Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Tây-Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

08/09/2024

Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)

Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.

Vào đầu thập niên 1990, đền An Thọ của cụ tiếp đón rất nhiều khách quốc tế đến khảo sát văn hóa Việt Nam - đây là những nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa), mà những người khởi xướng mối giao hảo là các vị tiền bối của Viện là: Phan Đăng Nhật, Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Ty.

07/08/2024

Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.

Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".

Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).

Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.

14/05/2024

Đọc thơ Thiên Sơn - những tác phẩm đầu tiên

Thiên Sơn viết thơ trước nhất. Anh say mê thơ rất lâu và "chuyên nghiệp" một thời gian dài. Rồi sau này, anh mới bắt đầu viết văn xuôi. Mảng văn xuôi, Thiên Sơn được biết đến với Những người bên lề (tập truyện ngắn), Dòng sông chết (tiểu thuyết), Đại gia (tiểu thuyết),...

Những bài thơ của bạn, những bài đầu tiên, đã thấy trong sổ tay công tác Đoàn của tôi thời đầu thập niên 1990 ! Tức là, có khi nào đó họp Đoàn trường hay Đoàn Liên chi Khoa Ngữ văn ngày trước, tôi đang đọc một bài thơ nào đó ở dạng chế bản nhanh (đánh máy hay in kim) của Thiên Sơn, rồi bất giác chép nó vào cuốn sổ.

11/04/2024

Tiệc Mẫu tháng Ba 2024 ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - ngày 9 - 11 tháng Tư (ngày mùng 1 - 3 tháng Ba ta)

Phủ Tây Hồ bây giờ là thời kì quản lí của bác Trương Công Hồi - là người kế nhiệm của cụ Trương Công Đức (cụ Đức đã quá cố gần đây, xem lại ở đây).

Theo lệ từ sau Đổi Mới, vào dịp tiệc Mẫu tháng Ba hàng năm, sẽ không có rước kiệu Mẫu như trước năm 1954. Nhà đền chỉ bày cỗ kiệu ở sân Phủ mà thôi - chúng tôi đã trình bày kĩ lưỡng về các nội dung này ở các bài viết từ sau năm 2008.

Bây giờ là cập nhật tình hình tiệc Mẫu tháng Ba năm nay, năm 2024. 

29/03/2024

Góc nhìn văn hóa 2024 : về xu hướng rước kiệu thần theo lối mới (gắn bánh xe, sử dụng xe chuyên dụng)

Có một xu hướng mới, với phổ rộng trên toàn cầu.

Mở đầu là một bài vừa đăng hôm nay trên Dân trí của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hùng Vĩ. Thầy là học trò của các nhà giáo danh tiếng Đinh Gia Khánh (đọc ở đây) hay Bùi Duy Tân (đọc ở đây). Thầy lại là thầy của nhiều lớp học trò đang giữ nhiều cương vị quan trọng, ví dụ có đương kim Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn.

Với chủ nhân Giao Blog, thầy Nguyễn Hùng Vĩ là một người thầy tạo cảm hứng và ảnh hưởng quan trọng, ví dụ như đã kể trên Giao Blog về hồi năm 1993 tại Phủ Tây Hồ hay chùa Tây Hồ, cũng thời gian đó là những điều tra chung tại vùng Phủ Giầy Nam Định (đọc lại ở đây hay ở đây). Chúng tôi hay nói vui là: thầy và trò đi dọc đi ngang miền Bắc hồi đầu thập niên 1990 bằng xe máy nhãn hiệu Honda 50 phân khối - chiếc xe thần thánh được thầy mang về từ Căm Bốt. Một học trò ruột mua lại "chiếc xe thần thánh" đó hiện nay là đương kim Tổng Biên tập báo Hà Nội mới.

28/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 1 (Lăng Mẫu)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

03/07/2023

Coffee Tứ Phủ - một cửa hàng khởi nghiệp từ 2022 ở Tp. Hồ Chí Minh

Tựa như ý tưởng mở ra cửa hàng này là được gợi ý từ nhiều "ảnh hưởng" khác nhau, trong đó tôi thì chú ý đến ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh hồi năm 2019.

Người ở cửa hàng đã cho biết như vậy (về ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ).

Về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh thì trên Giao Blog, có thể xem ở đây (tháng 8 năm 2019).

Có một luận văn thạc sĩ đã bảo về thành công tại Chương trình Khu vực học - Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 6 năm 2020, trong đó có một phần bàn luận về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh. Có thể xem đây là nghiên cứu học thuật đầu tiên đề cập đến MV Tứ Phủ nói riêng, và rộng hơn là việc các nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuối đang nỗ lực khai thác các giá trị của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ (Tân Nhàn, Trà My, Hoàng Thùy Linh,...) từ nhiều góc độ khác nhau.

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

09/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : chùa Sùng Ân ở khu vực nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh - Hà Nội)

Chúng tôi đã du lãng ở vùng núi Thanh Tước (thuộc huyện Mê Linh) từ đầu thập niên 1990. Tính đến nay đã sắp 30 năm. Đại khái ngang ngang với thời điểm chúng tôi du lãng Phủ Tây Hồ (về Phủ Tây Hồ thì ví dụ xem lại bản viết tay đã giới thiệu nhanh ở đây - lên trang vào tháng 10 năm 2018).

Sau nhiều năm, vì bận mải trên đường lãng du, không có dịp về thăm Thanh Tước. Bẵng một cái, là tới 1/4 thế kỉ không một lần quay trở lại !

Bây giờ, đầu tháng 8, trở về, giật mình thấy các bản viết chữ của mình lưu lại ở nhiều nơi. Chữ viết tay trên giấy, của thập niên 1990. Có cái đã 25 năm rồi. 

Hồi chúng tôi du lãng Thanh Tước đầu thập niên 1990 thì Thanh Tước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Còn bây giờ, Thanh Tước thuộc về Hà Nội.

23/01/2022

Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát

Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đâyở đây).

Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.

Hai ngôi Phủ bề thế nằm cách nhau khoảng 1 cây số. Tôi đã bắt đầu tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở các nơi này, những nơi chính yếu của Phủ Giầy Nam Định, từ đầu thập niên 1990, tính đến này cũng đã tới khoảng 30 năm.

Còn việc khảo sát Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì cũng bắt đầu vào đầu thập niên 1990, hồi đó, tư liệu biên chép tại chỗ có thể xem ở đây (tư liệu của năm 1993).

Rồi mãi sau này, tới năm 2014, tôi mới có dịp tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở Phủ Giầy Sài Gòn (tư liệu của Phủ Giầy Sài Gòn đã được báo cáo nhanh ở đây và ở đây).

28/12/2021

Chuyện cuối năm 2021 liên quan đến chùa Tây Hồ : Công an Đống Đa có làm sai lệch hồ sơ vụ án hành chính?

Liên quan trực tiếp đến nhà sư trụ trì của chùa Tây Hồ (làng Tây Hồ cũ, nay là phường Quảng An quận Tây Hồ thành phố Hà Nội). 

Có thể thấy hình ảnh nhà sư trụ trì chùa Tây Hồ trên Giao Blog, ở kí sự đi Ấn Độ (do chính nhà sư viết trên đường) tại đây (năm 2016), hay việc nhà sư đứng ra chủ trì tang lễ cho cụ Trương Công Đức (người phụ trách quản lí Phủ Tây Hồ từ năm 1988 đến năm 2017) tại đây (năm 2017).

Câu chuyện cuối năm 2021 này, là phát sinh giữa nhà sư trị chùa Tây Hồ và nhà sư trụ trì chùa Kim Liên (Nghi Tàm)

Chùa Tây Hồ và chùa Kim Liên là hai ngôi chùa nằm ở bên bờ Hồ Tây, cách nhau vài km.

09/12/2021

Gặp gỡ đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tại Phủ Tây Hồ

Nhạc sĩ Phú Quang vừa tạ thế (1949-2021).

Câu chuyện đôi bạn Thái Thăng Long và Phú Quang, tôi đã kể nhiều năm trước, chính từ công việc của tôi gắn với một quá trình khảo sát lâu dài Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đọc lại ở đây.

11/06/2021

Hoa hậu Việt Nam 1994 Nguyễn Thu Thủy (1976-2021) với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải

Vào ngày hôm nay, 11/6/2021,  trên Fb Nguyễn Thu Thủy (gia đình quyết giữ Fb này từ sau lễ an táng của hoa hậu đã viên mãn), có đoạn như sau:

"Tuy đã đi rất nhiều nơi nhưng Thủy đặc biệt gắn bó với thành phố Hà Nội quê hương, nhất là ba khu vực Thủy từng sống: phố Nguyễn Thái Học đoạn không xa phố Hoàng Diệu và ga Hàng Cỏ; khu Thanh Xuân (Lương Thế Vinh); Gia Lâm, gần cầu Long Biên. Khoảng mười năm cuối, Thủy sống gần hai cái hồ nổi tiếng của Hà Nội. Trong cái nhìn của Thủy, Hà Nội là một địa điểm rất đặc biệt, được làm nên từ nhiều tầng sâu khó dò và văn chương đối với Thủy đồng nghĩa với đi xuống thăm dò những khoảng tối cũng như các "đường hầm" luôn luôn tồn tại nhưng rất khó nhận biết. Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố."

Tôi chú ý đến câu "Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố".

Vậy thì, sẽ chờ đến lúc tiểu thuyết của hoa hậu ra đời (dự định là năm 2021, từ nhà xuất bản Thời Độ), thì xem Thu Thủy viết về Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải như thế nào. Hi vọng là có nhiều thú vị.

Về Phủ Tây Hồ như là biểu tượng tâm linh của Hà Nội từ sau Đổi Mới, tôi đã viết thành bài học thuật, mà là qua phân tích bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa (làm lần đầu năm 1969, và sửa lại vào năm 1999). Đọc bài đó tạm thời ở đây (năm 2016).

19/02/2021

Lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, bởi Covid

Hôm nay, mùng 8 tháng Giêng, theo lệ thường, ở Phủ Tây Hồ từ sáng sớm có lễ thượng nguyên để mở đầu một năm mới.

Nhóm thầy cúng của pháp sư Nguyễn Hà Cân vẫn hành lễ như nhiều năm nay.

Vẫn thấy cụ cung văn lão thành Trọng Kha đã U100 tới đàn lễ. Nhưng năm nay cụ ngồi ở bên ngoài, chỉ để cánh trẻ hành lễ mà thôi. Dáng vẻ cụ vẫn rất tráng kiện.

Lần đầu tiên thấy một lễ thượng nguyên ở Phủ Tây Hồ trong vắng lặng, không có bóng khách vãng lai bởi cửa đóng then cài từ lệnh cấm - mùa covid thứ hai.

12/02/2021

Mùng 1 Tết năm Covid thứ hai (Tân Sửu 2021-2022) đền chùa ở Hà Nội vãn khách

Riêng về Phủ Tây Hồ vào những năm trước, khi chưa có Covid-19, thì xem ở đây ở đây. Những năm ấy, từ đêm Giao Thừa đã tắc đường trên các ngả dẫn về sân Phủ. Còn mùng 1 Tết thì thực sự đại ùn tắc !

Vào Tết năm ngoái, khi mà mới chớm Covid, nhằm ngày 25/1/2020, thì tình hình có thể xem lại ở đây.

Còn Tết năm nay, là Tết Covid thứ hai rồi, nên theo thông tin cập nhật thì rất vãn.