Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo-cổ-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo-cổ-học. Hiển thị tất cả bài đăng

24/10/2024

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - đúc mới năm Minh Mệnh 8 (1827)

Bài trên website của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1. Đoạn mở đầu thì thật vẫn quan ngại, là thế này:

"Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ (trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện ấn cùng loại bằng gỗ trên mặt có khắc Sắc mệnh chi bảo). Đây là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258)."

Hóa ra mảnh gỗ mới tìm được ở Hoàng thành Thăng Long gần đây, thật sự là cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" đầu tiên của Đại Việt chăng ?

Vậy là "Sắc mệnh chi bảo" đã có từ năm 1258 dưới triều Trần rồi !

Nghe hơi có màu sắc hạt lúa Thành Dền, vốn có thuyết mạnh là giống lúa thời các Vua Hùng với chàng Lang Liêu danh tiếng ! Nhưng đi làm "căn cứ" khoa học, thì rút cục: giống lúa Khang Dân có gốc Trung Quốc, tức đời hiện đại mới tinh ! Vụ thành Dền thì trên Giao Blog, xem lại ở đây, gắn với tên tuổi của học giả Lâm Mỹ Dung.

17/03/2021

Khi Phật giáo còn chưa tới, người ta suy nghĩ gì về kiếp sau - trường hợp ông cháu nhà Triệu Đà

Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.

Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đâyở đây hay ở đây). 

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).

04/05/2019

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : các di tích, di vật mới tìm thấy ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Về vương triều Mạc thời kì Cao Bằng vẫn rất mạnh vào khoảng hai thập niên 1610 - 1620, thì có thể đọc bài học thuật đã công bố ở đâyở đây hay ở đây.

Trước khi lên Cao Bằng, thì có một thời gian, vương triều Mạc đã chiếm cứ vùng Thái Nguyên. Điều này cũng đã được trình bày ngắn gọn trong các công bố học thuật trên.

13/12/2018

Kí ức dân gian vượt hơn 1000 năm, sau được khảo cổ học chứng minh ?

Đại ý là những câu đối ở vùng làng xã phản ánh kí ức dân gian về lịch sử Thăng Long từ thời xa xưa, lúc Cao Biền sang cai trị đất An Nam. Tức là hơn 1000 năm trước. Câu đối ghi Cao Biền và quân Giang Tây sang đúc gạch đúc ngói xây thành Đại La - ngôi thành xưa nhất ở Hà Nội ngày nay.

Rồi một ngày, di tích hoàng thành Thăng Long phát lộ, mà tận đầu thế kỉ XXI, người ta mới thấy gạch ghi "quân Giang Tây" !

Đại ý là bác Bách Việt trùng cửu đang muốn trình bày như vậy. Nếu đúng thế thì khá chấn động ! 

01/07/2018

Du lãng cùng ông và cháu nhà cụ Yubi - 2 (đất nước Ito của nữ vương Himiko)

Tháng 6 năm 2018, như kế hoạch hàng tháng, người cháu của cụ Yubi đã thực hiện một vòng khảo sát các di tích liên quan đến đất nước Ito (liên quan đến cái tên thành phố Itoshima ngày nay).

Đó là đất nước ở các thế kỉ 1 và 2 sau công nguyên, có quan hệ với nhà Hán (Trung Quốc). Được cai trị bởi nữ vương Himiko. Ngang ngang với thời kì Hai Bà Trưng bên ta (tạm tính cho dễ hình dung).

Đất nước ấy và ảnh xạ của nó hiện nay đã trở thành một sức hút đối với biết bao người, trong đó có tôi. Nhà cũ của tôi là trong vương quốc của nữ vương Himiko. Kho sách và kho hiện vật khảo cổ học về Himiko hiện nay đã được bàn giao cho một người bạn của tôi (anh được quyền bảo quản và thừa kế). Đó là vốn liếng của cả một đời nhà khảo cổ học địa phương, mà tôi tôn kính gọi là "thầy Lục". Bất ngờ, là năm ngoái, bạn đã thông báo tin ấy cho tôi. Một mối nhân duyên đến kinh ngạc !

20/09/2017

Giáo sư Hiệu trưởng nổi tiếng đã thừa nhận: bỏ một khoản tiền để "mua" bằng Tiến sĩ từ PWU

Liên quan đến một đại học danh tiếng chuyên "buôn" bằng Tiến sĩ là PWU (thuộc nước Mĩ, tạm viết tắt).  

Vào năm 2006, một Giáo sư Hiệu trưởng rất nổi tiếng ở Nhật Bản đã thừa nhận với báo chí là: năm 1994, lúc ở tuổi 51 (vì sinh năm 1943), ông đã bỏ ra 30 vạn Yên để PWU cấp cho một bằng Tiến sĩ.

19/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : di vật lấy lên từ các con thuyền gặp nạn ngoài khơi

Có rất nhiều cổ vật được vớt lên. Có những cái là đồ vật của thế kỉ 12-13.

Chúng được đưa vào lưu giữ trong nhà bảo tàng ở Hàn Quốc. Bảo tàng có từ năm 1994 (khởi động từ 1975).

16/11/2016

Phát hiện khảo cổ học : quan tài chứa xác ướp Ai Cập mấy ngàn năm trước

Quan tài được trang trí quá đẹp. Cả mấy ngàn năm vẫn tươi như vừa mới vẽ ? Mới đến độ rất, rất khó tin.

Độ bền của một số thứ màu mà con người đã chế ra được, trong quá khứ, có khi vượt qua cả khoảng thời gian tới mấy ngàn năm chăng ?

Ví dụ khác thì là những bức tranh vách đá tô màu ở núi Phia Lài khu vực Tả Giang bên Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tồn tại lâu dài như vậy (mới đây, những bức vẽ vĩ đại này của người Choang đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã điểm tin ở đây - tháng 7/2016).

03/08/2016

Tiếp tục câu chuyện hạt lúa thành Dền

Câu chuyện hạt lúa thành Dền gắn với tên tuổi của nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung, thì blog đã có đề cập nhanh, ví dụ ở đây.

Bây giờ là những tiến triển tiếp theo hậu thành Dền.

16/07/2016

Tôn vinh văn hóa Lạc Việt : Cụm tranh vách đá Hoa Sơn (Quảng Tây) vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Những bức tranh được vẽ 2000-3000 năm trước, trải dài trên một không gian rộng lớn, dọc theo sông Tả Giang.

Trong tiếng Việt, mình đã bắt đầu viết về tranh vách đá Hoa Sơn (mà tiếng Choang gọi là "Phia Lài" tức "núi đẹp") từ khoảng 20 năm trước. Khoảng bắt đầu từ những năm 1995-1997, lúc vừa mới bắt đầu du lãng vùng Đông Bắc. 

Cuộc đời gắn với Đông Bắc từ đó, mà một sức hút mang tính mê hoặc là tranh vách đá Phia Lài. Làng của mình tên là "Phia Chang". Phia Chang và Phia Lài (viết theo chính tả cũ của phương án Tày Nùng là Phja ChangPhja Lài).

Lang thang cả vùng nhiều năm, thử tìm một cái hang Phia Lài thứ hai bên phía Việt Nam, nhưng đến giờ, chưa thấy ! Mà chỉ thấy ở phía bên kia, tức vùng Tả Giang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)