Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/09/2016

Nghệ sĩ toàn quốc Việt Nam đang ăn giỗ ai (Nguyễn Thúy Quỳnh hỏi)

Lần tới nếu gặp trực tiếp, sẽ hỏi bác nghệ sĩ Hoài Linh (đồng thời cũng là một thầy đồng có tiếng ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh).

Đầu tiên, là đưa lại câu hỏi của nhà văn Nguyễn Thúy Quỳnh.

Lấy nguyên về từ Fb của chị.

Dưới là các sưu tầm bổ sung, nhân dịp 12/8 (âm lịch) năm 2016.



---

Ý kiến của Nguyễn Thúy Quỳnh:




"
NGHỆ SĨ VIỆT ĐANG ĂN GIỖ AI ?
Cách đây mấy hôm, mình được một CLB cải lương mời dự kỷ niệm ngày giỗ Tổ nghề 12/8 nhưng bận không đi dự được.



Làm công tác Hội VHNT mười mấy năm, thấy vài năm nay gần đây ngoài này mới có phong trào (theo trong Nam?) kỷ niệm ngày giỗ Tổ nghề sân khấu. 



Mình cũng đã từng thắc mắc “Tổ nghề của sân khấu là ai, sao lại giỗ vào ngày 12/8”, nhưng chưa nhận được câu trả lời nào hoàn toàn thuyết phục.



Giờ đọc bài này của nhà báo Nông Huyền Sơn thấy phân vân quá. Lại thấy không chỉ giới sân khấu mà cả ca sĩ, nhạc sĩ, ảnh viện áo cưới cũng giỗ Tổ này. 

Ai đó rành rọt hơn, giải thích giúp với ạ. 

-----------------


Ngày xưa, theo truyền thống, cứ đến ngày 11 và 12-08 âm lịch, giới cải lương tổ chức off đoàn để ăn đám giỗ tổ nghề.

Cái ngày giỗ ấy được photo copy từ ngày giỗ tổ Hồ Quảng.

Ngày giỗ tổ Hồ Quảng là ngày giỗ chung của 4 nghề: Ca kỹ (cave), cướp, trộm và ăn mày (Thiên Địa Hội). Ông tổ này Bạch Mi Thần.

Vì cải lương là một phần giao thoa giữa ca cổ với ca kịch, giống với Hồ Quảng nên dân cải lương ngày xưa lấy luôn ông Bạch Mi Thần làm tổ nghiệp.

Ông tổ thật sự của cải lương Việt chính là nhạc sỹ Cao Văn Lầu, giỗ ngày 13-08 dương lịch, tức 18-07 âm lịch.

Bà tổ chính thống của hát chèo Việt là Huyền Nữ Phạm Thị Trân. Ngày giỗ bà là 18-02 âm lịch.

Ngoài ra, còn 1 ông tổ hát tuồng của dân Việt cần được tưởng nhớ. Đó là Hiệp Biện Đại Học Sỹ Đào Tấn. Ngày giỗ của ông tổ này rơi vào ngày 15-07 âm lịch.

Rất chi là trớt quớt!

Ngày xưa, do nhiều lý do khách quan, dân cải lương bị ngộ nhận về ông tổ nghề.

Ngày nay, học giả sân khấu đông như kiến cỏ, hà cớ gì lại chọn cái ngày thờ ông tổ cave Trung Hoa làm ngày tôn vinh nghệ thuật sân khấu Việt?

Đã vậy, mấy ông bà đóng film, thậm chí mấy ông bà viết kịch bản film, quay film cũng lao nhao đi cúng tổ sân khấu. Mấy ông bà bon chen viết status "hôm nay tui tự hào đi ăn giỗ nghề". 

Mấy ông bà không phân biệt được sự khác biệt giữa sân khấu và film trường sao?

Mắc mệt hà!

Sẵn đây, nhắn với chú em Hoài Linh: "Chú em là dân kịch hài, đừng vơ tổ cải lương vào thờ nhé!".

(Nông Huyền Sơn).
----- 
Xem thêm về sự kiện mới nhất: http://news.zing.vn/dam-vinh-hung-ra-ha-noi-dang-huong-to-nghe-san-khau-post681136.html
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=613557812157728&set=a.188058904707623.1073741827.100005105442867&type=3&theater








BỔ SUNG

-

3. Tổ nghề ăn mặn và ưa cái đẹp

Lâm Chi Khanh: Tôi đi cúng Tổ chứ đâu có lễ chùa?

Thảo Nguyên | 
Lâm Chi Khanh: Tôi đi cúng Tổ chứ đâu có lễ chùa?

Lâm Chi Khanh cho biết, việc “ném đá” cô vì ăn mặc gợi cảm khi cúng Tổ nghề sân khấu là thiếu hiểu biết.

Ngày 13/9, sau khi đăng tải hình ảnh đi cúng Tổ nghề sân khấu cùng 1 người bạn thân, nữ ca sĩLâm Chi Khanh nhận về khá nhiều phản hồi trái chiều.
Nhiều người cho rằng việc cô diện váy xuyên thấu lộ nội y để cúng Tổ là "lố lăng", "khoe da thịt quá đà". Thậm chí, có người còn dùng những từ ngữ nặng nề để mạt sát cô, rằng: "hàng sửa mà cứ thích khoe.
Lâm Chi Khanh: Tôi đi cúng Tổ chứ đâu có lễ chùa? - Ảnh 1.
Bộ trang phục khiến Lâm Chi Khanh bị ném đá.
Liên hệ với Lâm Chi Khanh, nữ ca sĩ tỏ ra rất bức xúc khi bị chỉ trích nặng nề như vậy. Cô cho biết, mọi người ném đá cô vì không hiểu biết cặn kẽ: "Tổ nghề sân khấu là người phù hộ cho các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, Tổ nghề ăn mặn chứ không ăn chay, Tổ nghề cũng không phải là Phật trong chùa.
Chính vì thế, khi cúng Tổ nghề, chúng tôi cúng heo quay, gà quay chứ ít người cúng chay. Và khi tới với Tổ nghề, chúng tôi ăn mặc thoải mái, sao cho đẹp chứ không cần kín đáo như khi đi lễ chùa.
Chừng nào tôi đi lễ chùa mà ăn mặc như vậy thì hãy ném đá. Tổ nghề cũng là nghệ sĩ, cũng yêu cái đẹp mà. 
Bộ đồ đó của tôi tuy là xuyên thấu, nhưng tôi có mặc nội y bên trong thì đâu có hở hang, lố lăng gì. Hơn nữa, đó là đồ diễn của tôi, sau khi cúng Tổ, tôi biểu diễn luôn.
Lâm Chi Khanh: Tôi đi cúng Tổ chứ đâu có lễ chùa? - Ảnh 2.
Nữ ca sĩ cho biết, bộ trang phục này không hề lố lăng.
Ở sân khấu nào cũng có bàn thờ tổ nghề hết. Trước khi diễn, các nghệ sĩ đều tới thắp hương khấn Tổ phù hộ cho mình diễn hay, diễn tốt. Lúc đó ai cũng mặc đồ biểu diễn cả, mà đồ diễn thì đâu có nghiêm trang như đồ bình thường? Lúc đó đâu có ai ném đá các nghệ sĩ đâu?
Tôi thấy, sau khi tôi đăng ảnh lên, rất nhiều người khen bộ đồ đó đẹp và gợi cảm. Chỉ có một số ít người không hiểu cặn kẽ, thiếu hiểu biết về Tổ nghề nên mới "ném đá" vậy thôi".
Nữ ca sĩ cũng cho biết thêm, chị cảm thấy rất bức xúc trước những comment mạt sát chị bằng những lời nặng nề như "bán nam bán nữ", "nhìn thấy gớm", "hàng sửa"…
Chị thẳng thắn cho biết: "Facebook của tôi là nơi để tôi chia sẻ về cuộc sống, về công việc của tôi cho những khán giả, bạn bè, người thân yêu mến tôi chứ không phải là nơi để tiếp những người kỳ thị, săm soi hạ bệ tôi.
Lâm Chi Khanh: Tôi đi cúng Tổ chứ đâu có lễ chùa? - Ảnh 3.
"Chỉ những người không hiểu cặn kẽ về Tổ nghề mới "ném đá" tôi".
Vậy nên, nếu ai yêu mến, quan tâm tôi, tôi luôn tôn trọng và đáp lại. Còn những người không ưa tôi, vui lòng rời khỏi Facebook của tôi.
Tôi tôn trọng những lời góp ý chân thành, mang tính xây dựng. Những lời góp ý như vậy, tôi luôn lắng nghe và nếu tôi sai, tôi sẽ sửa, nếu chưa hợp lý thì tôi sẽ giải thích. Còn những lời mạt sát, kỳ thị, hoặc những phát ngôn thiếu lịch sự, thiếu hiểu biết thì tôi thường bỏ qua, không quan tâm tới.
Mong mọi người hiểu cho, ca sĩ hay nghệ sĩ cũng là người, cũng có những cảm xúc hoặc những lúc sai sót. Chúng tôi cũng có sĩ diện của mình. Không thể cứ nhân danh khán giả để chửi bới, nhục mạ chúng tôi rồi yêu cầu chúng tôi phải im lặng trước những lời như vậy.
Nghệ sĩ cũng như người làm dâu trăm họ, không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên tôi chỉ có thể là chính bản thân mình. Ai yêu thương, quan tâm thì tôi cảm ơn, còn ai ghét thì phải chịu chứ biết làm sao được bây giờ?".
http://soha.vn/lam-chi-khanh-toi-di-cung-to-chu-dau-co-le-chua-20160914072225533.htm






2. Fb Vượng Râu





1.


Chủ nhật, 11/9/2016 | 13:53 GMT+7
Nghệ sĩ Út Bạch Lan, Lệ Thủy, Vũ Linh... tề tựu về nhà thờ tổ của Hoài Linh ở quận 9, TP HCM dự lễ giỗ ngành sân khấu, sáng 11/9.

Từ sáng 11/9, Hoài Linh đã chuẩn bị sẵn sàng để đón khán giả, các nghệ sĩ về thăm công trình của anh ở phường Long Phước, quận 9. Mọi người chia sẻ với danh hài niềm vui sau một thời gian dài, trải qua nhiều khó khăn, anh đã hoàn thành tâm nguyện mở cửa nhà thờ, đón mọi người đến tham quan, cúng tổ.
Hoài Linh xúc động bày tỏ cảm nghĩ khi nhà thờ tổ mở cửa đón khách.
Hoài Linh xúc động bày tỏ cảm nghĩ khi nhà thờ tổ mở cửa đón khách vào sáng 11/9.
Diễn viên Gia Bảo - cháu nội của nghệ sĩ Bảo Quốc - là một trong số khách mời. Gia Bảo chia sẻ vừa bước chân đến công trình anh thấy choáng ngợp về quy mô và sự kỳ công của kiến trúc ở đây.
"Tôi được biết công trình này là ước mơ nghệ sĩ Hoài Linh ấp ủ đã 16 năm qua. Từng chi tiết ở nhà thờ tổ đều cho thấy được tâm huyết và sự thành kính của ông với sân khấu. Tôi cảm nhận được không khí thiêng liêng tại đây", Gia Bảo nói.
Diễn viên Gia Bảo và Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy tại nhà thờ tổ của Hoài Linh sáng 11/9.
Diễn viên Gia Bảo và Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy tại nhà thờ tổ của Hoài Linh.
Hoài Linh cho biết sẽ cố gắng duy trì nhà thờ tổ để đón mọi người về thắp hương cho các bậc tiền hiền của làng sân khấu. Đây cũng là nơi hội ngộ của các nghệ sĩ lão thành, nghệ sĩ trẻ để hướng về tâm niệm giữ gìn đạo nghề.
Nhà thờ tổ nghiệp được Hoài Linh mở cửa vào dịp giỗ tổ làng sân khấu năm nay (vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hàng năm) nên không khí càng thêm rộn ràng. Vào ngày 12/9, đúng ngày giỗ tổ, danh hài và các đồng nghiệp tiếp tục có buổi lễ ở công trình này.
Thời gian qua, thông tin Hoài Linh xây đền thờ tổ nghề trên mảnh đất khoảng 7.000 mét vuông ở quận 9, TP HCM, với kinh phí được cho là cả trăm tỷ đồng - do chính danh hài tự chi trả - thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Riêng Hoài Linh chỉ miệt mài làm việc, liên tục chạy show để có tiền hoàn thành tâm nguyện.
Đầu năm nay, công trình của danh hài bị Ủy ban Nhân dân quận 9, TP HCM đình chỉ thi công, xử phạt 6,25 triệu đồng vì chưa có giấy phép. Phần đất Hoài Linh sử dụng làm nơi xây nhà thờ tổ là đất nông nghiệp kết hợp với nhà ở kinh tế vườn. Muốn xây dựng phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định. Danh hài  đã gửi đơn xin cứu xét lên UBND quận 9. Anh cam kết xin chuyển mục đích sử dụng đất trong khuôn viên đúng quy định. Sau đó, công trình tiếp tục được thi công trở lại để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện.
>> Xem thêm:
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/san-khau/hoai-linh-mo-cua-nha-tho-to-nghe-san-khau-3466409.html






Thứ ba, 13/9/2016 | 00:00 GMT+7
Danh hài sinh năm 1969 chia sẻ sau khi hoàn thành tâm nguyện lớn nhất, anh không mưu cầu gì ngoài tiếp tục "cháy" với nghề.

Trong ngày 11 và 12/9, nhà thờ tổ sân khấu của Hoài Linh ở phường Long Phước, quận 9, TP HCM tất bật đón khách. Sáng sớm đến chiều tối, không khí ở đây rộn ràng, hương trầm thoang thoảng khắp nơi mang đến cảm giác ấm áp.
Người tất bật nhất là danh hài Hoài Linh. Anh luôn chân tay sắp đặt, bày biện lễ vật, đồ cúng, chỉ dẫn người thân, em út đón tiếp quan khách, nghệ sĩ về thắp hương viếng giỗ tổ sân khấu (vào ngày 12/8 Âm lịch).
Đến chiều, khi dòng người đến thăm thưa chút ít, Hoài Linh ngồi bệt xuống sàn gạch của gian nhà tổ nghỉ ngơi. Người thân của anh cho biết nhiều ngày trước khi mở cửa nhà thờ, anh ngủ rất ít, có khi đến 3-4 giờ sáng mới chợp mắt. "Đi diễn, làm việc nhiều nhưng ba không than phiền mà tâm trạng luôn vui vẻ vì tâm nguyện 16 năm đã thành hiện thực", một người con gái nuôi của nam nghệ sĩ (xin không nêu tên) cho biết.
hoai-linh-xay-xong-nha-tho-to-toi-man-nguyen-voi-doi-minh
"Giờ tôi thấy mình trẻ và khỏe ra", Hoài Linh nói. Ảnh: Mai Nhật.
Còn danh hài tâm sự: "Ngoài nhà thờ tổ này tôi không ấp ủ hay mưu cầu điều gì to tát. Tôi còn trẻ, khỏe lắm (cười) mà may mắn đã hoàn thành được tâm nguyện nên tôi mãn nguyện với đời mình rồi. Giờ tôi muốn giữ sức khỏe để tiếp tục 'sống chết' với nghề". 
Bước vào nghiệp diễn hơn 20 năm, trải qua nhiều thăng trầm, Hoài Linh cho biết, dù có những lúc khó khăn, vất vả, anh không bao giờ cất tiếng than. "Càng gặp khó tôi càng biết cách vực mình dậy. Khóc xong thì chùi nước mắt, đứng lên đi tiếp, không lăn tăn suy nghĩ hay để điều gì níu kéo. Bản tính tôi là người mạnh mẽ", anh tự nhận xét.
Chính vì thế, dù gặp rắc rối về thủ tục hành chính trong quá trình xây nhà thờ tổ, Hoài Linh không buồn hay bị áp lực như lo lắng của nhiều khán giả. Anh nói: "Tôi cứ bình tĩnh làm việc, từ từ giải quyết mọi chuyện, không có gì quá buồn cũng không điều gì khiến tôi phải quá lo".
Công trình khởi công từ năm 2014, đến nay khi thành quả đã trước mặt, Hoài Linh vẫn kiệm lời về công việc. Anh bảo không phải giấu giếm nhưng không thích nghe những lời chê trách vì sao anh không dùng tiền đi làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo lại đổ vào xây nhà thờ tổ.
"Tôi không hiểu tại sao có nhiều người muốn chỉ cách tôi làm từ thiện đến thế. Tôi quan niệm mỗi người có một cách làm. Đâu phải tôi chỉ lo xây nhà thờ tổ mà không hoạt động thiện nguyện. Có đi làm việc thiện tôi cũng không thông báo với mọi người. Làm âm thầm chứ cứ nói ra thì đâu còn gì vui", danh hài bộc bạch.
Nghệ sĩ Ưu tú không phủ nhận mình sống rất tâm linh và thấy vui khi nhiều nghệ sĩ hướng về tâm linh theo cách để giữ gìn đạo đức với nghề. Do vậy, anh mong nhà thờ tổ mình cất công dựng nên sẽ được xem như nhà chung, không chỉ là nơi để thờ cúng tổ nghề, mà còn là chỗ từ các bậc nghệ sĩ lão thành đến gương mặt trẻ có thể thường xuyên quy tụ và có những hoạt động hướng về sân khấu.
Cô Quỳnh Anh (phải) - người gốc Duy Xuyên, Quảng Nam, đang sinh sống ở TP HCM - đổ đường xa đến nhà thờ tổ của Hoài Linh để thắp hương.
Cô Quỳnh Anh (phải) - người gốc Duy Xuyên, Quảng Nam, đang sinh sống ở TP HCM - đổ đường xa đến nhà thờ tổ của Hoài Linh để thắp hương. Ảnh: Mai Nhật.
Khách về tham quan công trình của Hoài Linh khá đa dạng, thuộc mọi độ tuổi. Đó là những nghệ sĩ gạo cội của làng nghệ thuật cổ truyền như: NSƯT Út Bạch Lan, NSND Lệ Thủy, NSND Đinh Bằng Phi, NSND Trần Ngọc Giàu..., là rất đông diễn viên trẻ thuộc nhiều lĩnh vực giải trí. Các khán giả ở nhiều tỉnh thành, có người từ Hà Nội, từ các tỉnh miền Tây, từ trung niên đến cao niên, không ngại đường xa đến tận quận vùng ven của Sài Gòn chỉ để được bắt tay chúc mừng Hoài Linh, chụp với anh bức ảnh kỷ niệm.
Hoài Linh không ngại ai thân sơ. Anh nồng nhiệt đón nhận những cái ôm chặt, câu chúc mừng, lời hỏi thăm của mọi người. Dù thấm mệt, anh sẵn sàng nán lại để chụp ảnh với từng người. Giọng nói của các vùng miền vang râm ran ở gian nhà tổ. Giọng Bắc xen giọng Quảng, hòa tiếng miền Tây. Khi nghe có khán giả giới thiệu mình quê Duy Xuyên, anh hớn hở quay sang hỏi thăm về một nữ hộ sinh anh từng biết ở đây.
"Tôi mến mộ Hoài Linh lâu rồi, thích nét chân chất trong diễn xuất của ông ấy từ khi ông ấy hát Than thân trách phận rặt giọng Quảng. Hôm nay, tôi đội mưa rủ bạn đổ đường đến đây xem công trình tâm huyết của nghệ sĩ. Tôi nghĩ ông là người có tâm", bà Quỳnh Anh, 57 tuổi quê gốc Duy Xuyên, chia sẻ.
Cuộc trò chuyện của VnExpress và danh hài Hoài Linh thỉnh thoảng bị ngắt quãng vì anh có khách đến thăm. Nam nghệ sĩ đích thân đi đốt hương để khách thắp bàn thờ tổ nghiệp. Chợt nghe tiếng bầy chim ríu rít bay về đậu trên đầu mái ngói gian nhà, anh quay sang khách vui vẻ bảo: "Vậy là biết sắp 5 giờ chiều rồi đó. Tui quen lịch lũ chim ở đây, cứ đúng giờ là tụi nó về". Đoạn anh nhanh nhẹn bước đến chiếc chuông đồng lớn gióng lên mấy hồi ngân dài trầm bổng. 
Hoài Linh chăm vườn rau nhỏ trong khuôn viên nhà thờ tổ của anh ở quận 9, TP HCM.
Hoài Linh chăm vườn rau nhỏ trong khuôn viên nhà thờ tổ của anh ở quận 9, TP HCM.
Hoài Linh đã sắp đặt người coi sóc gian nhà thờ tổ. Vì bận đi diễn, anh chỉ có thể về đây một tuần đôi lần. Anh kể cả đời mình không thích ăn uống sang trọng gì, chỉ muốn xới tô cơm ăn với khô cá, mắm, đi chân trần ra khoảnh vườn rau nhỏ phía sau nhà thờ tổ nhìn đám rau muống, rau cải mọc xanh mát mắt, nhìn đám cá đến giờ ăn lại quẫy đạp tung tóe mặt nước. "Khi nào già, tôi sẽ cất cái chòi ở đây sống, chăm lo hương khói chỗ này", anh nói.
* Khán giả mừng Hoài Linh khánh thành nhà thờ tổ sân khấu
>> Xem thêm:
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/hoai-linh-xay-xong-nha-tho-to-toi-man-nguyen-voi-doi-minh-3466699.html






Bố Hoài Linh khóc ròng khi con trai xây nhà thờ trăm tỉ

Tình Lê (ghi) | 
Bố Hoài Linh khóc ròng khi con trai xây nhà thờ trăm tỉ

Bố của NSƯT Hoài Linh chỉ ngồi một góc, bình thản xem con mình đang mừng như thế nào khi bạn bè và nghệ sĩ khắp nơi đổ về cúng Tổ và chúc mừng anh hoàn thành tâm nguyện lớn nhất của đời mình.



Ông đã dành cho VietNamNet vài lời chia sẻ về người con trai mà ông rất đỗi tự hào và cũng đã mất nhiều nước mắt vì con.
Bố Hoài Linh khóc ròng khi con trai xây nhà thờ trăm tỉ - Ảnh 1.
Bố đẻ của nghệ sĩ Hoài Linh từ Mỹ trở về mừng cho con đã xây xong nhà thờ Tổ
"Tôi vui lắm, vợ chồng tôi khóc suốt từ lúc Linh bắt đầu làm nhà thờ Tổ ngành sân khấu.
Khóc vì thương con, từ lúc ấp ủ cho tới lúc hoàn thành như bây giờ, Linh đâu có dám ăn tiêu gì nhiều.
Hạn chế đi các sự kiện tụ tập bạn bè, chỉ đi làm từ thiện thì đi thôi. Ăn uống cũng đơn giản lắm, chỉ cần cơm với cá khô.
Ngủ cũng chẳng chọn chỗ nào lịch sự cho ra dáng ngôi sao như nhiều người.
Đợt đi Huế để làm lễ rước Mẫu trên điện Hòn Chén, nhiều người chọn khách sạn sang trọng, Linh cũng chỉ chọn nhà nghỉ rất bình dân.
Khóc vì nhà tôi theo đạo Thiên Chúa, Linh giờ lại theo đạo Mẫu, sắp tới Linh lại tiếp tục xây nhà thờ Mẫu. Nhưng thôi, cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết làm sao được.
Nhà Linh ở bây giờ trên cùng vẫn thờ Đấng tối cao, rồi thờ Mẫu. Tôi được biết nhà NSND Lan Hương cũng thờ Mẫu, thờ Chúa, thờ Phật.
Nói chung, giờ tôi cũng nghĩ thoáng rồi, đạo nào cũng vậy thôi, quan trọng là ở cái tâm. Thời điểm Linh xây nhà thờ Tổ, mặt ai trong gia đình cũng gầy hẳn đi, có thời điểm tôi cảm giác mặt Linh chỉ còn 3 ngón tay chụm lại.
Tôi cũng khóc vì mừng. Không phải khen con nhưng tôi thấy Linh có tâm với nghề. Nhiều gia đình có tới 3,4 thế hệ theo nghiệp diễn mà chưa ai xây được nhà thờ Tổ nên tôi mừng lắm.
Làm nghề gì cũng vậy phải có tâm. Nguyễn Du nói rồi: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Thực ra, cả gia đình chưa bao giờ nghĩ rằng, Linh bây giờ lại được nhiều người yêu mến và biết đến như thế.
Ngày trước nhà nghèo, thời gian tôi phải đi làm ăn xa, Linh toàn cầm đầu bọn nhỏ trong xóm bày trò chơi hát bội, lấy nồi, xoong, thùng là gõ.
Mấy chị em Linh lập ban nhạc, hát hò, tụi nhỏ trong học âm nhạc nhưng các loại nhạc cụ các cậu đều chơi được.
Lúc Linh quyết định theo nghề này, gia đình cản lắm, hành trang lên đường sang California theo nghiệp diễn của Linh chỉ có 300 USD.
Lúc đó Linh cực lắm, gia đình đang ở Florida, kêu Linh về hoài, tôi bảo về với ba má sướng khổ gì cũng được mà Linh không có nghe.
Mấy người cũng nói là nhiều nghệ sĩ cả chục năm trời không nổi tiếng, Linh qua đó có 1 năm mà đã được diễn, được biết tới, thôi cho Linh nửa năm nữa mà không kiếm được tiền thì nói Linh về.
Xong nửa năm nữa thì Linh nổi tiếng thật.

Bố Hoài Linh khóc ròng khi con trai xây nhà thờ trăm tỉ - Ảnh 2.
Nụ cười hiền hậu và mãn nguyện của bố mẹ nghệ sĩ Hoài Linh khi mà anh hoàn thành tâm nguyện 16 năm của mình

Nãy bà nhà tôi cũng có chia sẻ, Linh có ba mẹ ở đông ở tây nhiều lắm, đâu đâu ai cũng nhận là ba mẹ của Linh. Nhưng tôi mới là bố chính, bà đây mới là mẹ chính.
Nhưng như thế cũng vui, vì người ta yêu mến thì mới nhận chứ. Ngay cả việc tôi về đây mà cũng nhiều bất ngờ lắm ấy, thấy mấy nhóc đứa nào cũng 'ba Linh, ba Linh'.
Thật ra Linh lấy vợ từ năm 1996, có 2 con một trai một gái và chưa ai lấy vợ lấy chồng gì hết. Còn lại toàn là con nuôi với cháu nuôi của Linh không thôi.
Linh giờ xây được nhà thờ Tổ nhưng Linh cũng diễn khắp nơi. Tôi thấy ở đây không khí trong lành, nhiều khả năng tôi cũng về Việt Nam sống hẳn, trông coi cho Linh luôn.
Sắp tới tôi sang Mỹ bầu cử Tổng thống và dự lễ Tạ ơn xong sẽ quyết định cho riêng mình".
http://soha.vn/bo-hoai-linh-khoc-rong-khi-con-trai-xay-nha-tho-tram-ti-20160913135833239.htm







Toàn cảnh nhà thờ Tổ của Hoài Linh ở Sài Gòn

Lê Quân - Duy Hiếu | 
Toàn cảnh nhà thờ Tổ của Hoài Linh ở Sài Gòn

Nhà thờ Tổ của Hoài Linh có quy mô xây dựng gần 500 m2 với điện chính được thiết kế, điêu khắc nhiều chi tiết, sơn son thiếp vàng. Toàn khuôn viên xanh tươi mát, yên bình.



Toàn cảnh nhà thờ Tổ của Hoài Linh ở Sài Gòn - Ảnh 1.
Nhà thờ Tổ nghề sân khấu hoành tráng của nghệ sĩ hài Hoài Linh nằm trên khu đất rộng 7.000 m2 tại phường Long Phước, quận 9, TP.HCM.

Toàn cảnh nhà thờ Tổ của Hoài Linh ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Tổng diện tích các công trình được cấp giấy phép xây dựng hơn 488 m2 gồm công trình cao một tầng rộng 197,6 m2, công trình cao hai tầng có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 290 m2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.