Chuyên gia có tiếng của thế giới vừa sập bẫy tranh giả.
Nhưng cũng có người cho biết (ví dụ Nguyễn Quân): Hubert là một tay chuyên gia về đồ giả.
Các tin liên quan. Đầu tiên là của Nguyễn Đình Đăng và Nguyễn Trọng Tạo.
Tháng 7 năm 2016,
Giao Blog
---
7.
Thứ Năm, 28/07/2016 - 16:04
Họa sĩ Thành Chương chính thức gửi đơn tố cáo vụ tranh bị mạo danh
Dân trí Họa sĩ Nguyễn Thành Chương vừa có Đơn tố cáo gửi Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm về hành vi có dấu hiệu làm hàng giả, xâm hại bản quyền tác giả.
>> Họa sĩ Thành Chương nói gì khi bị nhà sưu tập Vũ Xuân Chung đe dọa?
>> Họa sĩ Thành Chương sốc khi tranh của mình bị mạo danh tại triển lãm
Nội dung đơn ghi rõ: “Ngày 14/7/2016, tôi phát hiện một bức tranh của tôi có tên là “Chân dung cô Kim Anh” sáng tác khoảng thời gian 1970 - 1975 được trưng bày trong “Triển lãm Bộ sưu tập tranh Mỹ thuật Đông Dương” với tên gọi “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” của ông Vũ Xuân Chung, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nhưng tên tác giả đã bị thay đổi thành Tạ Tỵ. Thậm chí tên tác phẩm cũng bị đổi thành “Trừu tượng”!”.
Họa sĩ khẳng định: “Tác giả đích thực và duy nhất của bức tranh này là tôi - Họa sĩ Thành Chương, không phải của họa sĩ Tạ Tỵ như đang hiện trên bức tranh. Tên bức tranh do tôi đặt là “Chân dung cô Kim Anh”, chứ không phải là “Trừu tượng”. Đồng thời tôi khẳng định tên tác giả “Tạ Tỵ 52” trên bức tranh có tên là “Trừu tượng” hiện nay là giả mạo.
Hoạ sĩ Thành Chương bên bức tranh bị mạo danh tại Triển lãm "Những bức tranh từ Châu Âu về". Ảnh: Tiểu Vũ.
Do tính chất nghiêm trọng của sự việc: Đó là bức tranh giả mạo tên tác giả này có giá trị lớn lại được triển lãm chính thức tại một bảo tàng quốc gia là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM; đồng thời bức tranh lại được xác nhận là tranh thật của họa sĩ Tạ Tỵ, bởi một chuyên gia mỹ thuật cao cấp quốc tế người Pháp. Bên cạnh đó, toàn bộ số tranh triển lãm cũng là tranh giả.
Chính vì thế, ngày 16/7/2016, tôi đã làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, điều tra để làm sáng tỏ sự giả mạo này, trả lại đúng tên tác giả cho bức tranh “Trừu tượng” (theo tên đang trưng bày) là họa sĩ Thành Chương và đúng tên tác phẩm của nó là “Chân dung cô Kim Anh”.
Ngày 19/7/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) đã chủ trì một cuộc họp hội đồng thẩm định gồm nhiều thành viên trong đó có Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, 2 phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà phê bình nghiên cứu Mỹ thuật cùng các họa sỹ có tên tuổi và uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Hội đồng đã kết luận trong 17 bức tranh có 15 bức tranh không phải do các họa sĩ có tên thực hiện; 2 bức tranh là mạo danh, nên đã quyết định lập biên bản đề nghị tạm giữ toàn bộ 17 bức tranh để gửi đến các cơ quan thẩm quyền điều tra xử lý hành vi vi phạm làm tranh giả và mạo tên tác giả theo quy định của pháp luật. Cũng theo đơn tố cáo Họa sĩ Thành Chương cũng đề nghị “Kèm theo các chứng cứ kinh đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ và giám định các bức tranh nêu trên để có cơ sở xử lý hình sự hành vi làm tranh giả, buôn bán hàng giả lừa đảo người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật”.
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, Cục đã làm công văn chuyển đơn tố cáo của họa sĩ Thành Chương tới Thanh tra Bộ, Cục Bản quyền tác giả và Sở VH&TT TPHCM.
Trước đó, trong một buổi chia sẻ cùng đồng nghiệp và báo giới Hà Nội, hoạ sĩ Thành Chương cũng nhấn mạnh rằng: “Đây là vụ án lớn, số tiền lên đến hàng triệu USD, trong khi các cơ quan quản lý chưa theo kịp. Tệ nạn tranh giả thao túng thị trường Việt Nam không chỉ một vài năm gần đây. Từ triển lãm này có thể thấy, một số tổ chức làm tranh giả, thao túng thị trường tranh giả. Việc tranh giả tranh thật tồn tại đã 30 năm nay rồi”.
Đơn tố cáo của ông Chương gửi đến các cơ quan chức năng. Ảnh: Thu Trang.
Hoạ sĩ này cũng cho biết thêm: “Trước đây tôi không lên tiếng, bởi những vụ làm tranh đó có thể là họ nhái theo tranh của mình, thì tôi kệ họ. Trong miền Trung có những làng làm tranh giả nho nhỏ để bán. Nhưng với trường hợp của Triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, người làm cái này coi thường chúng tôi quá mức. Tranh giả mà họ làm như thật, nó ngô nghê, ngớ ngẩn, sơ đẳng về nghề nghiệp”.
Ông chủ của Việt phủ Thành Chương chia sẻ, khi bức tranh của ông bị mạo danh Tạ Tỵ đã được Hội đồng khẳng định là của ông, thì đáng lẽ, ông có thể “rũ áo”, nhưng vì vấn nạn thật giả làm tổn hại thanh danh của nền mỹ thuật Việt Nam, ông quyết định tiếp tục lên tiếng.
“Chúng tôi lên tiếng về sự bất lực của chúng ta trong 30 năm qua trước vấn nạn tranh giả. Đây là cơ hội may mắn vô cùng để chúng ta xử lý vấn đề tranh giả, để đưa nền mỹ thuật Việt Nam trở lại đúng vị thế”, ông Chương nói..
Hoạ sĩ chắc nịch rằng: “Tôi phải dấn thân vào việc này là vì thế chứ không phải chỉ vì tranh giành một bức tranh trong hàng nghìn bức tranh của tôi. Tôi đặt cả danh tiếng, sự nghiệp của gia đình tôi vào tình thế rất nguy hiểm. Tôi là nhân chứng đã dính vào đường dây lớn mang tầm cỡ quốc tế. Một vấn đề tràn lan 30 năm làm tổn hại đến cả một nền mỹ thuật. Đây là vụ án lớn, kéo dài nhiều năm, mang tính chất xã hội đen, và có giá trị nhiều triệu đô la Mỹ”.
Hà Tùng Long
6.
22/07/2016
Nguyễn Đình Đăng
Để chứng minh một bức tranh là giả (hay thật) thì ngoài thẩm định về phong cách, chất lượng nghệ thuật, còn cần cả chứng cứ xét nghiệm khoa học nữa.
Nói chung, các nghiên cứu khoa học về kỹ thuật sơn dầu, dung môi, dầu tạo màng, varnish v.v. tuy đã được bắt đầu từ giữa t.k. 18, nhưng có rất nhiều điều chưa rõ ràng, sai lạc. Vì thế người ta khuyên nên có thái độ cực kỳ hoài nghi đối với tất cả những gì đã được viết về vấn đề này trước năm 1952.
Nói chung, các nghiên cứu khoa học về kỹ thuật sơn dầu, dung môi, dầu tạo màng, varnish v.v. tuy đã được bắt đầu từ giữa t.k. 18, nhưng có rất nhiều điều chưa rõ ràng, sai lạc. Vì thế người ta khuyên nên có thái độ cực kỳ hoài nghi đối với tất cả những gì đã được viết về vấn đề này trước năm 1952.
Tại sao lại là năm 1952?
Lịch sử ở đây được gắn với cái tên Paul Coremans (1908 – 1965).
Paul Coremans sinh tại Bỉ, bảo vệ tiến sĩ hoá học năm 24 tuổi (1932) tại Brussels. Năm 26 tuổi TS Coremans được Viện các bảo tàng hoàng gia mỹ thuật và lịch sử Bỉ mời thành lập một phòng thí nghiệm nhằm thẩm định các bức tranh. Trung tâm đó sau này đã trở thành Viện Nghiên Cứu Hoàng Gia Di Sản Nghệ Thuật Bỉ. Ông được coi là người đầu tiên đưa các phương pháp khoa học hiện đại vào nghiên cứu kỹ thuật hội hoạ sơn dầu.
Coremans và các phương pháp nghiên cứu của ông đã trở nên nổi tiếng thế giới sau khi ông thẩm định được Han van Meegeren (1889 – 1947) đã làm giả tranh của Johannes Vermeer.
Vụ án Han van Meegeren
Han van Meegeren là hoạ sĩ Hà Lan, người đã từng chứng minh rằng những người được gọi là các chuyên gia và nhà phê bình mỹ thuật đương thời thực chất là một lũ ngu dốt. Ông đã làm giả tranh của Frans Hals, Pieter de Hoochs, Gerard Teborch, và Johannes Vermeer “siêu” đến nỗi các chuyên gia và nhà phê bình mỹ thuật đương thời tưởng là tranh thật và tán dương đến tận mây xanh. Đặc biệt, trong số này có bức Vermeer giả có tên “Bữa tối tại Emmaus” vẽ năm 1937, đã được một số chuyên gia mỹ thuật hàng đầu thế giới thời đó tuyên bố là bức Vermeer đẹp nhất họ từng được xem [1].
Trong Đệ nhị Thế chiến, để cứu các kiệt tác hội họa khỏi lọt vào tay phát xít Đức, các đại gia Hà Lan đã vung tiền ra mua các kiệt tác của Vermeer, trong đó có cả các bức tranh do van Meegeren làm giả. Tuy nhiên, một kiệt tác rởm, bức “Chúa Jesus và người đàn bà ngoại tình” vẫn lọt lưới sau khi được van Meegeren bán cho trùm Quốc Xã Hermann Göring với giá 1.65 triệu guilders (tương đương 7 triệu USD ngày nay).
Ngay sau khi Đại Chiến II kết thúc, quân đồng minh đã tìm thấy bức tranh này trong số tài sản của Göring. Van Meegeren đã bị bắt ngày 29.5.1945 và bị kết tội phản quốc vì đã cộng tác với Đức Quốc Xã và đã bán báu vật quốc gia cho chúng. Tội này có nghĩa là án tử hình. Vì thế van Meegeren thú nhận ông đã làm giả tranh Vermeer. Tại tòa ông kêu lên: “Bức tranh trong tay Göring không phải là Vermeer van Delft mà là Vermeer van Meegeren! Chính tôi đã vẽ bức tranh đó.”
Tòa đã cho van Meegeren cơ hội chứng minh điều này. Trong thời gian 5 tháng từ tháng 7 tới tháng 12 năm 1945, trước sự hiện diện của các nhà báo và công chứng tòa án, Han van Megereen đã vẽ bức tranh giả cuối cùng của mình, bức “Jesus và các nhà thông thái”. Trên cơ sở bức tranh van Meegeren bán cho Göring là Vermeer giả, vì vậy không phải là báu vật quốc gia, ngày 29.10.1947 tòa án đã xóa tội phản quốc đối với van Meegeren. Tuy nhiên ủy viên công tố vẫn cáo buộc van Meegern tội “giả mạo” và “lừa đảo”, và đề nghị 2 năm tù giam.
Tòa đã mời một hội đồng quốc tế gồm các chuyên gia Hà Lan, Bỉ và Anh để thẩm định các bức tranh giả của van Meegeren. Chủ tịch hội đồng này chính là TS Paul Coremans. Hội đồng đã thẩm định 8 bức tranh van Meegeren giả tranh Vermeer và Frans Hals. Bằng các phân tích hóa học, Coremans và các cộng sự đã phát hiện ra rằng Van Meegeren đã dùng medium có chứa nhựa phenol formadehyde, được sản xuất chỉ từ t.k. XX. Một chai dầu có thành phần y hệt như vậy đã được tìm thấy trong studio của van Meegeren. Ngoài ra các vệt nứt trên tranh đã được làm giả rất tinh vi bằng mực nho.
Việc van Meegeren lừa được Göring bằng tranh giả khiến ông ta trở thành một thứ anh hùng dân tộc trong mắt người Hà Lan. Đó là tình tiết giảm nhẹ khiến cuối cùng, vào ngày 12.11.1947, van Meegeren chỉ bị tòa kết án 1 năm tù giam vì tội “giả mạo” và tội “lừa đảo”. Tuy nhiên, sau đó 1 tháng rưỡi (30.12.1947) ông ta đã chết vì một cơn đau tim, thọ 58 tuổi.
Thế nhưng câu chuyện chưa kết thúc tại đó. Năm 1951 ông Jean Decoen – một chuyên gia mỹ thuật và phục chế – đã công bố một cuốn sách trong đó ông khẳng định hai bức “Bữa tối tại Emmaus” và “Bữa tối cuối cùng II” là Vermeer xịn, và rằng hội đồng thẩm định do TS Coremans đứng đầu đã kết luận sai. Kết quả là, ông D.G. van Beuningen – một nhà sưu tập tranh tăm tiếng, người đã mua bức “Bữa tối cuối cùng II” và 2 bức khác – đòi Coremans công khai xác nhận phân tích của Coremans là sai, nhưng Coremans đã từ chối. Van Beuningen bèn kiện Coremans ra tòa vào năm 1952, đòi bồi thường 500 ngàn bảng (tương đương 10 triệu USD ngày nay). Thế nhưng Van Beuningen đã qua đời ngày 29.5.1955 trước ngày phiên toà dự định diễn ra (2.6.1955). Con cháu của van Beuningen muốn dàn xếp với Coremans ngoài toà án, nhưng Coremans đã từ chối vì ông coi cáo buộc này là sự sỉ nhục đối với sự liêm chính trong khoa học của mình. Năm 1956, Coremans (48) đã được tòa xử trắng án. Tòa còn phán bên nguyên phải trang trải toàn bộ án phí, thiệt hại, cũng như cho phép báo chí đăng toàn bộ nội dung xét xử và kết luận cúa tòa.
Vụ án Han van Meegeren đã đánh dấu sự đột phá trong việc dùng các phương pháp khoa học hiện đại để nghiên cứu nghệ thuật, và TS Paul Coremans đã chứng tỏ được tầm quan trọng của lĩmh vực mới này qua vụ án trên.
Bài học rút ra:
– Làm tranh giả để trục lợi đã có từ xưa và có ở khắp nơi.
– Giả đến mấy rồi cũng bị phát hiện.
– Thà thất bại với tên của mình còn hơn thành công hay thu lợi khi núp dưới danh người khác.
Trích từ Phụ lục của thuyết trình
“50 bí quyết vẽ sơn dầu và 10 điều tự răn”
của Nguyễn Đình Đăng tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày 25.11.2011
____________
[1] Hồi đó, ngoài Han van Meegeren ra, chỉ có một người nữa biết bức “Bữa tối tại Emmaus” là Vermeer giả. Người đó là Jacques van Meegeren (1912 – 1977), con trai của Han. Jacques cũng là một hoạ sĩ, được bố chu cấp ăn học và dạy vẽ. Khi Han van Meegeren vẽ bức “Bữa tối tại Emmaus”, Jacques không biết gì về việc này. Song đến năm 1938, ông bố bảo con trai tới xem triển lãm “Thời đại Hoàng kim Hà Lan” ở Rotterdam vì người ta mới tìm ra một kiệt tác thất lạc của Johannes Vermeer, bức “Bữa tối tại Emmaus”. Sau đó khi Han hỏi con cảm tưởng về bức tranh, Jacques trả lời:
– Đó là một kiệt tác của thế kỷ này, chắc chắn không phải của Vermeer.
– Vậy, theo con, bức này là của ai?
– Của bố. Con nhận ra dễ dàng căn cứ vào những cái đầu to quá khổ. Các con mắt được vẽ theo lối của bố. Ly rượu và cái bình sứ trắng cũng là của bố.
Han và Jacques giữ kín chuyện này cho đến khi vụ việc bị phơi bày vào năm 1945.
Về cuối đời, do túng thiếu, chính Jacques van Meegeren đã làm giả tranh và hàng loạt chữ ký của cha mình. Ông con còn cấp giấy chứng nhận cho các bức tranh của cha, trong đó nhiều bức do chính ông con vẽ. Việc này đã làm giảm uy tín tranh của Han van Meegeren bởi ông bố không chỉ làm tranh giả mà cũng vẽ tranh của chính mình, được nhiều người biết tiếng.
Mới biết, đến cả chuyện con làm giả tranh bố, làm mất uy tín của bố, thì Việt nam ta cũng vẫn là xứ đi sau.
Mới biết, đến cả chuyện con làm giả tranh bố, làm mất uy tín của bố, thì Việt nam ta cũng vẫn là xứ đi sau.
5.
Có sự bắt tay tinh vi trong cuộc triển lãm toàn tranh giả?
22/07/2016 00:00 GMT+7
Họa sĩ Lê Thiết Cương, giám tuyển cho nhiều cuộc triển lãm lớn ở Việt Nam chia sẻ ý kiến trên VietnamNet xung quanh cuộc triển lãm 'toàn tranh giả' vừa diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gây xôn xao dư luận.
“Tôi không có ý gì khác với các họa sĩ rằng tất cả các bức tranh triển lãm đều là giả vì người trong nghề nhìn là biết ngay. Nhưng sau sự việc của anh Vũ Xuân Chung, chủ của bộ sưu tập 17 bức tranh được trưng bày, có hai chuyện.
“Tôi không có ý gì khác với các họa sĩ rằng tất cả các bức tranh triển lãm đều là giả vì người trong nghề nhìn là biết ngay. Nhưng sau sự việc của anh Vũ Xuân Chung, chủ của bộ sưu tập 17 bức tranh được trưng bày, có hai chuyện.
Triển lãm Những bức tranh từ châu Âu trở về tại Bảo tàng mỹ thuật TP.HCM toàn bộ treo tranh giả. |
Đầu tiên phải khẳng định anh ấy là người có thiện chí với mỹ thuật Việt Nam. Thay vì có tiền đi mua cái ô tô đắt tiền thì anh ấy lại mua tranh, hơn nữa lại mua ở nước ngoài và là tranh đứng tên các bậc thầy hội họa Việt Nam mang về để triển lãm chia sẻ với mọi người vì không phải ai cũng có điều kiện như anh ấy.
Ý thứ 2, ngược lại, không biết anh ấy có thiện tâm đó thật không vì đến giờ vẫn chưa chứng minh được giả sử anh ấy lại 'hợp tác' với người bán là Hubert thì sao? Hubert rất có thể đã bắt tay với anh Chung để làm việc giả dối này. Vì anh Chung đâu phải người bình thường mà là chủ một cửa hàng đồ cổ ở Lê Công Kiều, một người có 'số má' trong giới sưu tập đồ cổ chuyên về đồ đá. Anh Chung không gà mờ và không thể có chuyện không biết được.
Thêm nữa, bức tranh người ta cho là của anh Thành Chương (chứ chưa thể nói ngay là của Thành Chương), cũng chưa chứng minh được. Trừ khi phía sau bức tranh đó có dòng chữ ghi 'Thành Chương tặng bạn Kim Anh' hoặc nó từng tham gia 1 cuộc triển lãm nào hồi đó rồi. Chứ ở đây tôi thấy rất khó chứng minh bức Chân dung cô gái vẽ theo lối lập thể là của Thành Chương. Hoặc khi vừa vẽ xong thì nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Tuấn, bạn thân của Thành Chương đến xưởng vẽ chụp Chương tay còn đang cầm bút đứng cạnh bức tranh thì có thể tạm gọi là bằng chứng chứ chưa thể khẳng định chính xác 100%.
Tiếp tục, anh Chương sợ người ta không tin nên đưa ra một phác thảo nhưng hai cái đó không liên quan gì đến nhau cả. Ai cũng hiểu: Không thể có bức phác thảo nào giống tuyệt đối bức tranh đã hoàn thiện nhưng nó phải giống tới 90% nhưng đằng này lại khác một trời một vực. Chưa kể về bảng màu, tranh bị nhái chữ Tạ Tỵ vào và bức phác thảo anh Chương đưa ra có bảng màu không liên quan.
Qua tranh nhái của họa sỹ Tạ Tỵ, khi báo chí và anh Thành Chương truy thì anh Chung và Hubert mới nói rằng họ mua của anh Tuấn, con của nhà sưu tập Thẩm Đôn Thư. Trước khi chuyển từ Paris sang Berlin, bà Thẩm Đôn Thư chia tài sản cho các con, trong đó có anh Tuấn. Khi bị truy họ mới nói ra nguồn gốc bức gắn tên Tạ Tỵ như trên thì tại sao 16 bức còn lại không thể truy ra tiếp?
Hubert tự nhận là chuyên gia cao cấp về mỹ thuật Á đông và VN, từng hợp tác với Christie's Hong Kong, cho nên anh ta không phải là người mù tranh đến mức tiện thấy tranh rẻ thì mua rồi bán lại. Đã tầm như Hubert thì dứt khoát mua của ai phải có giấy tờ và anh ấy thẩm định tranh giỏi hơn rất nhiều người. Do vậy không khó để truy ra nguồn gốc của tất cả những bức tranh triển lãm lần này.
Sau cuộc gặp thẩm định tranh ngày 19/7, anh Chung vẫn một mực khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào Hubert cũng như hoàn hoàn tin là tranh thật. Chúng tôi cũng rất muốn tin như anh Chung nên anh hãy chứng minh nguồn gốc của những bức tranh. Và Hubert không còn cách nào khác là phải cùng anh Chung chứng minh đây là tranh thật.
Về phía bảo tàng, rõ ràng là họ có phần sai nhưng không thể đổ hết lỗi cho họ. Ở đây ta phải hiểu Bảo tàng chỉ là địa điểm người ta thuê để trưng bày chứ không phải đích thân Bảo tàng đứng ra bảo trợ, bảo lãnh để tổ chức cuộc triển lãm. Bảo tàng có những phòng triển lãm và để tồn tại họ cũng phải cho thuê. Nếu ghi rõ triển lãm 'tổ chức ở bảo tàng' lại khác.
Qua cuộc trò chuyện với bạn bè họa sĩ của tôi trong TP.HCM thì rất tiếc, người có chuyên môn mỹ thuật là PGĐ Nguyễn Thanh Bình thời điểm diễn ra triển lãm lại đang ở nước ngoài. Người ở nhà không có chuyên môn mỹ thuật. Tôi nghĩ có thể họ đã cố tình chọn kẽ hỡ là thời điểm đó để tổ chức triển lãm.
Qua câu chuyện tranh giả của anh Chung và Hubert cho thấy đứng sau nó là cả một hệ thống giả dối chứ không dừng lại ở vài bức tranh giả. Bởi bạn không thể nào thuê những sinh viên mỹ thuật ở Paris vẽ lại những bức tranh này được vì đây hoàn toàn là tranh Việt Nam. Dứt khoát là có 1 đường dây chép tranh tại VN rồi tuồn qua châu Âu. Sau đó lợi dụng tên tuổi chuyên gia cao cấp về tranh mà ở đây là Hubert để đi tiếp 1 đường vòng trở về VN. Qua vụ này, tôi nghĩ nếu không làm mạnh tay thì sẽ còn nhiều nhóm 'lừa' như vậy nữa".
Họa sĩ Lê Thiết Cương |
Hoàng Vy (ghi)
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/316846/co-su-bat-tay-tinh-vi-trong-cuoc-trien-lam-toan-tranh-gia.html
4.
Triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu: Toàn bộ 17 tranh là giả
19/07/2016 15:23 GMT+7
Đó là khẳng định của một số lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TPHCM, Sở VHTT TPHCM, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, phê bình, họa sĩ… phát biểu với báo chí về những bức tranh trong triển lãm "Những bức tranh trở về từ Châu Âu".
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và họa sĩ Uyên Huy - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM.
|
*Tầm hơn 10 giờ sáng 19.7, họa sĩ Thành Chương suýt bị nhà sưu tầm Vũ Xuân Chung đánh ngay tại phòng tranh trong triển lãm
*Họa sĩ Lương Xuân Đoàn: “Để có thể đi tới cùng sự việc, chắn chắn phải dùng tới khoa học hình sự”
*Họa sĩ: Ca Lê Thắng: “Tranh này là của thằng Chương chứ ai!”
*Họa sĩ Nguyễn Quân: “Nhà Christie’s phải tôn trọng mỹ thuật Việt Nam, không nên dùng những chuyên gia không đáng tin cậy làm hỏng hình ảnh mỹ thuật Việt Nam”.
|
Sáng 19.7, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM tổ chức một cuộc họp về việc giám định chất lượng tranh của triển lãm "những bức tranh trở về từ Châu Âu". Do tính chất là “họp kín, mang tính chuyên môn”, báo chí không được tham dự.
Tuy nhiên, trước khi dự họp và trong giờ giải lao, thành viên cuộc họp là các lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ Thuật TPHCM, Sở VHTT TPHCM, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, phê bình, họa sĩ… đã xem tranh triển lãm và phát biểu với báo chí.
Họa sĩ, nhà phê bình Nguyễn Quân từ chối chụp với những bức tranh giả
Họa sĩ, nhà phê bình Nguyễn Quân.
|
Vụ việc nên xử lý thế nào? Tôi nghĩ là nhìn tranh này, những người làm mỹ thuật biết ngay! Có cái tranh thật thì lại mạo danh tranh anh Thành Chương. Chúng cứ rõ ràng.
Tôi cho là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã bị lừa. Bảo tàng có quyền kiện đối tác thuê không gian triển lãm đã làm hàng giả. Bảo tàng đòi hỏi bên thuê không gian triển lãm chứng minh tính nguyên bản của các tác phẩm. Hội đồng khoa học của bảo tàng hoàn toàn có thể đưa ra kết luận của mình về chất lượng cũng như tính nguyên bản của tác phẩm.
Người bảo trợ tính nguyên bản cho những bức tranh này – Jean Francois Hubert là một người rất tai tiếng, gây ra nhiều vụ tranh giả, tranh chép. Tôi nghĩ, bảo tàng cần có thư ngỏ gửi nhà Christie’s, đừng để cho những người như thế lợi dụng danh nghĩa của nhà Christies. Nhà Christie’s cũng phải tôn trọng mỹ thuật Việt Nam, không nên dùng những chuyên gia không đáng tin cậy làm hỏng hình ảnh mỹ thuật Việt Nam. Tôi cho là nhà Christie’s cũng có khuyết điểm, kém cỏi trong nhiều việc liên quan đến mỹ thuật.
Việc này cũng làm rõ ra được một điều tệ hại của thị trường nghệ thuật, để một số người làm tranh giả thao túng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, mà ảnh hưởng rõ ràng là lâu dài đến việc hình thành thị trường nghệ thuật ở Việt Nam.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và họa sĩ Uyên Huy - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM: “Có thông tin 15/17 tranh ở triển lãm là tranh giả; độ thật/giả 50/50 là hai bức, trong đó có “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”.
Bức “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”, mấy ngày qua, họa sĩ Thành Chương đã làm sáng tỏ là tranh của mình. Còn bức “Cô gái”, chúng tôi khẳng định, đây là tranh giả. Nguyễn Sáng không thể vẽ thứ tranh “kinh hãi” như thế này. Tranh của cả phòng tranh này là tranh giả”.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói thêm: "Nếu nói về cảm quan, thì chắc chắn đây là những bức tranh giả. Với những bậc danh họa lớn của Việt Nam như Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái… chúng tôi có nhiều năm gần gũi và hiểu được sáng tác của họ. Những năm gần đây, khi tranh Việt hồi hương, điều rầu lòng nhất là chứng kiến những tác phẩm không phải là tác phẩm chân bản của họ. Đây là điều gây sốc lớn với mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn: Nếu nói về cảm quan, thì chắc chắn đây là những bức tranh giả.
|
Về vấn đề giám định tranh bằng phương pháp khoa học: Chắc chắn phải dùng khoa học hình sự. Hội đồng thẩm định chuyên môn sẽ lên tiếng. Còn để mà có thể đi tới cùng sự việc, để giải quyết, phân tích được chắn chắn phải dùng tới khoa học hình sự. Về thời gian - khó thể biết được, bởi vì chuyện tranh giả không chỉ ở phòng tranh này, còn rất nhiêu tranh giả khác trôi nổi trên thị trường, trong nước và ngoài nước".
Nhà điêu khắc Phan Gia Hương – Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, tại TPHCM:
|
“Về bức “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”: Chữ ký Tạ Tỵ trên tranh của anh Thành Chương như thế là không được! Chữ ký còn rất mới, chất sơn còn mượt, không thể là chất sơn cách nay hơn 50 năm. Cái tranh này chúng tôi đã biết gần 40 năm trước ở Hà Nội, cả lũ chơi với nhau từ thời nối khố, thời mà cứ tới chủ nhật “cơm đóng gạo góp” đi chơi với nhau, anh Chương vẽ ai đó, chúng tôi biết hết. Tranh này của anh Thành Chương là chắc chắn.
Tôi cũng thay mặt anh Ca Lê Thắng (họa sĩ Ca Lê Thắng – chồng bà Phan Gia Hương - PV) nhắn rằng, tranh này là của thằng Chương chứ ai, khỏi cần phải ra bảo tàng xem tận mắt, chắc chắn là tranh của nó.”
Họa sĩ lão thành Quách Phong: “Đây mà có thể là tranh Nguyễn Tư Nghiêm à? Toàn những nét nghều ngoào!
|
Về chuyện cảm quan thấy tranh giả thì đơn giản thế này: Mình nói chuyện với người có học, kết cấu ngôn ngữ của họ có văn có vẻ, nghe có văn hóa. Còn người vô học, họ nói cục mịch. Người họa sĩ bình thường cỡ cao đẳng, thì học cũng không thể vẽ ra những cái tranh xấu như tranh ở triển lãm này. Người không học họ có thể bắt chước phong cách, nhưng cũng không rành, tranh dỏm nhìn vô biết liền. Nhìn bút pháp, biết liền!
Vấn đề tranh giả thật – dùng biện pháp hình sự, cũng tốt, nhưng mới chỉ giải quyết phần ngọn. Gốc là toàn bộ cơ chế quản lý văn hóa nghệ thuật của nước mình, của chúng ta phải đàng hoàng hơn… Vấn đề cần phải giải quyết từ Cục, Bộ VHTTDL …
Nhà báo Lý Đợi - Báo Văn hóa Thể thao, người đầu tiên phát hiện ra chất lượng giả - rởm của các bức tranh tại triển lãm: Cách nay một tuần, khi bắt đầu nhìn thấy những bức tranh, tôi rất e dè và hoang mang khi đưa ra nỗi nghi ngờ về những bức tranh. Nhưng sau một tuần, tới hôm nay, sự nghi ngờ của tôi là hoàn toàn có cơ sở. Cái sơ đẳng nhất ai cũng thấy ở bức tranh “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”, tranh thì nứt và chữ ký lại không nứt. Thứ hai, tranh vẽ theo trường phái lập thể - kỷ hà, nhưng tên tranh người mua và người bán tranh cho ông Chung (ông Jean Francois Hubert) từng là chuyên gia của Christie’s đề là trừu tượng thì đúng là tầm bậy…
Về kết cục của vụ việc, theo tôi, vấn đề này đi tới đâu không quan trọng, mà quan trọng đặc biệt là lần đầu tiên ở bảo tàng mang tính quốc gia, chúng ta có một sự việc công khai minh bạch - là chứng cớ để nói về một hiện tượng tranh giả 30 năm qua hoành hành, làm nền mỹ thuật VN mất giá. Theo dự đoán của các chuyên gia, đúng lý đến năm 2000, chúng ta có tranh trị giá triệu USD. Nhưng giờ là 2016, mỹ thuật VN vẫn chưa có tranh triệu USD, vì người mua mất niềm tin vào tranh thật. Thấy tranh Việt, họ lại nghĩ đây là tranh giả, tranh nhái, chép. Mặt xấu của triển lãm là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM chịu một sự ê chề khi chúng ta để lọt một triển lãm với 17 tranh kém chất lượng, nhưng ngược lại, mặt tích cực thì đây là dấu mốc lớn cho thấy tranh giả ở mọi nơi, ngay tại bảo tàng…
Về hướng giải quyết, nếu ông Vũ Xuân Chung là một người tòng phạm trong vụ này, nghĩa là ông ấy tiếp tay cho đường dây tranh giả từ nước ngoài về với quê hương, thì điều này không còn gì để nói. Theo lộ trình, bảo tàng, các cơ quan chuyên môn, chức năng sẽ có cách giải quyết. Nếu ông Chung là nạn nhân vì thiếu kinh nghiệm, cả tin, mua lầm tranh giả… thì rõ ràng, số tiền ông Chung bỏ ra là quá lớn. Ông Chung hoàn toàn có thể kiện người đã bán những tranh giả này cho ông ta ra tòa. Khi mua tranh, ông Chung có hợp đồng, giấy xác nhận từ người bán - Jean Francois Hubert. Ông này Hubert rất có thể không được nhập cảnh vào Việt Nam vì ông ta đã làm điều sai trái với Việt Nam.
Nếu ông Chung là nạn nhân, ông Chung nên dũng cảm công bố số tiền đã bỏ ra mua 17 tranh và kiện người bán lên hệ thống nội địa và quốc tế. Tôi được biết một số cơ quán báo chí nước ngoài như AP, Reuters, CNN, BBC sẵn sàng đồng hành trong vụ này để thông tin ra thế giới. Tiếp theo, ông Chung nên gửi đơn tố cáo lên Tổng lãnh sự quán Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, kiện người bán tranh giả ra tòa án đúng thẩm quyền để tòa ra phán quyết, như vậy, ông Chung có thể lấy lại một phần danh dự của mình.
Ông Vũ Xuân Chung (áo tím) và họa sĩ Thành Chương (áo đỏ) trong phòng tranh.
|
Nhà sưu tầm Vũ Xuân Chung suýt đánh họa sĩ Thành Chương ngay tại phòng tranh trong triển lãm
Vào khoảng hơn 10 giờ sáng, từ trong phòng triển lãm, vợ chồng họa sĩ Thành Chương đi ra với vẻ mặt hốt hoảng. Bà Ngô Hương – vợ họa sĩ Thành Chương - giọng run run cho biết: “Chúng tôi sốc không thể tưởng được về phản ứng của ông Vũ Xuân Chung. Vừa nãy, trong phòng tranh có cả phóng viên New York Times – Richard C. Paddock (văn phòng tại Bangkok, Thái Lan) cùng một người chụp và phiên dịch, ông Vũ Xuân Chung phải nói là đã có những lời nói khiếm nhã, dọa nạt, văng tục, suýt nữa lao vào đánh anh Thành Chương, nhưng đã bị người nhà ông ấy can ngăn. Tôi còn giữ nguyên băng ghi âm và những bức ảnh xảy ra trong phòng triển lãm.
Ông Chung có hỏi anh Chương: Thằng chó, mày có biết tao mua cái tranh này (“Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952) bao nhiêu tiền không, giá 60.000 USD. Có giấy của nhà Christie’s chứng nhận, là tranh thật... Mày đừng nói lung tung về cái tranh của tao. Tao sẽ đánh mày…”.
Bức ảnh trắng đen, kích cỡ nhỉnh hơn cái nhãn vở học sinh vì hồi đó, chúng tôi khó khăn lắm mới chụp được. Ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh, một trong những nhà quay phim hàng đầu Việt Nam là NSND Nguyễn Hữu Tuấn chụp. Những bức ảnh này chụp những bức tranh tôi vẽ trong cùng một giai đoạn, cùng bút pháp. Tranh này, tôi vẽ bạn gái của tôi thời đó. Chính xác là năm 1975.
Về cách xử lý với tranh “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”:
Ngày 21.7, theo lịch, triển lãm sẽ kết thúc. Trước hết, về tranh “Trừu tượng, Tạ Tỵ, 1952”, họa sĩ Thành Chương đề nghị không cho phép mang ra khỏi bảo tàng vì đây là vật chứng của vụ làm tranh giả. “Tôi ngần này tuổi, danh tiếng, sự nghiệp tôi bao nhiêu năm nay như vậy, tôi “lao” vào tranh giành bức tranh để làm gì? Đã có chứng cứ rõ ràng, tôi đề nghị phải làm cho rõ sự việc, từ đó làm rõ ra cả một hệ thống làm tranh giả và các cơ quan phải có trách nhiệm, dùng pháp luật, xử lý vụ việc" - họa sĩ Thành Chương bức xúc.
Theo LĐO
Tin liên quan
- Họa sĩ Thành Chương choáng váng vì tranh mình bị đánh tráo
- Nghi vấn tranh giả triển lãm công khai ở Bảo tàng Mỹ thuật
- Diễn biến mới vụ nghi vấn tranh giả triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/316474/trien-lam-nhung-buc-tranh-tro-ve-tu-chau-au-toan-bo-17-tranh-la-gia.html
Họa sĩ Thành Chương bị ông Vũ Xuân Chung xúc phạm
Thứ Ba, 19/07/2016 17:48:00
Sáng nay, ông Vũ Xuân Chung xúc phạm hoạ sĩ Thành Chương ngay tại nơi treo bức tranh hoạ sĩ Thành Chương đã vẽ nhưng đang được “đứng tên” hoạ sĩ Tạ Tỵ. Trong khi đó, những bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của ông Chung đã được giới nghiên cứu kết luận là tranh giả.
Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn đã khẳng định “đây không phải là nét vẽ của các danh hoạ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái” sau khi xem 17 bức tranh được trưng bày trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, nằm trong bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung.
Vào 8h ngày 19/7, các chuyên gia trong hội đồng thẩm định, theo lời mời từ Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, đã có mặt để bàn bạc, trao đổi về 17 bức tranh được cho là của các danh hoạ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương xưa.
Bị từ chối không được tham gia cuộc họp, các phóng viên Việt Nam
và New York Times ngồi trao đổi tại khu trưng bày của bảo tàng.
và New York Times ngồi trao đổi tại khu trưng bày của bảo tàng.
Phóng viên New York Times dưới sự giới thiệu của hoạ sĩ Lê Huy Tiếp,
tranh thủ vào khu trưng bày nhóm tác giả thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương tại bảo tàng để tìm hiểu kỹ về tranh Tạ Tỵ.
tranh thủ vào khu trưng bày nhóm tác giả thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương tại bảo tàng để tìm hiểu kỹ về tranh Tạ Tỵ.
Tranh của hoạ sĩ Tạ Tỵ treo tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Chữ ký của hoạ sĩ Tạ Tỵ.
Chữ ký thật của hoạ sĩ Nguyễn Sáng trong tác phẩm của ông, được trưng bày tại
bảo tàng. Rất khác với chữ ký giả thô vụng dưới những bức tranh đã được
các chuyên gia khẳng định giả mạo ở “Những bức tranh trở về từ châu Âu”
vẫn treo trong khu vực triển lãm.
bảo tàng. Rất khác với chữ ký giả thô vụng dưới những bức tranh đã được
các chuyên gia khẳng định giả mạo ở “Những bức tranh trở về từ châu Âu”
vẫn treo trong khu vực triển lãm.
Đường nét phong cách của hoạ sĩ Nguyễn Sáng.
Hoạ sĩ Vi Kiến Thành có mặt trong cuộc họp,
nhưng ông không nêu ý kiến gì.
nhưng ông không nêu ý kiến gì.
Ông Vũ Xuân Chung xuất hiện và có những lời lẽ nóng nảy, cử chỉ xúc phạm
hoạ sĩ Thành Chương ngay tại nơi treo bức tranh hoạ sĩ Thành Chương
đã vẽ nhưng đang được “đứng tên” hoạ sĩ Tạ Tỵ.
hoạ sĩ Thành Chương ngay tại nơi treo bức tranh hoạ sĩ Thành Chương
đã vẽ nhưng đang được “đứng tên” hoạ sĩ Tạ Tỵ.
Bà Ngô Hương, vợ hoạ sĩ Thành Chương bày tỏ sự không hài lòng
trước cư xử khiếm nhã từ ông Vũ Xuân Chung.
trước cư xử khiếm nhã từ ông Vũ Xuân Chung.
Hoạ sĩ Thành Chương công bố bức ảnh chụp tác phẩm ông đã vẽ
hoạ sĩ Kim Anh, trên có chữ ký “Thành Chương”.
hoạ sĩ Kim Anh, trên có chữ ký “Thành Chương”.
Hoạ sĩ Nguyễn Quân chia sẻ: “Hôm nay bảo tàng mời các chuyên gia đến thẩm định
và họ đều kết luận 17 bức tranh là giả, trong đó có bức tranh của anh Thành Chương,
thì anh đã có chứng cớ rất rõ ràng”.
và họ đều kết luận 17 bức tranh là giả, trong đó có bức tranh của anh Thành Chương,
thì anh đã có chứng cớ rất rõ ràng”.
Sau cuộc họp, dù chưa có văn bản chính thức, nhưng một số nhà nghiên cứu, hoạ sĩ, đã khẳng định về sự giả mạo trong 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, và thể hiện quyết tâm cần có nhiều biện pháp quyết liệt để đẩy lùi vấn nạn tranh giả đang là câu chuyện không có hồi kết và làm xấu bộ mặt của mỹ thuật Việt Nam.
Việt Quỳnh
http://daidoanket.vn/van-hoa-the-thao/hoa-si-thanh-chuong-bi-ong-vu-xuan-chung-xuc-pham/1112152. Nguyễn Trọng Tạo cho biết
VỀ CHUYỆN CHUYÊN GIA CAO CẤP MỸ THUẬT NƯỚC NGOÀI BỊ SẬP BẪY TRANH GIẢ VIỆT NAM
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Qua câu chuyện một chuyên gia hàng đầu về thẩm định tranh của tổ chức đấu giá Christie’s International Hong Kong bị lừa mua tranh Tạ Tỵ vẽ năm 1952, lại hóa ra tranh của Thành Chương vẽ năm 1972, tôi nhận ra điều này, người Việt có khả năng siêu đẳng để làm mất uy tín của cả người nước ngoài.
Một nhà buôn tranh của Việt Nam làm sao lại có thể lừa được chuyên gia thẩm định tranh quốc tế?
Thật đơn giản. Họ ghi tên “Tạ Tỵ 52” vào bức tranh, rồi dùng một tấm ảnh cũ chụp mấy người nổi tiếng (như họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân – đã mất) đang trò chuyện trong căn phòng có treo bức tranh ấy để dẫn giải. Thế thì người mua tranh làm sao không tin được. Nhưng thực ra thì bức tranh đã được cấy ghép vào bức ảnh bằng công nghệ photoshop. Mãi đến khi họa sĩ Thành Chương nhận ra bức tranh ấy là của mình trong phòng triển lãm, mọi người mới té ngửa. Gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái đã lập tức cung cấp bức ảnh gốc không có bức tranh “cấy ghép” vào, và họa sĩ Thành Chương đưa ra bức phác thảo trước khi vẽ tranh gốc thì câu chuyện lừa đảo như đã được phơi bày.
Thật đơn giản. Họ ghi tên “Tạ Tỵ 52” vào bức tranh, rồi dùng một tấm ảnh cũ chụp mấy người nổi tiếng (như họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân – đã mất) đang trò chuyện trong căn phòng có treo bức tranh ấy để dẫn giải. Thế thì người mua tranh làm sao không tin được. Nhưng thực ra thì bức tranh đã được cấy ghép vào bức ảnh bằng công nghệ photoshop. Mãi đến khi họa sĩ Thành Chương nhận ra bức tranh ấy là của mình trong phòng triển lãm, mọi người mới té ngửa. Gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái đã lập tức cung cấp bức ảnh gốc không có bức tranh “cấy ghép” vào, và họa sĩ Thành Chương đưa ra bức phác thảo trước khi vẽ tranh gốc thì câu chuyện lừa đảo như đã được phơi bày.
Nhưng ông Tuấn – người bán tranh cho chuyên gia thẩm định mỹ thuật Jean-Francois Hubert vẫn còn ở Hà Nội mà không ai liên lạc được.
Bị cứ lừa ngoạn mục, ông Jean-Francois Hubert chỉ còn đưa ra được những bằng chứng do ông Tuấn cung cấp. Nhưng đau hơn là sau cú “sập bẫy” này, có phần nào ảnh hưởng đến uy tín của ông hay không?
Tháng 5.2013, tôi tình cờ gặp ông Jean-Francois Hubert tại Huế, sau cuộc đấu giá tranh quốc tế Hong Kong về chơi với 2 họa sĩ Huế được ghi danh nối theo 16 họa sĩ Việt Nam có tranh đấu giá quốc tế trước đó. Ông rất khó chịu với “phong trào” làm tranh giả mang tên các họa sĩ Việt nam nổi tiếng. Ông nói: “Những người làm tranh giả như thế muốn phá huỷ hình ảnh nghệ thuật tranh Viet Nam trên thế giới bởi vì họ là những người tồi tệ. Nếu không có ai ở Viet Nam phản ứng lại với những người kém hiểu biết này thì đây sẽ là sự chấm dứt của nền Mỹ Thuật Việt Nam”. Rồi ông nói với tôi: “Ông Tạo là một nhà báo, ông nên cất một tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ nền mỹ thuật Việt Nam. Tôi muốn ông đặt ra những câu hỏi mạnh mẽ và tôi sẽ sẵn sàng trả lời một cách thẳng thắn về điều này vì tôi thực sự bức xúc”.
Vậy mà ông đã gặp phải cú lừa ngoạn mục về tranh giả. Sự bức xúc của ông hôm nay chắc phải lên đến tột đỉnh.
Nghe câu chuyện này, tôi thấy như chính mình cũng có lỗi với ông. Sao người Việt nam mình lại chơi trò tồi tệ với ông đến thế!
Ông Jean-Francois Hubert, ông không có lỗi. Chỉ vì ông quá tin yêu người Việt nam nên tin cả những “bằng chứng” bịa đặt chứ không phải vì ông kém khả năng để thẩm định tranh.
Nhớ một lần ở châu Âu, có anh bạn Việt lái xe đưa chúng tôi đi uống rượu. Khi ra về, bị hai cảnh sát bản địa chặn xe vòi tiền vì biết lái xe cũng đã uống rượu. Theo luật của nước họ thì cảnh sát sẽ đưa xe nhập kho và thu bằng tài xế, rồi đưa ra tòa xét xử; hai năm sau mới được thi lại bằng lái xe. Nhưng… hai cảnh sát này đã mặc cả 1000 USD… Tôi hỏi người bạn Việt sao cánh sát ở đây cũng biết ăn tiền xấu như ở ta? Anh bạn nói: “Trước đây đâu có vậy. Nhưng người Việt nam đã biến họ thành thói quen hư hỏng đó”.
May thay, ông Jean-Francois Hubert vẫn là người có lương tâm, và ông ngơ ngác trước câu chuyện bị lừa đảo mà mình không hay biết.
Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo
1. Nguyễn Đình Đăng cho biết
Rác thải văn hóa?
Nguyễn Đình Đăng
Một người bạn trong làng mỹ thuật Việt mới cho biết vài thông tin liên quan tới vụ triển lãm tranh bị nghi là giả đang gay cấn tại Sài Gòn hiện nay.
Được người kể cho phép, tôi thuật lại những thông tin này, hầu như giữ nguyên cách hành văn của người kể, sau khi đã biên tập một số tên người để đảm bảo tính riêng tư.
Tôi không chịu trách nhiệm vể độ xác thực của các thông tin dưới đây vì không thực mục sở thị và cũng chưa tự mình kiểm chứng.
*
Bà A ở Huế, người mẫu một thời của hoạ sĩ B, đã sao chép tranh thiếu nữ của hoạ sĩ B khá nhiều, kể cả “nhái”, và chuyển thể sang sơn mài. Hoạ sĩ B rất giận mà không nói được gì, đành từ bỏ người đẹp này. Bà này có cả một đội ngũ làm đồ giả cổ và chép tranh. Đối với họ làm đồ sơn mài là chuyện vặt.
Chuyên gia của hãng Christie’s và bà A này từng là bạn của nhau.
Con gái của bà A từng là bạn thân của ông C, một Việt Kiều chơi đồ cổ có hạng, trước khi ông này qua đời. Cuối những năm 1980 – đầu 1990, ông C này từng về Việt Nam vơ vét tranh, thời đó vừa rẻ, vừa dễ như bỡn, theo kiểu vừa mua rẻ, vừa xin xỏ đổi chác. Có người cũng cho ông ấy mấy cái tranh nhỏ gì đó của Bùi Xuân Phái. Đổi lại, ông đồ cổ tặng cho mấy thứ lặt vặt, kiểu cái bút, bật lửa xịn của Tây, hoặc chai rượu. Như thế là xong, ông kia tít mắt, các cụ nhà mình thấy rượu là hân hoan, không tham gì và cũng ngại chuyện mua bán.
Mình đã nhìn thấy một bức sơn mài rởm Nguyễn Sáng, do bọn người Việt chuyển thể từ một ký hoạ chân dung thiếu nữ của Nguyễn Sáng sang sơn mài. Nguyễn Sáng đi nét rất mạch lạc và khỏe khoắn, tạo mảng và hình khối rõ ràng nên chuyển sơn mài không mấy khó khăn.
Sơn mài của Nguyễn Gia Trí cũng bị làm giả rất nhiều, cả trừu tượng lẫn thiếu nữ vườn xuân.
Nỗi buồn lớn nhất của vụ việc này là sau khi các bức tranh rởm đi một vòng, cuối cùng lại bị thải đổ về Việt Nam như hắt lại rác rưởi. Bọn lừa đảo kiếm được tiền xong thì cú lừa cuối cùng ngoạn mục nhất là bán lại cho người Việt Nam có tiền mà ngu ngơ, it văn hoá.
Bây giờ chúng còn to mồm khẳng định đấy là những báu vật vô giá của mỹ thuật Việt Nam, thật khôi hài.
Đề xuất của tôi:
Bảo tàng Mỹ thuật t/p Hồ Chí Minh nên tổ chức một cuộc đối chất giữa các ông Jean-François Hubert và Vũ Xuân Chung với các hoạ sĩ, chuyên gia sơn mài, sơn dầu và nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam ngay tại bảo tàng trước sự hiện diện của bộ sưu tập nói trên.
Trong cuộc đối chất này ông Jean-François Hubert cần đưa ra những bằng chứng dựa vào đó ông khẳng định các bức tranh kia là tranh thật của các danh hoạ Việt Nam.
Các hoạ sĩ và chuyên gia Việt Nam cần đưa ra những bằng chứng dựa vào đó họ kết luận các bức tranh đó là giả.
Một hội đồng do bảo tàng kết hợp với hội mỹ thuật thành phố sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng.
Đó là cách minh bạch và thuyết phục nhất để giải quyết vụ lùm xùm này.
15.7.2016
https://nguyendinhdang.wordpress.com/2016/07/16/rac-thai-van-hoa/
4.
Trả lờiXóaTriển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu: Toàn bộ 17 tranh là giả
19/07/2016 15:23 GMT+7