Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn onishi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn onishi. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2024

Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)

"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".

Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.

Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).

Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).

Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.

29/08/2023

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Đây là một cuốn sách trọng yếu, mà nay đã biết rộng rãi trong học giới Việt Nam và quốc tế, gần đây đã có bản dịch tiếng Việt.

Sách được đạo sĩ danh tiếng Thanh Hoa Tử hoàn thành tại Thăng Long vào năm Thiệu Trị 7 (1847), sau đó được khắc in năm Canh Tuất (nhóm Trương Đình Hòe và Trần Ích Nguyên thì cho là năm 1850, tức là in ngay sau khi bản thảo vừa hoàn thành).

Đó là cuốn Hội chân biên. Trong sách này, truyện "Sòng Sơn Thánh Mẫu" (tức Liễu Hạnh công chúa) được xếp đầu tiên ở phần/quyển Khôn. Sách có phần/quyển đầu là Càn (nam thần), phần/quyển sau là Khôn (nữ thần).

07/06/2020

Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Những năm tháng cuối cùng, do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng, ông không còn xuất hiện nhiều ở những hội thảo hội nghị nữa (đọc ở đây), nhưng vẫn tham gia hay chủ trì một số công trình khoa học.

Một trong số đó là công trình Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, vốn là đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018 (tháng 1/2017 - tháng 12/2018), nghiệm thu năm 2019, dự thi giải thưởng năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Công trình đó do tôi làm chủ nhiệm, với 7 thành viên (thầy Ngô Đức Thịnh là một trong đó), đã nhận giải Nhì A năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Khi nhận giải, đã đưa tin nhanh ở đây.

Như vậy, đây là công trình tập thể mà thầy Ngô Đức Thịnh tham gia với tư cách một thành viên. Có thể xem đó là một trong những công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của ông.

20/12/2019

Mùa giải thưởng 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

Có 58 công trình được nhận giải thưởng năm 2019 (ngoài ra, còn có 3 công trình nhận tặng phẩm). Lễ trao giải đã diễn ra sáng nay, Thứ Sáu ngày 20/12, tại Hà Nội.

Năm nay, không có giải Nhất. Đạt giải cao nhất là hai giải Nhì A (một của tác giả Triều Nguyên; một của nhóm tác giả Chu Xuân Giao).

Như vậy là công trình về hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ của chúng tôi (thực hiện trong các năm 2016-2019) đạt giải Nhì A.

05/08/2018

Dông dài về Bắc và Nam Triều Tiên : "thống nhất" hay không, câu chuyện giữa hai cha con

Bất ngờ gặp luôn hai bố con của đàn anh người Hàn Quốc ở Hà Nội. Giữa mùa mưa khá kì lạ của năm 2018. Lúc đến dính mưa, rồi lúc về lại hứng mưa. Tối của một Thứ Bảy vẫn cứ mưa, và vẫn cứ canh cánh lo bão-lũ-lụt-lội.

Bố và con trai thứ. Cả hai đều lưu học Nhật Bản. Hiện người con trai vẫn đang là sinh viên ở Tokyo. Còn người cha thì đã lưu học ở Tokyo lâu năm rồi, bởi anh là thế hệ cách chúng tôi rất xa, mà theo ngôn ngữ Việt Nam thì có thể gọi là "chú".

24/07/2018

Lễ hội mùa hè ở thành phố quê : ngày 24 và 25 tháng 7

Một người bạn vừa gửi mail hôm qua bảo rằng, chỗ anh ấy ở miền trung Nhật Bản đang thời điểm nóng như thiêu như đốt, không khác gì Hà Nội, hàng ngày cứ kéo dài liên tục chính là cái nhiệt độ khoảng 38 - 39 độ ngoài trời. Bạn đã sinh sống trong một thời gian rất dài tại Hà Nội, như thành người Hà Nội, giờ trở lại Nhật là để quen với cái nóng Hà Nội tại Nhật !

Ở vùng thành phố quê thuộc miền nam Nhật Bản thì cũng nóng không kém. Chính lúc nóng thế này, thường là đợt nóng đỉnh nhất hàng năm, thì lễ hội mùa hè sẽ được tổ chức. Ngày 24 và 25 tháng 7. Ngày xưa là theo lịch âm (nông lịch), còn bây giờ là tính lân sang lịch Tây.

01/10/2013

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.