thờ, Hát văn hầu.

25/06/2015

Một đời âm nhạc của Trần Văn Khê (qua lời người con trai, 2004)

Bài đã đăng trên trang vietsciences từ hơn 10 năm trước. Có nhiều chỗ tựa như lỗi đánh máy hay trình bày gì đó.

Quả thực là thế hệ mình còn rất ít đọc Trần Văn Khê. Bản thân mình, do có liên quan, nên đọc Trần Quang Hải nhiều hơn đọc Trần Văn Khê.

"giọng hát đổ hột như tiếng ngọc rơi trên mâm bạc" (lời bình Trần Văn Khê)

Đó là lời bình của Trần Văn Khê đối với tiếng hát Quách Thị Hồ. Cả hai vị, giờ đều đã là người thiên cổ.

18/04/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : sau tiếng hát Hồng Nhung, một Hà Nội cũ và mốc

Cái và cái mốc ấy là hình ảnh thực của phố phường Hà Thành ở thời đầu thập niên 1990. Cái thời của ống nước bằng kẽm, đồ Tàu, chạy nổi loằng nhoằng trong những con phố cổ âm u. 

Đi lại giữa khe hẹp của hai bức tường nhà loang lổ, cũ rinh rích, và buồn thủng thẳng, là dáng áo dài của Hồng Nhung. Thời còn là Hồng Nhung của răng khểnh.

Những thước phim vô giá của Hãng phim Trẻ:

03/11/2014

Văn Ký 1960s: Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi

Thời 1960s, mới vào hợp tác xãtổ đổi công, bà con dân tộc hăng say sản xuất, thóc lúa đầy bồ. Đời lên phới phới. Hứa hẹn biết bao nhiêu. Đáng yêu biết bao nhiêu.

Nên Văn Ký đã có Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi.