Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/01/2023

Câu chuyện Táo Quân đêm Giao Thừa : một lịch phả và những tiếng nói kêu gọi loại bỏ từ 2023

Vẫn còn trong không khí Tết Nguyên Đán năm Quý Mão 2023, đi một entry này về chương trình Táo Quân vốn đã diễn ra 20 năm liền mỗi đêm Giao Thừa.

Đại khái, thấy rất nhiều tiếng nói kêu gọi loại bỏ chương trình này từ nay trở đi. Nhóm ý kiến này mong không có Táo Quân vào Giao Thừa chuyển năm 2023 và 2024 nữa.

Tôi thì đề xuất luôn: đồng ý loại luôn chương trình Táo Quân từ năm 2023; đồng thời, cũng kêu gọi hạn chế việc thả cá chép vào dịp cúng Táo hàng năm nữa.

Hồi cố một chút, trên Giao Blog có thể đọc:

- năm 2017, người được xem là cha đẻ của Táo Quân có tâm sự ở đây,

- năm 2016, chương trình Táo Quân xoáy vào chủ đề tham nhũng và bộc bạch 13 năm đóng Táo của Vân Dung, ở đây.

Bây giờ, đưa dần các tiếng nói đầu năm 2023 từ các nơi về đây.

Tháng 1 năm 2023,

Giao Blog


---

CẬP NHẬT


5. Ngày 28/1/2023

"

Trần Mạnh Hảo
Xuân Bắc không biết đã học xong cấp 2 chưa mà sao ông không biết viết câu văn tiếng Việt. Một học sinh hết cấp 2 bắt buộc phải viết đúng câu văn tiếng Việt. Chúng tôi xin dẫn chứng bằng bài “Cái tát của mẹ” trên FB của Nguyễn Xuân Bắc. Tôi xin trích một câu văn đầu tiên của Xuân Bắc trong bài vừa dẫn, như sau :
“CÁI TÁT CỦA MẸ!
Tác giả Nguyễn Xuân Bắc
Tôi năm nay ngoài 50,là người trưởng thành và khá từng trải, tôi còn tham gia một vài nhóm hội, cộng tác viên cho một số trang tin mạng( mà nhiều người hay tưởng nhầm là báo), tôi cũng tham gia cộng tác viên cho một số báo ( với nhiều bài viết...như trang tin) .... thậm chí tự mình còn cảm thấy mình khá uy tín - tất nhiên trong phạm vi... tôi cảm thấy, tóm lại tôi hoàn toàn bình thường.”
Ấy thế mà Tết vừa rồi vẫn bị lĩnh một cái tát lật mặt từ mẹ,người tôi vốn rất yêu thương và kính trọng.
Chuyện là thế này:
Tôi ngoài 50 tuổi tức là tôi đã đón hơn 50 cái Tết.Mà Tết thì năm nào cũng có cành Đào,cây Quất,mâm ngũ quả và Bánh chưng .Rồi,chuyện này ai cũng biết!
Bánh chưng,Tết nào cũng có và năm nào mẹ tôi cũng gói.Mẹ tôi gói bánh rất ngon,ngon lắm và .....ngon vô cùng.Năm nào trước Tết tôi cũng hỏi: Mẹ ơi bao giờ mẹ gói bánh,mẹ gói bao nhiêu cân gạo,hôm nào luộc hả mẹ vv ??? .Hàng chục câu hỏi thể hiện sự quan tâm của tôi về bánh chưng.Tôi muốn mẹ tôi chọn lá( cái lá phải đều,phải xanh...).Tôi muốn mẹ tôi chọn thịt( miếng thịt phải tươi phải hồng...).... Tôi muốn gửi cả tâm tư ,trăn trở vào cái bánh mẹ tôi gói( mẹ tôi chứ ko phải là tôi vì tôi...gói bánh rất ngu).Và năm nào tôi cũng kì vọng vào bánh mẹ gói.”
Trên đây là một câu văn đầu tiên của Xuân Bắc.Câu văn trên ông Bắc viết sai tiếng Việt. Một câu văn dài 73 từ dài ngoằng dây cà ra dây muống. Chỉ lấy trình độ một giáo viên tiểu học để chấm bài của ông Bắc, tôi đã cho ông một điểm ( một điểm vớt). Câu văn trên của ông Bắc thiếu tới năm sáu dấu chấm câu, và phải chỉnh sửa từ ngữ cho cho đúng tiếng Việt.
Tôi xin dẫn cả bài của Xuân Bắc ra đây và kết luận : Nguyễn Xuân Bắc không biết viết câu văn tiếng Việt. Ông Bắc phải về nhà học lại cho hết cấp 2, khi nào biết viết đúng câu văn tiếng Việt.
Do ông Bắc dốt không hiểu tiếng Việt, nên khi ông dẫn chương trình “Vua tiếng Việt” trên VTV3 rất lấc cấc và nhiều sai sót. Ông và các ông Đài truyền hình cùng dốt nên mới đặt ra tiêu đề “VUA TIẾNG VIỆT”. Xin hãy dắt các ông các bà VUA TIẾNG VIỆT” vào rừng, ra bể xem họ gọi được tên bao nhiêu cây rừng, bao nhiêu tên cá ? Không người Việt Nam nào dám vỗ ngực ta là VUA TIẾNG VIỆT, dù người đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay cụ Đào Duy Anh vua từ điển ?
Dưới đây là bài viết sai tiếng Việt của ông Xuân Bắc, hầu hết đều lủng củng, không biết chấm câu, dùng từ sai sót, tóm lại ông Bắc là người có đi học, nhưng càng học càng dốt. Xin các bạn vào đọc và phản biện :
BÀI CỦA XUÂN BẮC
Tôi muốn bánh phải vuông,rền,đều và mịn....Và ....năm nào ăn miếng đầu tiên tôi cũng...Chê.Năm nay cũng không ngoại lệ.20h đêm 30 Tết,vừa cắn miếng bánh đầu tiên tôi đã chê.Mồm tôi để chế độ 2 góc- một góc nhai bánh chưng và góc còn lại để chê.Chê không hẳn vì bánh không ngon,cũng không hẳn vì nó quá dở mà vì nó không giống như tôi tưởng tượng,nó không như tôi mong muốn.Tôi chê theo đúng kiểu: Tôi có quyền chê vì Mẹ phải có trách nhiệm nấu bánh theo ý tôi.Và tôi chê túi bụi,chê miệt mài,chê tì tũm.Chê cũng để tôi thể hiện như tôi hiểu về bánh chưng lắm,chê để chứng tỏ tôi cũng có trình độ nhận xét.
Thật ngu ngốc cho đời tôi.Chê cho sướng mồm ở mâm cơm gia đình rồi tôi còn mang văn hóa chê của mình lên hẳn Mặt Sách( facebook) cho thiên hạ thấy khả năng và trình độ của tôi.Ở Mặt Sách thì tôi có nhiều đồng bọn lắm.Sử tô- vừa chê phát là bọn nó xúm vào chê cùng mặc dù chưa đứa nào ăn miếng nào! Haizzz
Bây giờ mới là ngu tiếp tập hai,ngu đỉnh điểm đây này!
Khi bọn bạn Mặt Sách của tôi lao vào comment chê bánh chưng của mẹ tôi túi bụi thì tôi thấy tôi thật tài năng vì nhiều ý kiến giống tôi quá và thế là tôi show cho mẹ tôi những câu chê đó và kèm theo lời nói đầy "Xây dựng": Đã đến lúc phải thay mới.Mãi rồi năm nào cũng món này ăn phát ngán.Năm nào cũng mẹ gói ,đã quá nhàm.Năm nay mẹ không cho muối.Cần phải tìm một mô típ khác,cần phải thay người gói khác...........
BỐP!!!!!!!!
Chưa dứt câu chê của tôi thì mẹ tôi đã Tát cho tôi một phát đầu quay như đĩa hát.Mẹ tôi nói: Mấy năm trở lại đây năm nào mày cũng nói câu này nhưng năm nào mày cũng ăn tụt cả lưỡi.Trước Tết thì mày gào lên là Chờ đợi,là mong muốn.Mâm cơm 30 thì mày cắm đầu vào ngấu nghiến....rồi mày Chê.Mày là đồ "Ăn cháo đá bát".Mày có biết Mẹ mày gói bánh ,luộc bánh vất vả thế nào không!?.Chọn từng cọng lá ,chẻ từng cái lạt,ngồi còng cả lưng rồi trông nồi bánh cả đêm ...mày biết không hả đồ có lớn mà không có khôn!?Mày không ăn thì thôi ai bắt mày.Tết mày không ăn bánh chưng thì mày ăn bánh tẻ,bánh nếp,bánh trôi bánh chay,táo bạo nữa thì Tết mày ăn mẹ mày bánh Phu Thê đi cho nó phong thủy sao mày cứ phải ăn bánh chưng tao gói rồi để mày chê.Đến rửa lá,vo gạo mày còn không biết làm mà mày lại cứ dạy mẹ mày gói bánh là sao!?.Mày không ăn thì mày cút.Mày có biết là trong lúc mày đang đi sắm Tết,quần là áo lượt...thì mẹ mày phải thức khuya dậy sớm để gói bánh cho cả nhà mày không hả .Thiếu gì bánh mày không ăn mà mày cứ nhè bánh chưng mẹ gói để ăn rồi chê hả!?Tiền thì mày không đóng một đồng,bảo mày đóng góp thì mày bảo: "Con ngoan đã là đóng góp cho bố mẹ " mịa thế thì kinh rồi.Mày nghĩ mày có quyền chê à!?.Cứ cho là mày có quyền chê đi thì chê phải cho đúng nhá.Có giỏi năm sau mày gói bánh đi xem nào....
Dứt lời mẹ tôi khóc.Mẹ tôi khóc hu hu,khóc ngon lành như một đứa trẻ bị oan!!!
Lúc này bố tôi mới lên tiếng: Con phải biết cái khó của mẹ con.Vì nhiều cái ràng buộc mà phải mua thịt của bác A,lấy củi nhà bác B,gạo nếp nhà bác.....T ....rồi thì nhiều sức ép khác nữa,ấy vậy mà mẹ mày vẫn cố gắng làm để nhà mình có cái Tết vui vẻ hơn.Mẹ mày có đòi hỏi gì đâu!?Phải biết chấp nhận và chia sẻ chứ đừng tự mình cho mình cái quyền phán xét như thế con ạ!!!Có thể bánh của mẹ nấu năm nay chưa thực sự ngon nhưng bố mày tin chắc mẹ mày đã rất cố gắng với lại,mẹ mày nói đúng,mày không ăn bánh chưng mẹ mày gói thì mày ăn...Đào lộn hột đi- ai cấm!? Mày có thể giỏi viết nhưng chưa chắc đã giỏi ăn và bố chắc chắn mày càng không biết cách gói bánh chưng. Làm gì cũng cần phải học con ạ!
Nhìn sang thằng cháu tôi cũng đang ăn bánh vừa lúc nó cắn bốp vào hạt sạn, nó nhoẻn miệng cười, nhè miếng bánh có sạn ra: Bà ơi có sạn này, cho cháu miếng nữa ạ
Sao thế nhỉ!? Cháu tôi khi ăn bánh, nhai phải sạn mà nó vẫn vui vẻ ăn tiếp trong khi tôi thì ngứa ngáy đến khó chịu. Hay tôi thấy tôi....nhiều chữ nên phải viết trên trang cá nhân để chứng minh!???
Tôi bắt đầu ngộ ra vài thứ.Tôi xin lỗi mẹ tôi và mong mẹ bỏ qua!Mẹ tôi cũng xin lỗi cả nhà vì đã làm mọi người thất vọng!
Cả nhà tôi xong bữa cơm đêm 30 vào đúng lúc Kết thúc Ct Táo Quân trên VTV 3!
Ps/ Câu chuyện này của ông anh XB kể và nhân vật Tôi ở đây không phải là Tôi mà Tôi ở đây là Tôi ..văn học chứ không phải Tôi,thế nhá ))) heheheheh
PS/ CHÚC MỪNG NĂM MỚI, mong mọi gia đình bình an và hạnh phúc !!!

"

https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/pfbid0UpLrarZssb4gT5aijzV53ETwv8uXeCzS3SYwtXFvd5tRyKCnHkvT5m2sbpBChQK1l




"

Bỏ qua tất cả bối cảnh ám chỉ gì đó liên quan đến một chương trình tấu hài dịp Tết gì đó trên TV Việt Nam mà tôi dĩ nhiên không quan tâm – đã TV, lại còn TV Việt Nam, lại còn tấu hài, lại còn tấu hài dịp Tết! -, chỉ xem xét câu chuyện "Cái tát của mẹ" thuần túy theo nghĩa đen, chúng ta thấy gia đình Việt Nam hiện lên như thế nào?
1. Bà mẹ trong gia đình có trách nhiệm "thức khuya dậy sớm gói bánh cho cả nhà". Đàn ông vô can. Nội trợ trước sau vẫn là việc của phụ nữ, chân lý đó chưa bao giờ thay đổi.
2. Vì đã hi sinh cống hiến, đã nỗ lực vượt qua mọi áp lực và "ràng buộc", toàn tâm toàn ý phục vụ hạnh phúc của gia đình, nên bà mẹ thấy lẽ phải đương nhiên đứng về phía mình. Bà hung hãn sửng cồ khi bị chê trách. Các lập luận của bà là: a) Tao vất vả khổ sở thế cho mày sung sướng, mày không thương thì thôi, lại còn chõ mồm chê bai; b) Có giỏi thì tự đi mà làm; c) Không đóng góp gì thì im mồm đi; d) Không thích thì cút; đ) Sao không thích mà vẫn cắm đầu vào "ăn tụt lưỡi”; e) Đồ vô phúc ăn cháo đá bát.
3. Ông con bị mẹ cho một cái tát nổ đom đóm ("đầu quay như đĩa hát”).
4. Bà mẹ òa lên khóc. Ông con ngộ ra bài học (nhờ thêm tác động hòa giải của hai nhân vật phụ là ông bố và thằng cháu). Tất cả xin lỗi nhau. Gia đình lại sum vầy, sung sướng ăn bánh chưng có sạn của bà mẹ.
Một vở cải lương toàn Kitsch và Kitsch, nhưng nó vô thức làm bật lên một số cơ cấu tâm lý và quyền lực khắc sâu trong gia đình Việt Nam, biểu lộ rõ rệt qua phép thắng lợi tinh thần của bà mẹ, người bị trói chặt trong vai trò cố hữu song cũng lấy đó làm vũ khí đạo đức và nguồn cung cấp nước mắt để cưỡng bức và hăm dọa, thậm chí để bạo hành.
Nhưng nếu không phải ông con mà ông bố chê bôi, liệu bà có dám cho chồng ăn tát?
Vì sao đứa con trong gia đình Việt, dù đã hơn 50, chẳng những không bị chấn thương tinh thần mà vẫn giữ nguyên lòng "rất yêu thương và kính trọng" mẹ, rồi đi khoe được mẹ tát như đi rao lòng hiếu thảo? Rằng mình đáng bị tát như thế. Rằng đừng chê bôi như tôi bạn nhé, kẻo bị mẹ cho ăn tát.
Sâu dưới cái bề mặt "bánh sạn thì nhè sạn, không sao cả, miễn là biết chia sẻ yêu thương" ấy là những tầng xung đột dai dẳng. Đầy độc tố tích tụ.

Rồi bạn sẽ lại bảo, người Việt trọng tình chứ không trọng lý thẳng tuột như tôi phân tích, người Việt có những cách giải quyết khác, gia đình Việt vẫn là nhất. Vâng, tôi đồng ý hết, chỉ mong bạn không đem "văn minh lúa nước" gì đó ra giảng. Rằng cái tát trong văn minh lúa nước nó không hằn lại năm ngón, mà hằn lại nghĩa tình.

"

https://www.facebook.com/procontra.asia/posts/pfbid02buBynqLm8KafseZduPsbzc5JUd24yFnk4XWEEDAE6UczTdod7fUGbGUsJAPw5NFkl




4. Ngày 27/1/2023


"

Nghệ sĩ có quyền bảo vệ tác phẩm của mình trước công chúng. Nhưng không có quyền sỉ nhục công chúng như Xuân Bắc. Anh ta cần cút khỏi môi trường nghệ thuật, đừng để đồng nghiệp phải mang tiếng xấu. Là đồng nghiệp của Xuân Bắc tôi thấy rất nhục, buộc phải lên tiếng. Tôi kêu gọi các nghệ sĩ Việt hãy lên tiếng trước sự việc đáng xấu hổ này!



"

https://www.facebook.com/bienkich.on/posts/pfbid0222PdkduSq3zMwLKcqUfzpb7ehznAvtt3yPNb46DyNHtpJjzDRSTJTqQjhRRZU4mwl



3.

Tình Lê

Nhà báo

Lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có buổi làm việc cụ thể với Xuân Bắc về bài viết gây tranh cãi trên trang cá nhân ngày mùng 2 Tết.

Những ngày qua, câu chuyện Cái tát của mẹ đăng trên trang cá nhân của NSƯT Xuân Bắc gây ồn ào, tranh luận gay gắt trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng Xuân Bắc mượn câu chuyện này để "mắng khán giả". 

Chia sẻ với VietNamNet, Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, mọi thứ NSƯT Xuân Bắc viết chưa rõ ràng, về mặt quản lý nhà nước, Bộ cần làm việc cụ thể, xem xét mọi mặt mới có thể đưa ra ý kiến.

NSƯT Trần Ly Ly - quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ với VietNamNet: “Trong tất cả các trường hợp, nghệ sĩ đều phải ứng xử cẩn trọng và văn minh. Với trường hợp đang gây xôn xao dư luận, lãnh đạo Cục sẽ có buổi làm việc cụ thể với Xuân Bắc về câu chuyện anh viết trên trang cá nhân, gây tranh cãi trái chiều từ dư luận để có thể rõ ràng mọi việc”.  

NSƯT Xuân Bắc.

Trước đó, ngày mùng 2 Tết, NSƯT Xuân Bắc đã đăng tải một bài viết trên trang cá nhân, hai ngày sau khi chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2023 phát sóng.

Câu chuyện của Xuân Bắc có tựa đề Cái tát của mẹ, kể chuyện một người mẹ Tết nào cũng hì hụi gói bánh chưng trong khi con trai bà, người đã đón hơn 50 cái Tết, giỏi chữ nghĩa, "gói bánh (chưng) rất ngu" nhưng năm nào cũng chê bánh mẹ gói.

Cuối cùng anh ta nhận cái tát của mẹ rồi nghe bố giáo huấn điều hay lẽ phải. Xuân Bắc kết thúc "truyện ngụ ngôn" bằng câu "Cả nhà tôi xong bữa cơm đêm 30 vào đúng lúc kết thúc chương trình Táo Quân trên VTV3".

Câu chuyện của Xuân Bắc khiến nhiều khán giả suy luận rằng, anh đang ví người mẹ gói bánh chưng là ê-kíp làm Táo Quân, còn người con trai hỗn láo "ăn cháo đá bát" chê bánh chưng mẹ mình gói chính là những người chê bai chương trình này.

Xuân Bắc ẩn ý chê khán giả: Tự kết thúc sự nghiệp?

Xuân Bắc ẩn ý chê khán giả: Tự kết thúc sự nghiệp?

Câu chuyện Xuân Bắc ẩn ý chê khán giả Táo Quân là "ăn cháo đá bát" tiếp tục trở thành chủ đề hot cả trên MXH và mặt báo. Nhiều bạn đọc thẳng thắn: “Dân không có nghệ sĩ chưa chắc đã ốm, nhưng nghệ sĩ không có khán giả là đói”…

https://vietnamnet.vn/cuc-nghe-thuat-bieu-dien-se-lam-viec-voi-xuan-bac-vu-cai-tat-cua-me-2104161.html


2. Ngày 27/1/2023

Một bạn trên Fb

"

Từ đầu thập niên 1980, chương trình “Chuyện trong nhà ngoài phố” phát mỗi tối thứ 6 hàng tuần đã trở thành một “đặc sản” của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh - HTV. Về bản chất, nó là các tiểu phẩm sân khấu hài. Mỗi câu chuyện là một vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội. Nội dung không lớn lao, không to tát, rất gần gũi nhưng đáng suy nghĩ, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi người, và nhất là trong va chạm đời sống ở đô thị.
Kịch bản “Chuyện trong nhà ngoài phố” là một sự pha trộn giữa chính kích và hài kịch. Nó không nhắm đến lập thuyết, không tạo ra tranh luận xã hội gay gắt, không cố đi tìm các triết lý thâm sâu mà chủ yếu khai thác tình huống, dùng chi tiết hài hước, tình tiết chệch chuẩn, lệch pha tạo ra tiếng cười…Nó phê bình, chế giễu, đả phá, các thói hư tật xấu, các biểu hiện không đẹp trong cuộc sống và thói quen ứng xử, một cách dí dỏm. Nó vừa là một sản phẩm giải trí thú vị cuối tuần, vừa là một chương trình khoa giáo nhẹ nhàng. Nói cách khác, một kiểu dùng nghệ thuật uốn nắn đạo đức, tác phong cho mọi giới, mọi tầng lớp xã hội và chủ yếu cho…người lớn.
Trở nên nổi tiếng, ăn khách, chương trình tạo nên một loạt tên tuổi nghệ sĩ được công chúng ái mộ qua nhiều thế hệ: Bảo Quốc, Duy Phương, Mỹ Chi, Hữu Châu, Hữu Lộc, Thành Lộc, Việt Anh, Kim Xuân, Mạc Can, Phú Quý, Hồng Vân, Hồng Đào, Thúy Nga, anh em Tấn Beo – Tấn Bo, Kim Chi, ….
Nhiều người trong số họ nổi tiếng trong chính kịch, cải lương, điện ảnh, ca nhạc nhẹ, chuyển sang diễn hài vẫn tiếp tục tỏa sáng. Bởi, tuy chỉ diễn tiểu phẩm hài, song họ - nhiều thế hệ nghệ sĩ tài năng - đều lao động nghệ thuật một cách cần mẫn, nghiêm túc; kịch bản từng tiểu phẩm đều được đầu tư, chăm chút. Mỗi tuần, giàn diễn viên ngôi sao lại thay đổi một lần cho từng tiểu phẩm khá đơn giản chỉ cần 4- 5 diễn viên. Sân khấu “Chuyện trong nhà ngoài phố” vì thế luôn mới, có sức sống hàng chục năm trời.
Vừa hỗ trợ mảng miếng, vừa cạnh tranh giữa các nhóm với nhau, các nghệ sĩ hài đã thật sự tạo ra một “đặc sản văn hóa giải trí phương Nam”, sức lan tỏa được nối dài từ sóng truyền hình ra tận các sân khấu ca nhạc, tụ điểm giải trí của thành phố. Trong nhiều thập niên, khi điều cận tiếp cận văn hóa nghe nhìn của xã hội chưa phong phú, nó là một phần không thể thiếu của sân khấu ca nhạc – tạp kỹ tràn về phục vụ tận nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến, họ được náo nức đón chờ. Đi, họ để lại nhiều nhớ nhung luyến tiếc.
Về nguồn gốc, “Chuyện trong nhà ngoài phố” có lẽ bắt nguồn từ các màn diễn hài song song với hát xiệc, ảo thuật, hô lô tô...của miền Nam một thời xa ngái. Nó được gọi là “hề kéo toong”, tức phần diễn trám chỗ giữa 2 tiết mục chính trong các buổi hội chợ hay sân khấu tạp kỹ lưu động, nhằm giữ chân khán giả để họ không “rời bãi”, “vãn tuồng”, nhằm có thời gian cho “các diễn viên chính” của buổi diễn chuẩn bị cho các tiết mục khác. Câu chuyện truyền tải vì thế khá hiện đại, gần gũi với hơi thở nhân sinh đương đại, chủ yếu trông chờ vào khả năng diễn xuất duyên dáng, ngẫu hứng, khả năng khai thác tình huống ngay tại chỗ của nghệ sĩ biểu diễn (nhất là trong các trường hợp độc diễn). Màn diễn thường được đầu tư đơn giản, thậm chí sân khấu có thể sơ sài, vì các đoàn nghệ thuật tạp kỹ đã số đều của tư nhân, hầu như đều nghèo.
Đầu thập niên 1990, “Chuyện trong nhà ngoài phố” và các màn tấu hài trên sân khấu tụ điểm bước vào buổi hoàng kim. Rất nhiều diễn viên điện ảnh, cải lương, chính kịch…cũng rẽ ngang sang tấu hài, diễn hài kịch và đều mong ước được góp mặt trong “Chuyện trong nhà ngoài phố” của HTV, xem đó như môt "bảo chứng thương hiệu", để từ đó có “vốn liếng” chạy show tại các tụ điểm. Để tri ân khán giả, đồng thời đáp ứng nguyện vọng xuất hiện, góp mặt của nghệ sĩ, Tết 1992, HTV đã giàn dựng một chương trình dài hơi, đầu tư sân khấu hoành tráng, có nội dung tổng kết các điểm nhấn văn hóa – nghệ thuật nguyên cả năm dưới hình thức “Sớ táo quân” báo cáo với Ngọc Hoàng.
Chương trình Táo quân đầu tiên quy tụ trên dươi 30 nghệ sĩ, có hồi có lớp như một vở kịch, chia theo nhiều mảng miếng khác nhau. Tình huống “Táo quân báo cáo với Ngọc Hoàng” chỉ là cớ hội tụ, mỗi màn diễn, kịch bản đều được “đo ni đóng giày” để khai thác tối đa khả năng diễn, nhấn, nhá, nhả…của từng cá nhân và từng nhóm nghệ sĩ hài. Thủ pháp cơ bản của nó là vận dụng kỹ năng “cập vật hóa các động từ bất cập vật”, thể hiện các triết lý đời sống thành hành vi, tình huống, lời thoại mang tính hoạt kê. Vì mang nội dung tổng kết, Táo quân 1992 cũng đề cập rộng, sâu hơn đến các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa tiêu biểu và nổi cộm. Chương trình thành công vang dội, trở thành một “Gala hài” cuối năm không thể thiếu của HTV mỗi độ Tết đến Xuân về.
Thành công của sân khấu hài kịch phương Nam đã kích thích sự trỗi dậy của mảng miếng hài kịch phương Bắc. Điểm khác cơ bản: miền Bắc không có sân khấu “tấu hài” kiểu hội chợ truyền thống. Các màn diễn hài, nhân vật hề là không thể thiếu, nhưng chỉ là một phần “phụ thêm” của sân khấu Chèo – một bộ môn nghệ thuật kinh điển vẫn đòi hỏi tính nệ quy, nặng những ước lệ. Diễn viên tham gia không thể tự phát, thường kinh qua đào tạo, truyền nghề khá bài bản.
Hài miền Nam thời hoàng kim phát triển quá nhanh, quá ồ ạt ngày càng có phần dễ dãi, phóng túng, trở nên nhạt dần. Đua nhau chạy show, các nhóm hài gia đình, bè bạn diễn ở các tụ điểm bộc lộ rõ sự sơ sài, thậm chí cẩu thả trước hết là trong ý tưởng kịch bản. Tiếng cười của khán giả tại các tụ điểm, trên các chuyến xe đò đường dài, với yêu cầu duy nhất là xả stress, đôi khi chỉ bật ra từ vô thức, cơ học sau những màn diễn cương, diễn lố của nghệ sĩ. Hình ảnh xuất hiện trên sân khấu trở nên bội thực, thừa mứa những chuyện khai thác khiếm khuyết hình thể, nhầm lẫn giới tính, thiểu năng ngôn ngữ, cường điệu thói quen, cố ý hiểu nhầm do bất đồng ngôn ngữ, phương ngữ, giả giới tính...
Trong bối cảnh đó, tính ước lệ, kinh điển của hề - chèo miền Bắc tỏ ra có chất thâm thúy, sâu sắc, có nhiều góc cạnh để suy nghĩ hơn, lấn dần ưu thế của tấu hài miền Nam. Ngay cả khán giả bình dân miền Nam, khi năng lực tiếp nhận văn hóa đã được nâng dần, cũng có một bộ phận ngã sang yêu thích chất hài sâu, hài cay miền Bắc hơn là mê mẩn “tấu hài hội chợ” miền Nam như một thời. Đại khái, đó chỉ đơn giản là một sự dịch chuyển của thị hiếu tiếp nhận, có thể cũng chỉ mang tính nhất thời và không đủ điều kiện để kéo đến dài lâu. Nó cũng tương tự như chuyện giới thợ thuyền, các bà nội trợ từ yêu thích phim tình cảm truyền hình dài tập lê thê chuyển sang mê truyện ngôn tình ngắn gọn, thỉnh thoảng có thể gặp một triết lý đương nhiên là như đúng rồi nhưng rất…bá đạo!
Thế nhưng, cũng phải mất thêm cả chục năm, sân khấu hài miền Bắc mới thật sự soán ngôi, khẳng định được vị trí “dẫn đầu” của nó trong thị trường nghe nhìn giải trí. Vào trước giao thừa 2003, Đài truyền hình Việt Nam đã lặp lại cách làm của Đài HTV 11 năm trước đó, mượn hình thức sân khấu hóa việc báo “Sớ Táo quân” để quy tụ cùng lúc hàng chục nghệ sĩ trong chương trình cũng có tính chất Gala với một tên gọi khác là “Gặp nhau cuối năm”. Đầu tư lớn, nghệ sĩ tên tuổi, mảng miếng tập dượt kỹ càng, kịch bản được chăm chút, nội dung đụng đến nhiều vấn đề lớn, bao trùm của đất nước, xã hội trong suốt năm, “Gặp nhau cuối năm” 2003 đã thành công vang dội và chinh phục được khán giả cả nước như một sản phẩm văn hóa giải trí đặc sắc, đáng chờ đợi. Táo miền Bắc, cũng là táo…quốc gia (vì chương trình được phát trên đài truyền hình quốc gia) đã lấn át, làm lu mờ dần Táo miền Nam của Đài truyền hình HTV.
Thậm chí, ngươi xem cũng quen dần, không ai thắc mắc gì chuyện “bản quyền format”. Chính thị, chương trình Táo quân cuối năm, bản quyền là của HTV. Dù thành công, chương trình Táo quân cuối năm của VTV vẫn chỉ là những phiên bản có nhiều cải tiến, vì đi sau những 11 năm. Vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng mờ nhạt hơn, đến Tết 2019, chương trình Táo quân cuối năm của HTV đã lặng lẽ rời sóng truyền hình, được xếp vào...kỷ niệm. Táo VTV trở nên độc tôn.
Sau 4-5 mùa đầu được coi là đặc sắc, Chương trình “Gặp nhau cuối năm” của VTV cũng không thoát khỏi sự dễ dãi, lạm dụng trong cách khai thác nội dung, hình ảnh, chi tiết, kỹ năng biểu diễn, nhất là khi giàn diễn viên suốt 20 năm gần như không hề thay đổi, chỉ vắng đi một đôi người cũ. Gần 10 năm trở lại đây, do chạy theo thị hiếu của công chúng, thiếu người viết kịch bản sắc, sự sâu sắc kinh điển của chương trình rơi dần. Thay vào đó, "Gặp nhau cuối năm” của VTV lại gần như vơ vào tất cả những gì gọi là “thụt lùi nghệ thuật” của tấu hài miền Nam đoạn thoái trào. Thay vì kịch thoại sâu cay, thâm thúy, diễn viên lên sân khấu diễn cảnh chửi nhau như hát hay. Thay vì tìm tình huống chệch chuẩn trong không giả định linh thiêng, nghiêm cẩn (sân chầu Thượng giới, trước mặt Ngọc Hoàng), các Táo quân cũng được giàn diễn viên thể hiện như một lũ đầu đường xó chợ, ưa ngồi lê đôi mách, hở ra là bài xích móc mỉa, dẫn đến cãi vả nhau loạn xạ. Nói, cãi, mắng, chửi quá nhiều. Cũng không thiếu cả những cặn bã nghệ thuật nói ngọng, nói lắp, cố ý bộc lộ khiếm khuyết ngoại hình, đến diễn cẩu thả trong vai trò, tư cách nhân vật. Kich bản xuất hiện cho các Táo đã cạn kiệt, trở nên nhàm chán, cũ kỹ, thậm chí rẻ tiền, không đáng để thành nội dung được đề cập (dù chỉ để gây cười) trên sóng truyền hình quốc gia. Cũng chính vì cố kéo cho “đầy đủ”, cố theo thời thượng, bắt trend… nên nội dung của hơn 3 giờ đồng hồ biểu diễn là cố nhồi nhét cho kỳ hết những gì đã ồn ào trên…mạng xã hội, vốn phần lớn chỉ là chuyện nghiêng về thị phi, tọc mạch, nhiều khi là vô bổ và không phải chuyện gì được đề cập cũng là…văn hóa. Câu chuyện khao khát “ngò gai” được đề cập trong chương trình Xuân 2023 là một ví dụ.
Nhắc lại cả một tiến trình dài như thế để thấy rằng, bất cứ sự tồn tại và phát triển nào cũng cần đúng, phù hợp với không gian, thời gian của nó. Đổi mới (để phát triển) là yêu cầu bắt buộc. Tiến trình đi đến “độc quyền” của “Gặp nhau cuối năm” cũng một phần (rất quan trọng) nhờ được phát vào “giờ vàng” trên sóng truyền hình Đài quốc gia. Đêm cuối năm, trước khi nghe Chủ tịch nước đọc thư chúc Tết, mang ý nghĩa thông điệp quốc gia, có tính định hướng, người ta sẽ được xem môt chương trình có tính vui vẻ, xả hết ấm ức, khó chịu trong suốt năm. Dĩ nhiên, Tết đến, Xuân về, không ai định ôm trĩu suy tư. Đêm giao thừa, chẳng ai mong phải chì chiết, đả kích, giữ mãi bực dọc với người khác. Tiếng cười của “Gặp nhau cuối năm”, nếu giữ được sự nhẹ nhàng sảng khoái, nó sẽ là một “sắc xuân” góp vào năm mới. Vô tình, một chương trình giải trí đã trở nên một phần không thể thiếu, được chờ đợi trong buổi năm cùng tháng tận. Người làm chương trình, nghệ sĩ tham gia, hơn ai hết, phải hiểu rõ điều đó, để có trách nhiệm trong laqo động sáng tạo.
Giờ phát là giờ vàng, giờ mà các gia đình quây quần sau một năm... Nhiều người không định xem, nhưng vẫn cứ phải ngồi ở ghế khán giả. Hiểu điều đó, làm chương trình tốt, diễn hay thì đó là đóng góp văn hóa, được khen ngợi và yêu thích. Bằng ngược lại, cũ, rất dở, nhảm, mà vẫn kéo 20 năm, đó là chiếm dụng không gian - thời gian văn hóa, là cưỡng bức văn hóa. Nghệ sĩ, Đài đã thủ lợi (thời gian, danh tiếng, tiền bạc...) nhờ sự chiếm dụng đó, nên họ phải cảm ơn và có trách nhiệm với người xem mới phải đạo.
Không thể viện vào cớ kinh tế, chương trình vẫn đem lại thu nhập cao cho Đài, cho nghệ sĩ mà vẫn cố duy trì một chương trình đã trở nên cũ kỹ, nhàm chán, lạc lõng với đời sống, đã trở nên vô bổ với thị hiếu, nhu cầu của người xem, của xã hội, nhất là khi nó là môt chương trình giải trí cho toàn quốc. Tin chắc, các nghệ sĩ đều đã hết sức cố gắng, đều mong cống hiến và sáng tạo hết mình, nhưng lực bất tòng tâm. Cả nội dung, hình thức của chương trình có lẽ đã không còn phù hợp. Sau 20 năm, nếu không thể làm mới, không còn đất cho sự sáng tạo thì đã đến lúc xếp chương trình vào kho, xem nó như một kỷ niệm văn hóa. Sóng đài truyền hình quốc gia cần một sự thay thế mới mẻ, trẻ trung, hấp dẫn và phù hợp với thời đại hơn.
Nói như thế là để tách bạch chuyện thị phi, tranh cãi ồn ào suốt tuần qua. Việc Xuân Bắc phát ngôn bừa bãi không phải là nguyên nhân để đề cập đến chuyện dừng chương trình Táo quân – Gặp nhau cuối năm trên sóng truyền hình. Bài viết sai trái và sai lầm của Xuân Bắc, đã quá nhiều người đề cập và chỉ trích, tôi không định nói dài thêm, chỉ vắn tắt mấy lời.
Là nghệ sĩ, Xuân Bắc có quyền lên tiếng bảo vệ thành quả sáng tạo của mình, nhưng tất nhiên không thể bằng cách hỗn láo đá thẳng vào mặt khán giả cả nước bằng sự ví von kém hiểu biết và không đúng mức. Đó là hành vi thiếu văn hóa, vô trách nhiệm trong vai trò người sáng tạo sau nhưng khen chê, là vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghệ sĩ, là vô ơn với khán giả. Y phục bất xứng kỳ đức, kể cả không ai kỷ luật, Xuân Bắc cũng đã tự “đinh đóng vào săng” cho cả sự nghiệp, danh tiếng cá nhân, làm hại cả nỗ lực và thanh danh của nhiều nghệ sĩ khác. Lên tiếng một cách hỗn láo, Xuân Bắc không cứu được một chương trình đã chết mòn trong lòng khán giả mà đã tự tay đậy nắp quan tài cho nó. Trừ khi Đài truyền hình cố tình bịt mắt bịt tai, nếu không chẳng ai còn mời Xuân Bắc tham gia, kể cả chương trình Táo quân cuối năm hay hình thức gì đó na ná vẫn còn có thể tồn tại và chiếm sóng.
Đã đến lúc nên dừng lại, cất cả Táo cuối năm lẫn Xuân Bắc vao kho đồ cũ cho bụi quên dần phủ. Đề nghị này nếu những người có trách nhiệm vẫn quyết không nghe, ai biết xin chỉ đường, để tôi, như mọi khi, còn tìm gặp đề đạt với Ngọc Hoàng!

Mùng 6 Tết Quý Mão, 27/1/2023
NGUYỄN HỒNG LAM

"

https://www.facebook.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/pfbid0PRZioBNFBY4EHwbeXy2gdu86eS5RF6sx8XraKVGcLf9JPj73oQ8AXxkdbC5XyNJXl




Một bạn trên Fb

"

Cái giờ đêm trừ tịch đón giao thừa thiêng liêng lắm, quý lắm, thế mà cả nước bị bắt phải xem cái món táo quân đã ôi từ 20 chục năm trời. Hãy xem các nước vào khung giờ ấy người ta làm gì. Chỉ một món táo chuyên pha trò tếu táo, nhiều khi thô tục và thô thiển là thấy ngay sự kém cỏi, nghèo nàn, thiếu sáng tạo. Đã thế các nghệ sĩ "táo" ấy lại rất tự hào với tiết mục của mình thì quá buồn. Cái khung giờ ấy quyết không phải dùng để diễn các trò hề. Cái khung giờ ấy phải mời các ca sĩ nổi danh nhất hát những bài hay nhất, nghe ý kiến tâm huyết nhất của những nhân vật khoa học, nhà văn, tướng lĩnh, anh hùng LLVT, doanh nhân, các em thiếu nhi...người Việt trong nước, ngoài nước nổi tiếng nhất bày tỏ ý kiến. Những gì hay nhất quý nhất hãy trưng ra vào thời khắc ấy.Tôi mong năm nay là năm cuối cùng của món táo.

"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0Qp41vYc9PUijJugrJ1jivTMzgHXa4Hg5vyPBvUSQYag1BScwY6YpkZsXTFq1znvXl&id=100005255232519


1. Ngày 24/1/2023

Một bạn trên Fb

"

(từ 2018 đã rõ là hết thời)
Không còn hợp thời nữa, Táo Quân ạ. Rõ nhất là Tết 2018. Từ đó đến nay, năm 2023, chỉ tồn tại như các phế vật đã hết đát.
Xong kỉ niệm 20 năm Táo Quân rồi thì hãy mạnh dạn cất nó đi, còn kịp, để thành kỉ niệm của một thời.
Chung qui lại, Táo Quân hàng năm cũng là màn diễn không với mục đích nghệ thuật từ khởi thủy, mà cơ bản là thuộc lĩnh vực tuyên giáo, nhiệm vụ tuyên giáo. Nay nên giác ngộ là nhiệm vụ đó đã kết thúc.

"

https://www.facebook.com/ai.uy2018/posts/pfbid02gTv3i6pTVZ19pusJAzDZLJdk7iYrr2HBH39cfrJ8ihm7p958DwDhhY94p8QBYPPkl


0. (chép về Giao Blog vào ngày 28/1/2023)



Tôi năm nay ngoài 50,là người trưởng thành và khá từng trải, tôi còn tham gia một vài nhóm hội, cộng tác viên cho một số trang tin mạng( mà nhiều người hay tưởng nhầm là báo), tôi cũng tham gia cộng tác viên cho một số báo ( với nhiều bài viết...như trang tin) .... thậm chí tự mình còn cảm thấy mình khá uy tín - tất nhiên trong phạm vi... tôi cảm thấy, tóm lại tôi hoàn toàn bình thường. Ấy thế mà Tết vừa rồi vẫn bị lĩnh một cái tát lật mặt từ mẹ,người tôi vốn rất yêu thương và kính trọng.
Chuyện là thế này:
Tôi ngoài 50 tuổi tức là tôi đã đón hơn 50 cái Tết.Mà Tết thì năm nào cũng có cành Đào,cây Quất,mâm ngũ quả và Bánh chưng .Rồi,chuyện này ai cũng biết!
Bánh chưng,Tết nào cũng có và năm nào mẹ tôi cũng gói.Mẹ tôi gói bánh rất ngon,ngon lắm và .....ngon vô cùng.Năm nào trước Tết tôi cũng hỏi: Mẹ ơi bao giờ mẹ gói bánh,mẹ gói bao nhiêu cân gạo,hôm nào luộc hả mẹ vv ??? .Hàng chục câu hỏi thể hiện sự quan tâm của tôi về bánh chưng.Tôi muốn mẹ tôi chọn lá( cái lá phải đều,phải xanh...).Tôi muốn mẹ tôi chọn thịt( miếng thịt phải tươi phải hồng...).... Tôi muốn gửi cả tâm tư ,trăn trở vào cái bánh mẹ tôi gói( mẹ tôi chứ ko phải là tôi vì tôi...gói bánh rất ngu).Và năm nào tôi cũng kì vọng vào bánh mẹ gói.Tôi muốn bánh phải vuông,rền,đều và mịn....Và ....năm nào ăn miếng đầu tiên tôi cũng...Chê.Năm nay cũng không ngoại lệ.20h đêm 30 Tết,vừa cắn miếng bánh đầu tiên tôi đã chê.Mồm tôi để chế độ 2 góc- một góc nhai bánh chưng và góc còn lại để chê.Chê không hẳn vì bánh không ngon,cũng không hẳn vì nó quá dở mà vì nó không giống như tôi tưởng tượng,nó không như tôi mong muốn.Tôi chê theo đúng kiểu: Tôi có quyền chê vì Mẹ phải có trách nhiệm nấu bánh theo ý tôi.Và tôi chê túi bụi,chê miệt mài,chê tì tũm.Chê cũng để tôi thể hiện như tôi hiểu về bánh chưng lắm,chê để chứng tỏ tôi cũng có trình độ nhận xét.
Thật ngu ngốc cho đời tôi.Chê cho sướng mồm ở mâm cơm gia đình rồi tôi còn mang văn hóa chê của mình lên hẳn Mặt Sách( facebook) cho thiên hạ thấy khả năng và trình độ của tôi.Ở Mặt Sách thì tôi có nhiều đồng bọn lắm.Sử tô- vừa chê phát là bọn nó xúm vào chê cùng mặc dù chưa đứa nào ăn miếng nào! Haizzz
Bây giờ mới là ngu tiếp tập hai,ngu đỉnh điểm đây này!
Khi bọn bạn Mặt Sách của tôi lao vào comment chê bánh chưng của mẹ tôi túi bụi thì tôi thấy tôi thật tài năng vì nhiều ý kiến giống tôi quá và thế là tôi show cho mẹ tôi những câu chê đó và kèm theo lời nói đầy "Xây dựng": Đã đến lúc phải thay mới.Mãi rồi năm nào cũng món này ăn phát ngán.Năm nào cũng mẹ gói ,đã quá nhàm.Năm nay mẹ không cho muối.Cần phải tìm một mô típ khác,cần phải thay người gói khác...........
BỐP!!!!!!!!
Chưa dứt câu chê của tôi thì mẹ tôi đã Tát cho tôi một phát đầu quay như đĩa hát.Mẹ tôi nói: Mấy năm trở lại đây năm nào mày cũng nói câu này nhưng năm nào mày cũng ăn tụt cả lưỡi.Trước Tết thì mày gào lên là Chờ đợi,là mong muốn.Mâm cơm 30 thì mày cắm đầu vào ngấu nghiến....rồi mày Chê.Mày là đồ "Ăn cháo đá bát".Mày có biết Mẹ mày gói bánh ,luộc bánh vất vả thế nào không!?.Chọn từng cọng lá ,chẻ từng cái lạt,ngồi còng cả lưng rồi trông nồi bánh cả đêm ...mày biết không hả đồ có lớn mà không có khôn!?Mày không ăn thì thôi ai bắt mày.Tết mày không ăn bánh chưng thì mày ăn bánh tẻ,bánh nếp,bánh trôi bánh chay,táo bạo nữa thì Tết mày ăn mẹ mày bánh Phu Thê đi cho nó phong thủy sao mày cứ phải ăn bánh chưng tao gói rồi để mày chê.Đến rửa lá,vo gạo mày còn không biết làm mà mày lại cứ dạy mẹ mày gói bánh là sao!?.Mày không ăn thì mày cút.Mày có biết là trong lúc mày đang đi sắm Tết,quần là áo lượt...thì mẹ mày phải thức khuya dậy sớm để gói bánh cho cả nhà mày không hả .Thiếu gì bánh mày không ăn mà mày cứ nhè bánh chưng mẹ gói để ăn rồi chê hả!?Tiền thì mày không đóng một đồng,bảo mày đóng góp thì mày bảo: "Con ngoan đã là đóng góp cho bố mẹ " mịa thế thì kinh rồi.Mày nghĩ mày có quyền chê à!?.Cứ cho là mày có quyền chê đi thì chê phải cho đúng nhá.Có giỏi năm sau mày gói bánh đi xem nào....
Dứt lời mẹ tôi khóc.Mẹ tôi khóc hu hu,khóc ngon lành như một đứa trẻ bị oan!!!
Lúc này bố tôi mới lên tiếng: Con phải biết cái khó của mẹ con.Vì nhiều cái ràng buộc mà phải mua thịt của bác A,lấy củi nhà bác B,gạo nếp nhà bác.....T ....rồi thì nhiều sức ép khác nữa,ấy vậy mà mẹ mày vẫn cố gắng làm để nhà mình có cái Tết vui vẻ hơn.Mẹ mày có đòi hỏi gì đâu!?Phải biết chấp nhận và chia sẻ chứ đừng tự mình cho mình cái quyền phán xét như thế con ạ!!!Có thể bánh của mẹ nấu năm nay chưa thực sự ngon nhưng bố mày tin chắc mẹ mày đã rất cố gắng với lại,mẹ mày nói đúng,mày không ăn bánh chưng mẹ mày gói thì mày ăn...Đào lộn hột đi- ai cấm!? Mày có thể giỏi viết nhưng chưa chắc đã giỏi ăn và bố chắc chắn mày càng không biết cách gói bánh chưng. Làm gì cũng cần phải học con ạ!
Nhìn sang thằng cháu tôi cũng đang ăn bánh vừa lúc nó cắn bốp vào hạt sạn, nó nhoẻn miệng cười, nhè miếng bánh có sạn ra: Bà ơi có sạn này, cho cháu miếng nữa ạ
🥰🥰🥰
Sao thế nhỉ!? Cháu tôi khi ăn bánh, nhai phải sạn mà nó vẫn vui vẻ ăn tiếp trong khi tôi thì ngứa ngáy đến khó chịu. Hay tôi thấy tôi....nhiều chữ nên phải viết trên trang cá nhân để chứng minh!???
Tôi bắt đầu ngộ ra vài thứ.Tôi xin lỗi mẹ tôi và mong mẹ bỏ qua!Mẹ tôi cũng xin lỗi cả nhà vì đã làm mọi người thất vọng!
Cả nhà tôi xong bữa cơm đêm 30 vào đúng lúc Kết thúc Ct Táo Quân trên VTV 3!
Ps/ Câu chuyện này của ông anh XB kể và nhân vật Tôi ở đây không phải là Tôi mà Tôi ở đây là Tôi ..văn học chứ không phải Tôi,thế nhá ))) heheheheh
PS/ CHÚC MỪNG NĂM MỚI, mong mọi gia đình bình an và hạnh phúc !!!
❤️❤️❤️

https://www.facebook.com/nghesi.nguyenxuanbac/posts/pfbid02KUYsaxngxUTsBhArcFPJ3hU1kUo7oWG4g3ACP9MH1zQmVFZYxxHPKEQ2RQ4jwi72l

..




----

BỔ SUNG


1.

VƯƠNG TRẦN  -  Thứ sáu, 31/07/2020 09:45 (GMT+7)

"Chúng tôi luôn tự hào là một phần trong công tác tuyên giáo của Đảng" - Nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã chia sẻ điều này với PV Lao Động.

https://laodong.vn/thoi-su/chung-toi-luon-tu-hao-la-mot-phan-trong-cong-tac-tuyen-giao-cua-dang-823902.ldo?fbclid=IwAR2peo7jzu4mVfqOnokgVcD6LsyBs_bVvw9pFf4mlMoyhi1JytThQAvNQbs


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.