Mạnh tay để dẹp "làm giả", "phục chế" sắc phong Hán Nôm hiện nay : cần áp dụng chế tài hình sự
Nói kết luận trước, thì như sau: hiện nay phong trào phục chế sắc phong đang nở rộ ở các nơi. Phục chế là một từ hoa mĩ, còn thực chất, chính là đang làm giả sắc phong, tức là chế tác sắc phong giả. Cần phải có chế tài hình sự đối với loại hình sản xuất hàng giả núp dưới bóng phục chế sản phẩm văn hóa truyền thống này.
Nói cho rõ: nên áp dụng theo khung luật hình sự với với các cá nhân đang làm giả sắc phong. Các cá nhân này cần bị trừng trị bởi pháp luật, hệt như với các tội danh làm hàng giả khác (thuốc giả, hàng hiệu giả, bằng cấp giả,...).
Kết luận được nói trước như vậy.
Dưới là sưu tập dần các trường hợp làm giả sắc phong hiện nay. Làm dần dần như mọi khi.
Mở đầu sẽ là sự kiện mới đây đài truyền hình quốc gia VTV đã kém cỏi mà cổ vũ cho một người chuyên làm giả sắc phong có tên là Nguyễn Hữu Mạnh.
Sau khi xem bộ phim tài liệu “Theo dấu tiền nhân” chúng tôi nhận thấy một nhân vật phụ được giới thiệu nghiên cứu di sản Hán Nôm nghiệp dư tên là Nguyễn Hữu Mạnh.
Chúng tôi thấy nhiều điểm bất thường về người được gọi là nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Hữu Mạnh với nét chữ Hán nguệch ngoạc viết trên sắc phong cho các làng nên đã xin ý kiến trong các nhóm văn hóa (trong phim không đề cập kinh phí làm sắc phong)
Tuy nhiên, ngay lập đã có nhiều ý kiến phải hồi ngay tại post và inbox trong ngày cảnh bảo “nhà nghiên cứu” này là một tay lừa đảo chính hiệu với phương thức hoạt động vừa tinh vi vừa thất đức.
Hiện tại người này là Nguyễn Hữu Mạnh trú tại ngõ 317 Trần Khát Chân- HN. Hiện đang sử dụng Facebook ảo với tên Lý Văn Đức có địa chỉ FB
Theo như nhiều cá nhân đã chia sẻ, đây là kẻ lừa đảo chuyên nghiệp với chiêu bài có trong tay bản khai gốc thần tích sắc phong thời Tự Đức. Mạnh thường lên các trang văn hóa làng về Hán Nôm, Đình làng Việt, Hội mê sắc phong, Làng Việt.... để lân la gạ gẫm ai muốn tìm lại thần tích của làng mình đã thất lạc.
Đánh được tâm lý đau đáu muốn có bản gốc thần tích mà nhiều làng không quản giá cả kể cả làng nghèo vẫn mong tìm lại thần tích - sắc phong của đã thất lạc từ lâu
Do đó Mạnh chủ động đặt vấn đề xin làm lại bằng giá rất cao với lý do bản quyền.Dao động từ 15~40 triệu. Còn bản quyền của đơn vị ở đâu thì không rõ. Còn khẳng định là đây là tư liệu của bộ Lễ
Nhiều làng do mất sắc phong Mạnh thông báo đã tìm thấy bản lưu nội dung toàn sắc phong tại Cục lưu trữ và đã phục chế, khẳng định sao ý bản chính. Tuy nhiên qua phân tích của một vài thành viên giỏi chuyên môn như Hán Nôm Kinh Kỳ, Chùa Việt, Làng Việt xưa và nay.. lật tẩy nội dung viết trên sắc phong đều cẩu thả cóp nhặt tên thần và mỹ tự không rõ nguồn gốc chế biến thành sắc phong. Và bán cho những làng quê
Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng có dấu hiệu lừa đảo, nguy hiểm hơn còn làm thay đổi lịch sử của làng.
Chúng tôi mong những ai biết thông tin, hay là nạn nhân tiếp tục thông tin và rộng đường chia sẻ đưa ra ánh sáng. Đồng thời hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý theo pháp luật
Nhân đây cũng xin lỗi toàn thể các nhân vật khác có trong bộ phim tài liệu nói trên. Bài viết này hoàn toàn không có liên quan gì đến các anh. Việc làm các anh để gìn giữ văn hóa là đáng trân trọng, trừ tên Mạnh ở bộ phim này.
Các bài viết liên quan:
1. Hỏi - Đáp về phương thức lừa đảo của Nguyễn Hữu Mạnh.
HỎI: NHÀ NGUYÊN CỨU DI SẢN HÁN NÔM NGUYỄN HỮU MẠNH LÀ AI?
ĐÁP: Mạnh trên Face không lấy tên thật mà lấy nick name Lý Văn Đức.
Facebook có nhiều hoa lan, ấm chén cổ và rất ít ảnh cá nhân.
HỎI: NGUYỄN HỮU MẠNH LÀM NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUYÊN MÔN GÌ?
Theo Mạnh giới thiệu là: Chuyên viên nghiên cứu, quản lý mảng số hóa văn bản Hán Nôm. Cục Lưu trữ Quốc Gia
Theo VTV: Nhà nghiên cứu di sản Hán Nôm.
Theo điều tra: (Sẽ công bố loạt bài viết cuối. Chắc chắn độc giả sẽ shock về kết quả)
HỎI: MẠNH TIẾP CẬN NẠN NHÂN NHƯ THẾ NÀO?
ĐÁP:Có hai dạng nạn nhân với hai lứa tuổi và cách tiếp cận:
Một là những người trẻ lên mạng xã hội Facebook tìm thần tích thần sắc cho làng mình trong các Group văn hóa
Khi thấy ai hỏi Mạnh đều xin đám yêu cầu xóa bài để làm việc riêng và xác nhận làng có đủ thần tích sắc phong còn lưu bản gốc của làng do đang làm việc tại Cục lưu trữ Quốc gia.
Hai là điền dã bằng xe máy tới làng quê xa như Bắc Ninh, Hưng Yên... để tìm gặp các cụ có tâm huyết tìm lại thần tích- sắc phong cho làng hứa sẽ in lại cho làng toàn bộ và chép lại sắc phong từ bản lưu Bộ Lễ đồng thời lập hồ sơ di tích cho những di tích chưa được xếp hạng.
HỎI: TẠI SAO MỌI NGƯỜI TUYỆT ĐỐI TIN TƯỞNG MẠNH?
ĐÁP: Mạnh luôn giới thiệu là Cán bộ cục lưu trữ quốc gia đang đảm nhiệm phòng lưu trữ văn bản quản lý mảng số hóa bên chị Hương (Hiện chưa rõ Hương nào?) hiện đang đảm nhiệm số hóa 20.000 bản thần tích từ thời Gia Long đến Tự Đức.
Trong phóng sự phát VTV1, phút 25:39 Nguyễn Hữu Mạnh cũng nói nói để quay trực tiếp lúc đang uống nước chè:
“Cái bản khai mà tìm thấy ở cục lưu trữ, năm 1847 vua Tự Đức có một cái lệnh: Các làng khai là làng mình đang thờ để ra hiệu sắc phong” Vì đến năm 1938 thì các làng đã mất thần tích rồi nhưng bộ Lễ còn lưu tư liệu nên vẫn có sắc phong cho một số nơi. (Nghe hợp lý quá
)
HỎI: MẠNH YÊU CẦU LÀM GÌ SAU KHI NẠN NHÂN MUỐN SAO TỪ BẢN GỐC THẦN TÍCH?
ĐÁP: Mạnh yêu cầu nạn nhân viết tay một hợp đồng theo mẫu y gửi. Trong hợp đồng có yêu cầu đặt cọc 75% số tiền (Tổng kinh phí dao động từ 15~27 triệu. Cá biệt có làng 40 triệu khi có đơn yêu cầu sưu tập từ phó chủ tịch xã và trưởng thôn). Kể cả người già hơn 80 tuổi cũng viết tay và ký tay. Đây là một hình thức yêu cầu tự nguyện như việc cô giáo dạy thêm là do có đơn viết tay từ phụ huynh.
Tiếp theo sẽ gửi một bản A4 đánh máy, có ghi "Tài liệu Sưu tầm- Dịch Lưu Hành Nội Bộ" tới tay nạn nhân và yêu cầu hoàn thành nốt số tiền còn lại. Khi bàn giao bản nháp nạn nhân choáng váng vì không thấy đóng dấu xác nhận xuất xứ ở đâu, không có bản photo chữ Nho từ bộ Lễ như hứa thì Mạnh lý luận trong hợp đồng không có từ nào là đóng dấu từ các cơ quan chức năng (Ơ hay! Form là do Mạnh gửi mẫu mà). Nếu nạn nhân không đồng ý Mạnh sẽ nói đó là phá hợp đồng và không giả tiền đặt cọc (thường 10~15 triệu rồi).
HỎI: MẠNH LẤY TƯ LIỆU THẦN TÍCH Ở ĐÂU ĐỂ ĐIỀN VÀO TẬP A4 (LƯU HÀNH NỘI BỘ)?
ĐÁP: Đây là câu hỏi khó (^^) nhẽ ra phải hỏi Mạnh, vì như Mạnh nói là sao bộ Lễ từ văn bản gốc thực tế ở Cục lưu trữ. Không có dấu vì không thể báo cáo lãnh đạo vì tài liệu tuyệt mật. Tuy nhiên, thông thường sẽ là như sau:
1. Lấy tư liệu thực tế: Mạnh yêu cầu nạn nhân gửi hết các tư liệu đã có để.... đối chiếu, tích cực nghe các cụ già kể lại công trạng các thánh đang thờ để bổ sung vào thần tích mới. Ví dụ trong thần tích làng Do Chàng ( Du Tràng) đã cài chi tiết có xe muối xe gạo do ông cụ của làng kể ghép vào Thần tích trại Giảng Võ.
2.Tham khảo tư liệu chính thống Hiện có hai đơn vị là Viện Hán Nôm 183 Đặng Tiến Đông và Viện Thông tin Khoa Học Xã Hội 1B Liễu Giai còn có thể lưu bản thần tích – sắc phong kê khai năm 1938 Mạnh có thể tham khảo . Giá photo khoảng 3~5K/trang. Nhưng không phải làng nào cũng có và nhiều làng khai rất sơ sài (VD: Làng Lý Đỏ chỉ có 03 trang)
3. Trong trường hợp không có các tư liệu, Mạnh vàhương đảng sẽ dùng kho Thần tích trên Mạng hay các sách về Thần Tích, như Thần tích Hà Nội... chọn một vị thích hợp , sửa lại đúng cho các tên thần của làng, triều đại rồi in + đóng gáy không quên ghi chú "Lưu Hành Nội Bộ". Đây là cách dễ nhất vì đã có chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa sẵn rồi và không mất tiền foto.
HỎI: NẾU GIẢ SỬ ĐÚNG MẠNH LÀ CÁN BỘ CỤC LƯU TRỮ THÌ CÓ VI PHẠM GÌ KHÔNG?
Đáp: Nếu giả sử Mạnh là cán bộ Cục Lưu Trữ chuyên đi lấy tài liệu mật cơ quan (tài liệu bộ Lễ chưa được khai thác như lời Mạnh) để bán sẽ phạm Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và đơn vị chủ quản phải chịu trách nhiệm về việc quản lý thất thoát tài sản (Kết luận theo phong cách Luật gia^^)
HỎI: MẠNH KHÔNG LÀ CÁN BỘ CỤC LƯU TRỮ THÌ CÓ VI PHẠM GÌ KHÔNG?
Đáp: Nếu Mạnh không là cán bộ nhưng giả danh Cán bộ Cục Lưu Trữ sẽ phạm tội Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tácđược quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự 2015 và Combo Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, giả tài liệu quốc gia.
HỎI: NGOÀI LÀM GIẢ SẮC PHONG- THẦN TÍCH THÌ MẠNH CÓ SỞ THÍCH GÌ KHÔNG?
Đáp: Mạnh thích mua sách đắt tiền và uống mật ong nhưng quên giả tiền 04 năm. Số tiền chưa giản là 2O triệu. Khổ chủ bán mật ong là người khó khăn.
Chúng tôi thấy nhiều điểm bất thường về người được gọi là nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Hữu Mạnh với nét chữ Hán nguệch ngoạc viết trên sắc phong cho các làng ( trong phim không đề cập kinh phí)
Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến phải hồi ngay tại post và inbox trong ngày cảnh bảo “nhà nghiên cứu” này là một tay lừa đảo chính hiệu với phương thức hoạt động vừa tinh vi vừa thất đức.
Hiện tại người này đang sử dụng Facebook ảo với tên Lý Văn Đức có địa chỉ
Theo như các bác Tâm An, đã chia sẻ , với chiêu bài có trong tay bản khai gốc thời Tự Đức. Mạnh thường lên các trang về Hán Nôm, Đình làng Việt, Hội mê sắc phong.... để lân la gạ gẫm ai muốn tìm lại thần tích của làng mình đã thất lạc.
Đánh được tâm lý đau đáu muốn có bản gốc thần tích mà nhiều làng không quản giá cả kể cả làng nghèo.
Do đó Mạnh thường hét giá rất cao với lý do bản quyền. Còn bàn quyền ở đâu thì không rõ. Hỏi cơ quan nào nhất đinh không chia sẻ
Nhiều làng do mất sắc phong chỉ thông báo đã có sắc phong phục chế (khẳng định sao ý bản chính). Tuy nhiên qua phân tích của một vài thành viên giỏi chuyên môn như Hán Nôm Kinh Kỳ (Phạm Vũ Lộc, Hoàng Thế Cường) lật tẩy nội dung viết trên sắc phong đều cẩu thả cóp nhặt tên thần và mỹ tự thành sắc phong .
Một số các nhân đã chia sẻ thông tin làm giá với những người đi tìm thàn tích cho làng. Có người mất hơn chục triệu nhưng y đã nuốt lời với lý do hủy hợp đồng.
Chúng tôi mong những ai biết thông tin, hay là nạn nhân tiếp tục thông tin và rộng đường chia sẻ để
Với những trường hợp đã nhận tiền phải để nghị đối tượng giả tiền ngay tức khắc. Đồng thời hoàn thiện hồ sơ ra pháp luật
Theo quy định của phòng ban VTV1 cần có văn bản cứng gửi đến các phòng ban để xử lý theo quy trình chính thống.
Chúng tôi, các nạn nhân của Nguyễn Hữu Mạnh tức FB Lý Văn Đức đã có đơn tố giác gửi tới bà NGÔ PHƯƠNG LY - Trưởng phòng Văn học Nghệ thuật, Ban văn nghệ - Đài Truyền Hình Việt Nam.
Toàn văn như sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN TỐ GIÁC
V/v: Đối tượng lừa đảo trở thành chuyên gia nghiên cứu Hán Nôm trong phim tài liệu: “THEO DẤU TIỀN NHÂN” phát sóng trên VTV1 ngày 22/11/2020
Kính gửi: Bà Ngô Phương Ly- Trưởng phòng Văn học nghệ thuật-Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam.
Địa chỉ : Số 43 Nguyễn Chí Thanh -Quận Ba Đình- Hà Nội.
Chúng tôi là tập thể nạn nhân của đối tượng lừa đảo Nguyễn Hữu Mạnh nhà số 4 ngách 19 ngõ 317 Trần Khát Chân- Hà Nội là nhân vật xuất hiện trong bộ phim tài liệu “THEO DẤU TIỀN NHÂN ” được phát sóng vào 14h20 ngày 22/11/2020 trên VTV1, do đạo diễn Nguyễn Bảo Chân biên kịch và đạo diễn.
Đối tượng Nguyễn Hữu Mạnh là tên chuyên giả mạo Cán bộ viện Lưu Trữ Quốc Gia chuyên đi về các làng quê lừa đảo các cụ từ, các cá nhân có tầm lòng tìm hiểu lịch sử quê hương muốn sưu tầm tư liệu cổ, hắn đã cung cấp tư liệu giả sắc phong và thần tích cho các làng. Nhưng trong bộ phim trên hắn đã trở thành chuyên gia nghiên cứu văn bản Hán Nôm. (Hiện đã xóa link trên VTV Go nên không thể xem). Xem link video trên facebook:
Chi tiết vấn đề này được trình bày chi tiết như sau:
Vào hồi 14:20 ngày 22/11/2020 sau khi bộ phim được phát sóng trong phần giới thiệu về việc phục chế sắc phong có phần phát biểu và hướng dẫn của một người được cho là chuyên gia nghiên cứu văn bản Hán Nôm . Tuy nhiên các cán bộ làm việc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có nhận định trên Facebook cá nhân về việc VTV1 đã cẩu thả mời một người không rõ lai lịch và trình độ phát biểu không chính xác về sắc phong.
Ngay sau đó, nhiều người xem trực tiếp và xem lại trên VTV Go đã phát hiện đây chính là đối tượng có tên Facebook là Lý Văn Đức (hiện hắn đã xóa tài khoản) là kẻ chuyên đi lừa đảo các thành viên trên các nhóm của mạng xã hội .
Đây là kẻ lừa đảo chuyên nghiệp với chiêu bài là cán bộ viện lưu trữ Hán Nôm có trong tay bản khai gốc thần tích sắc phong thời Tự Đức. Mạnh thường lên các trang văn hóa làng về Hán Nôm, Đình làng Việt, Hội mê sắc phong, Làng Việt.... để lân la gạ gẫm ai muốn tìm lại thần tích của làng mình đã thất lạc.
Đánh được tâm lý đau đáu muốn có bản gốc thần tích mà nhiều làng không quản giá cả kể cả làng nghèo vẫn mong tìm lại thần tích - sắc phong của đã thất lạc từ lâu. Do đó Mạnh đã chủ động đặt vấn đề xin làm lại bằng giá rất cao với lý do bản quyền, dao động từ 15~40 triệu hắn còn khẳng định là đây là tư liệu của bộ Lễ triều Nguyễn, được lưu trữ tuyệt mật, khi xem cần Phó Thủ tưởng chính Phủ ký giấy thì mới được mở xem để khai thác.
Nhiều làng do mất sắc phong mong muốn tìm lại, Mạnh thông báo đã tìm thấy bản lưu nội dung toàn sắc phong tại Cục lưu trữ và đã phục chế thành công, khẳng định sao ý bản chính.
Tuy nhiên qua phân tích của một vài thành viên giỏi chuyên môn trên các trang như Hán Nôm Kinh Kỳ, Chùa Việt, Làng Việt xưa và nay.. lật tẩy nội dung viết trên sắc phong đều cẩu thả cóp nhặt tên thần và mỹ tự không rõ nguồn gốc chế biến thành sắc phong. Đây hoàn toàn là những tờ giấy lộn không có giá trị.
Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng có dấu hiệu lừa đảo, nguy hiểm hơn còn làm thay đổi lịch sử của làng quê khiến văn hóa truyền thống của dân tộc bị hủy hoại.
Chúng tôi bàng hàng và không hiểu vì sao một kẻ lừa đảo táo tợn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu di sản Hán Nôm được phát sóng trên VTV1 kênh truyền hình uy tín nhất của Việt Nam?
Chúng tôi khẩn thiết và mong muốn Ban Văn Nghệ- Phòng văn hóa nghệ thuật cần khẩn trương điều tra một cách công khai minh bạch. Cụ thể là cần làm việc với đạo diễn Nguyễn Bảo Chân và ê kíp làm phim giải trình về việc nguyên nhân có mặt của Nguyễn Hữu Mạnh trong phim, đồng thời có ý kiến cải chính chính thức trên các kênh thông tin chính thống về việc ngộ nhận này. Từ đó tránh việc đối tượng lợi dụng để lấy nội dung bộ phim tiếp tục đi lừa đảo và sẽ yêu cầu khởi tối đối tượng theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời uy tín của ban văn Nghệ nói riêng và truyền hình VTV1 nói chung sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố nói trên
Thay mặt những nạn nhân và những cá nhân yêu di sản văn hóa truyền thống Việt Nam xin được gửi lời chúc sức khỏe tới toàn ban văn nghệ, đồng thời gửi sự tin tưởng đến Ban Lãnh Đạo cho việc xử lý sự việc nói trên.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.