Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-bất-tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tứ-bất-tử. Hiển thị tất cả bài đăng

10/03/2024

Tứ Bất Tử và Đức Thánh Trần - vì sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử

Đây là câu hỏi của bạn Lương Thị Mai Anh gửi vào trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" trong ngày 10/3/2024.

Trang Văn hóa Tín ngưỡng "Hệ thần Liễu Hạnh công chúa" đã được khai trương từ hạ tuần tháng 2 năm 2024, xem ở đâyở đây (ngày 21/2/2024). 

Sau câu hỏi của Mai Anh thì có các trao đổi, và đi đến thống nhất chung trong ngày là: chìa khóa của bộ Tứ Bất Tử là "trường sinh" và "bất tử", bởi vậy việc liên tục "chuyển thế" hay "đầu thai chuyển thể" (sinh hóa hóa sinh) là đặc điểm chung của các vị thần trong bộ Tứ Bất Tử. 

Bạn Việt Vũ đã đưa ra lí giải trên (tạm tóm gọn lại vậy). Tại sao Đức Thánh Trần không có trong Tứ Bất Tử, thì Việt Vũ cắt nghĩa là: "Hưng Đạo Vương tuy công lao lừng lẫy nhưng có thác đi, cũng không có phép lạ tái sinh chuyển thế đâu cả, nên không thể gọi là bất tử được".

29/08/2023

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Đây là một cuốn sách trọng yếu, mà nay đã biết rộng rãi trong học giới Việt Nam và quốc tế, gần đây đã có bản dịch tiếng Việt.

Sách được đạo sĩ danh tiếng Thanh Hoa Tử hoàn thành tại Thăng Long vào năm Thiệu Trị 7 (1847), sau đó được khắc in năm Canh Tuất (nhóm Trương Đình Hòe và Trần Ích Nguyên thì cho là năm 1850, tức là in ngay sau khi bản thảo vừa hoàn thành).

Đó là cuốn Hội chân biên. Trong sách này, truyện "Sòng Sơn Thánh Mẫu" (tức Liễu Hạnh công chúa) được xếp đầu tiên ở phần/quyển Khôn. Sách có phần/quyển đầu là Càn (nam thần), phần/quyển sau là Khôn (nữ thần).

07/07/2022

Dòng sông Tô Lịch trong dự án tổng thể 2022 của công ty JVE ("trên công viên, dưới hầm ngầm")

Ngày hôm nay (Thứ Năm ngày 7/7/2022), công ty JVE tổ chức một hội thảo mang tính ra mắt chính thức và quảng bá cho dự án tổng thể. Tôi có tới tham dự từ lúc 15h (muộn lại khoảng 1 tiếng do vướng việc khác).

Tin tức cũ của mấy năm trước, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Tôi muôn tóm gọn dự án tổng thể này bằng câu sau:"Trên công viên, dưới hầm ngầm". 

Cụ thể hơn thì là: "trên là công viên lịch sử văn hóa, dưới là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm". Ở phần công viên, thì có thiết kế một quảng trường Thăng Long Tứ Trấn và một quảng trưởng Tứ Bất Tử. 

31/08/2019

Bộ thần Tứ Bất Tử với nghệ thuật đương đại : ốp điện thoại thông minh

Bộ thần Tứ Bất Tử của Đại Việt, với tôi, thì bắt đầu chính thức viết bài học thuật từ khoảng năm 2007 (bài đăng lần đầu trên tạp chí học thuật cũng khoảng đó). Liền mấy bài hồi đó.

Giữa chừng đang còn tạm nghỉ để chuẩn bị, rồi mới có thể tiếp tục công bố, thì gần đây, hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, bất ngờ gặp gỡ ở một hội thảo (xem lại ở đây), thì một ông em có hỏi thăm như đề nghị: anh làm mọi người đợi bài thêm về Tứ Bất Tử trong liên quan với cuốn Hội Chân Biên lâu quá, tới hơn 10 năm rồi còn gì, mà bài đó có viết là sẽ làm tiếp ngay mà !

16/07/2019

Từ Đạo Hạnh chùa Thầy cũng là ngôi Đế Thích (bài Bách Việt trùng cửu)

Một giả thiết của Bách Việt trùng cửu, nhưng theo tôi là đi đúng hướng. Bản thân tôi cũng đang giải mã nhóm vấn đề Đế Thích. Ví dụ, trong quan hệ Đế Thích và Liễu Hạnh công chúa, thì có thể xem bài học thuật ở đây. Sau này, sẽ cập nhật bài chi tiết hơn nữa.

05/02/2019

Chúc mừng năm mới : Bộ "Tứ Bất Tử" và "Liễu Hạnh công chúa" qua thiết kế của học sinh

Các học sinh lớp 10 của một trường trên địa bàn Hà Nội đã thiết kế ra một bộ bao lì xì Chúc mừng năm mới 2019. Một bộ gồm 4 chiếc với 4 màu khác nhau. Chủ đề là Tứ Bất Tử.

Ở mặt sau mỗi bao lì xì có phần ghi tên các học sinh và lớp hiện nay. Trước đó thì có  cho biết: "Sản phẩm lì xì do các học sinh trường (...) thiết kế với mục đích mang đến một tác phẩm nghệ thuật có thể truyền đạt những kiến thức văn hóa lịch sử Việt Nam".

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.

03/07/2017

Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh (toàn văn 36 trang)

Tên đầy đủ của bài là Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

Đã điểm tin ở đây (tháng 4/2017).

18/03/2015

Vua thì đâm đầu xuống giếng, tráng sĩ thì tìm rừng cây âm u, để mà cùng chết

Vấn đề không nằm ở chỗ rửa chân hay bơi lội dưới Hồ Tây, thậm chí là Hồ Trúc Bạch, hay thậm chí là ao cá các cụ. Mà là ở cách chết của tráng sĩ. Và liên đới, là cả ông vua của tráng sĩ.

Về chuyện vua Hùng đời thứ 18 lao đầu xuống giếng chết, của một bản kể tiếng Việt được in cuối thập niên 1860 (tức cách nay tới cả 150 năm trước), thì tôi đã đề cập từ năm ngoái (đọc lại ở đây). Tóm tắt thì là như sau:

Gióng mới kịp tắm, chứ chưa kịp ăn bún ốc và bánh tôm Hồ Tây

Chính ra mình muốn viết là Dóng.

Nhưng bây giờ, nhất loạt viết thành Gióng hết rồi.

Đến lúc nào đó, sẽ nói chuyện Dóng xơi món bún ốc và bánh tôm Hồ Tây.

Bây giờ, theo dòng thời sự, là chuyện Dóng nhảy xuống tắm ở đó thôi. Một thời được gọi là hồ Dâm Đàm.

14/01/2015

Tiệc mẫu Tứ Phủ trong một năm (danh sách cập nhật, với tên mới)

Cái bảng danh sách này, cái cũ nhất có thể ngược về tới thời Lê Trung Hưng. Ý tưởng một triều đình riêng đã xuất hiện, muốn dành không gian một cách tưởng tượng với triều đình có ông vua thật.

13/11/2014

Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng ngợi ca Mẫu Liễu trong hệ thống Tứ Bất Tử

Ông Dũng chỉ nghĩ đơn giản, và rõ ràng, rằng: sử thi là lịch sử quốc gia viết bằng thơ. Cho nên, ông viết những câu có vần vè, đem ghép lại, phỏng theo quá trình đọc sử Việt Nam, mà thành ra bộ Đại Nam văn hiến sử thi đồ sộ. Một sự đồ sộ có vẻ ngẫu nhiên. Có điểm giống, nhưng khác về chất so với cuốn sử thi được xem là có tác dụng chữa bệnh của bà Nguyễn Thị Huệ.

Đọc bộ đó, mới thấy doanh nhân Dũng rất mê đọc sách. Ông đọc không ít về số lượng, cũng như không ít về chủng loại sách.