Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.
Home
08/09/2024
Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)
29/08/2023
Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam
13/10/2022
Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)
Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.
Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ.
Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".
Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.
19/08/2022
Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014 và 2022)
Hồi tháng 4 năm 2014, chúng tôi du lãng Nam Bộ. Trường đoàn phía Bắc là thầy Ngô Đức Thịnh. Chúng tôi tập quân ở Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại tập quân về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh). Sau đó thì du lãng nhiều tỉnh thành khác (An Giang, Đồng Nai,...).
Công việc cơ bản là kết hợp hội thảo và trình diễn nghệ thuật hầu đồng Bắc - Trung - Nam.
23/01/2022
Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát
Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đây và ở đây).
Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.
21/04/2021
Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước
Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.
Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !
Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !
Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):
17/03/2021
Khi Phật giáo còn chưa tới, người ta suy nghĩ gì về kiếp sau - trường hợp ông cháu nhà Triệu Đà
Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.
Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đây, ở đây hay ở đây).
06/01/2021
Hầu đồng, nguồn cảm hứng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)
Bài của bác Phạm Tứ, vừa lên bên tờ Văn Hiến.
Có nhiều tư liệu quí, nhiều trải nghiệm thú vị đã được trình bày.
28/11/2020
Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đang du lãng miền Tây "gạo trắng nước trong"
Miền Tây đang rực rỡ nắng vàng.
Chúng tôi đã nhiều lần du lãng miền Tây. Có lần đi khá lâu, là đi xe 7 chỗ, đúng dạng du lãng. Hồi ấy đi xiên từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ huyện này sang huyện kia, ở lại rất nhiều nơi, la cà ăn cơm dọc trên đường đi, kéo dài tới cả tháng. Một chiến lợi phẩm quan trọng là xác nhận được bằng nhận thức và vật chất về sự đa dạng của các loại mắm miền Tây. Hóa ra, miền Tây có một nền tàng văn hóa mắm thật tuyệt vời. Chúng tôi có đến khu lăng mộ cụ Phạm Đăng Hưng ở Gò Công - dân cho biết ông là bố đẻ của bà Từ Dũ trong cung nhà Nguyễn. Tương truyền bà Từ Dũ cũng là một người làm mắm có hạng.
Lần này thì chỉ chớp nhoáng, nên xuất phát từ Hà Nội, đi tàu bay của hãng VnAirline. Đây là chuyến máy bay đầu tiên tôi sử dụng sau đại dịch covid-19. Phải bó gối suốt từ đầu năm 2020.
04/08/2020
Văn hóa học: Culturogology và Cultural studies (Mikhail Epstein; bản dịch Nguyễn Văn Hiệu)
09/06/2020
Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu
Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).
07/06/2020
Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh
06/06/2020
Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)
Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.
28/05/2020
Để Tín ngưỡng thờ Mẫu đi đúng quỹ đạo (phát biểu của ông Phạm Tứ)
30/04/2020
Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)
30/05/2019
Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh
18/02/2019
"Linh tinh tình phộc" (lễ hội Trò Trám) các năm gần đây, và lên tiếng của học giới
25/12/2018
Chuyện hầu Thánh đầu thế kỉ XXI : thanh đồng nức tiếng vốn là phu nhân tướng công an
"Trong những tháng năm tuổi trẻ, nàng Loan “mắt mèo” xinh đẹp gặp gỡ và đem lòng yêu thương một chàng chiến sĩ công an con nhà danh giá, đẹp trai lịch lãm. Được sự vun vén của cả hai bên gia đình, đám cưới của họ thực sự là đám cưới trong mơ trong mắt bạn bè và bạn bè đồng nghiệp lúc bấy giờ. Kết quả của cuộc hôn nhân ấy là hai người con ra đời trong niềm hân hoan của cả đại gia đình. Cậu con trai cả chào đời năm 1982 và cô con gái út sinh năm 1988. Đấy là khoảng thời gian mà cuộc sống luôn diễn ra đúng với những gì cô mong đợi. Công việc của cô cũng thuận lợi và chồng cũng thăng tiến vượt bậc trong sự nghiệp."