Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-tín-ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-tín-ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
02/10/2024
06/07/2022
Cố Cả Cadière (1869-1955) và di sản nghiên cứu văn hóa tôn giáo Việt Nam
13/02/2022
23/01/2022
Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát
Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đây và ở đây).
Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.
Hai ngôi Phủ bề thế nằm cách nhau khoảng 1 cây số. Tôi đã bắt đầu tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở các nơi này, những nơi chính yếu của Phủ Giầy Nam Định, từ đầu thập niên 1990, tính đến này cũng đã tới khoảng 30 năm.
Còn việc khảo sát Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì cũng bắt đầu vào đầu thập niên 1990, hồi đó, tư liệu biên chép tại chỗ có thể xem ở đây (tư liệu của năm 1993).
Rồi mãi sau này, tới năm 2014, tôi mới có dịp tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở Phủ Giầy Sài Gòn (tư liệu của Phủ Giầy Sài Gòn đã được báo cáo nhanh ở đây và ở đây).
13/08/2020
Trò chuyện với hồn của người đang sống : "vọng khoăn đíp" ở vùng Tày - Nùng
Không phải là với linh hồn của người đã khuất. Mà là, nói chuyện với hồn của người đang còn sống. Người đang sống ấy có thể có mặt ở buổi đối thoại (mà người trung gian là các ông bà mo - then - pựt của người Tày - Nùng). Có khi người sống sẽ bổ sung thêm thông tin, lại có khi cãi lại (do thông tin được đưa ra trong cuộc đối thoại không đúng với sự thực).
Hiện tượng này hiện vẫn được duy trì trong cộng đồng người Tày và người Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
07/06/2020
Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh
Những năm tháng cuối cùng, do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng, ông không còn xuất hiện nhiều ở những hội thảo hội nghị nữa (đọc ở đây), nhưng vẫn tham gia hay chủ trì một số công trình khoa học.
Một trong số đó là công trình Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, vốn là đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018 (tháng 1/2017 - tháng 12/2018), nghiệm thu năm 2019, dự thi giải thưởng năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Công trình đó do tôi làm chủ nhiệm, với 7 thành viên (thầy Ngô Đức Thịnh là một trong đó), đã nhận giải Nhì A năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Khi nhận giải, đã đưa tin nhanh ở đây.
Như vậy, đây là công trình tập thể mà thầy Ngô Đức Thịnh tham gia với tư cách một thành viên. Có thể xem đó là một trong những công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của ông.
28/05/2020
Để Tín ngưỡng thờ Mẫu đi đúng quỹ đạo (phát biểu của ông Phạm Tứ)
Bài đã lên mạng từ hồi còn đang quyết liệt chống dịch Cô Vy.
23/03/2019
Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân
Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.
Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương.
Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.
20/02/2019
10/02/2019
Tang lễ học giả Nguyễn Quốc Tuấn (1957-2019)
Một học giả đàn anh của lứa chúng tôi. Chúng tôi biết anh từ nửa cuối thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học và về công tác tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Ở khoảng nửa cuối thập niên 1990, anh thường xuất hiện cùng anh Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) và đặc biệt là thầy Trần Quốc Vượng, trong các hội nghị/hội thảo, các chuyến điền dã, các cuộc du chơi, các cuộc nhậu. Nhiều khi, ngẫu nhiên gặp anh tại nhà thầy Vượng ở khu Kim Liên ngày trước. Thầy Vượng là người đầu tiên cho tôi biết (khoảng năm 1997-1999) rằng, anh chính là con trai của học giả Nguyễn Kiến Giang (về cụ Kiến Giang có thể đọc ở đây hay ở đây).
17/12/2018
Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" (tin và ảnh của Học viện Phật giáo)
Có một hội thảo về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, đã diễn ra trọn một ngày hôm qua, 16/12/2018, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội).
Hội thảo được tổ chức với nỗ lực của phía chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thanh đồng có uy tín trong giới tín ngưỡng thờ Mẫu, và các nhà khoa học (của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác trên toàn quốc).
Tin ở dưới là lấy nguyên (cả văn và ảnh) của trang chủ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Tên của mình một lần nữa bị nhầm (bây giờ là tên lót, từ "Xuân" thành "Văn"). Do người viết tin nhầm thôi. Còn trong hội thảo và tài liệu chính thức thì không.
26/09/2018
Nguyên chủ tịch nước : khai ấn và ban ấn đêm qua (16/8 âm lịch)
Ở Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Thấy các ông hưu quan, tiêu biểu là nguyên chủ tịch nước.
Cũng thấy các ông sắp hưu quan, tiêu biểu là đương kim tổng giám đốc VOV.
Thấy các ông hưu quan, tiêu biểu là nguyên chủ tịch nước.
Cũng thấy các ông sắp hưu quan, tiêu biểu là đương kim tổng giám đốc VOV.
10/08/2018
Khu đền thờ của Đại Nam : tư tưởng "tích hợp" và "sử thi hóa" của ông chủ Huỳnh Ngu Công
Tên chính thức là Đền Đại Nam. Còn gọi là Kim Điện. Đã khánh thành năm 2005, tức là khoảng 13 năm trước. Nhưng bây giờ, tôi mới thấy bản giới thiệu cụ thể hơn (trước chưa thấy).
Cái mình quan tâm nhất, là Hội đồng Tứ Phủ, thì tọa lạc ở tầng thứ 8 trên bảo tháp gồm 9 tầng. Hội đồng Tứ phủ cùng một tầng với Hội đồng chư Phật và Hội đồng Đất nước.
29/07/2018
Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)
Bài đã hoàn thành vào năm 2010 của cố học giả Trần Văn Toàn (có thể đọc lại ở đây). Lần gặp gỡ đầu tiên với ông cùng phu nhân người Bỉ là tại Hà Nội, vào quãng năm 2008. Trong các câu chuyện dài dài khi đó, ông có nói đến việc chuẩn bị viết bài về cố Cả.
Trong lúc ông viết, qua e-mail, ông có thảo luận về chữ "linh thanh" hay "thanh linh". Rồi đi đến tạm kết rằng, đó là một cách viết khác của "thiêng". Tôi vẫn trở đi trở lại nói rằng, cách viết về tôn giáo Việt Nam của cố Cả rất độc đáo nhưng là khó khi sử dụng cho tôi (ví dụ trích dẫn), còn khi đọc như tác phẩm văn học thì rất thích.
05/06/2018
Xây lại một ngôi đền thờ "Quỳnh Hoa công chúa" ở Duy Tiên - Hà Nam
Lâu nay, các nơi có liên quan đến Thánh Mẫu cả ngoài Bắc trong Nam thường hay bằng cách này hay cách khác liên hệ tới mình. Lắng nghe chuyện từ bốn phương có nhiều điểm rất thú vị. Ở Mộc Bắc là một trường hợp.
Nhân dân trong vùng, tức xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên) và lân cận, quen gọi là "đền Quỳnh Hoa". Họ giải thích Quỳnh Hoa chính là Liễu Hạnh công chúa.
Nhân dân trong vùng, tức xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên) và lân cận, quen gọi là "đền Quỳnh Hoa". Họ giải thích Quỳnh Hoa chính là Liễu Hạnh công chúa.
Ngôi đền đã bị mất dấu hoàn toàn. Không còn sót lại bất cứ gì ra tấm ra miếng. Bây giờ, nhân dân địa phương bắt đầu tái thiết. Khung dựng bằng bê tông cốt thép. Kĩ thuật xây dựng hiện tại có thể làm giả gỗ từ bê tông cốt thép rất dễ dàng.
27/04/2018
Hội Thánh của Đức Chúa Trời - xem và nghe tư liệu từ hai phía
Một phía nghe và xem là từ chính Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Quả thực là mình đã ghé chơi các hội sở của nhóm này (hoặc nhóm tương tự) ở Hàn Quốc những lần du lãng thành phố biển Pusan. Hồi ấy là vượt biển từ tỉnh Fukuoka của Nhật Bản sang Pusan du lãng, các năm 2000-2003. Đôi khi ở giữa cánh đồng rất vắng người cũng ngẫu nhiên gặp hội sở của họ. Hình như họ có nhét vào tay một ít tài liệu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)