Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thờ-Mẫu. Hiển thị tất cả bài đăng

15/02/2025

Văn nghệ Thứ Bảy : Đàm luận truyền thông tại VTV2 về tín ngưỡng thờ Mẫu (14/2/2025)

Một buổi nói chuyện, dạng đàm luận, cùng với thầy Trần Quốc Thêm (tức "thầy Trần" quen thuộc, một hậu duệ của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định - dòng họ đã sản sinh ra bộ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).

Dòng họ Trần Lê đã di cư đến nhiều miền đất khác nhau. Một nhóm đã tới Thăng Long (Hà Nội) từ lâu. Các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính yếu ở Hà Nội đều có liên quan đến dòng họ Trần Lê. Tiêu biểu nhất là Phủ Tây Hồ.

Dòng họ Trần Lê đã đến Sài Gòn - Gia Định từ đầu thế kỉ 20, sau này đã lập nên Phủ Giầy Sài Gòn tại vùng đất mới. Dân Sài Gòn - Gia Định quen gọi "đền Phủ Giầy" hay "đền Phủ Giầy Sài Gòn", "Phủ Giầy Sài Gòn".

20/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 1 (thay đổi tên di tích cho đúng lịch sử và tín ngưỡng)

Lăng tọa lạc tại xứ Cây Đa (hay xứ Cây Đa Bóng) của xã An Thái huyện Thiên Bản danh tiếng xưa kia.

1. Xã An Thái (thời Lê và đầu thời Nguyễn) sau này được đổi thành xã Tiên Hương. Xã Tiên Hương sau này hợp nhất với các xã khác ở bên cạnh để thành xã Kim Thái ngày nay, nên "xã Tiên Hương" xưa trở thành "thôn Tiên Hương" ngày nay.

Lăng cũ xây gạch (trước năm 1938), qua ảnh và miêu tả của văn nhân, cũng đã thấy có qui mô. Ví dụ, có thể đọc miêu tả của các văn nhân như Kiều Oánh Mậu (viết năm 1910 khi ông tới thăm xã Tiên Hương), hay nhóm các nhà báo nhà khảo cứu danh tiếng là Thiện Đình và Trần Duy Vôn của Nam Định thời đầu 1930s.

19/01/2025

Nghệ nhân hát văn Hà Thành Nguyễn Văn Tuất vừa từ trần (1934-2025)

Cụ là nghệ nhân lứa đàn em của các nghệ nhân Hà Thành là Phạm Văn Kiêm, Lê Bá Cao, Hoàng Trọng Kha.

Cụ Lê Bá Cao trước đây vẫn còn lưu giữ toàn bộ tư liệu về cuộc thi hát văn đầu tiên sau Đổi Mới được tổ chức tại chùa Tây Hồ (nằm cạnh Phủ Tây Hồ). Đó là cuộc thi hát văn ở đầu thập niên 1990, rất đáng nhớ, được tổ chức bởi hai cụ Phan Đăng Nhật (1931-2020) và Trương Công Đức (1945-2017).

Đến khoảng năm 2012, trong một lần tôi tới thăm cụ Lê Bá Cao tại nhà riêng, cụ có mang toàn bộ tư liệu về cuộc thi hát văn đó ra cho tôi xem (để tôi đối chiếu với tư liệu được cụ Phan Đăng Nhật lưu giữ). Cụ Lê Bá Cao luôn nhắc tới cụ Tuất với sự trìu mến của một người đàn anh. Ngày đó, tôi thi thoảng qua nhà, và cụ Cao luôn giữ lại cả ngày trò chuyện hay dẫn đi chỗ này chỗ kia trong làng ! 

Bây giờ, các cụ đã lần lượt về trời: Phạm Văn Kiêm, Lê Bá Cao, Trương Công Đức, Phan Đăng Nhật, Hoàng Trọng Kha.

Tháng 1 năm 2025, cụ Nguyễn Văn Tuất cũng vừa về trời theo các vị tiền bối.

08/09/2024

Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)

Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.

Vào đầu thập niên 1990, đền An Thọ của cụ tiếp đón rất nhiều khách quốc tế đến khảo sát văn hóa Việt Nam - đây là những nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa), mà những người khởi xướng mối giao hảo là các vị tiền bối của Viện là: Phan Đăng Nhật, Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Ty.

27/08/2024

Cố thủ nhang Trần Viết Đức (1931-2005) và Phủ Giầy Nam Định - ngày húy kị 2024

Về cụ Trần Viết Đức, cố đồng đền thủ nhang Phủ Chính (quần thể Phủ Giầy Nam Định), trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Về cuộc đời của cụ, có thể đọc nhanh trong cuốn sách đã in năm 2006 - ở đây đưa hình ảnh bìa sách.

07/08/2024

Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.

Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".

Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).

Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

02/08/2023

Thờ mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam : Những giá trị khác biệt (bài Nguyễn Ngọc Mai)

Bài mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - số 2 (230) năm 2023, trang 65-86. Bản word của bài được lấy nguyên về từ website khaitue.edu.vn (trang cá nhân của tác giả).

03/07/2023

Coffee Tứ Phủ - một cửa hàng khởi nghiệp từ 2022 ở Tp. Hồ Chí Minh

Tựa như ý tưởng mở ra cửa hàng này là được gợi ý từ nhiều "ảnh hưởng" khác nhau, trong đó tôi thì chú ý đến ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh hồi năm 2019.

Người ở cửa hàng đã cho biết như vậy (về ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ).

Về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh thì trên Giao Blog, có thể xem ở đây (tháng 8 năm 2019).

Có một luận văn thạc sĩ đã bảo về thành công tại Chương trình Khu vực học - Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 6 năm 2020, trong đó có một phần bàn luận về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh. Có thể xem đây là nghiên cứu học thuật đầu tiên đề cập đến MV Tứ Phủ nói riêng, và rộng hơn là việc các nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuối đang nỗ lực khai thác các giá trị của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ (Tân Nhàn, Trà My, Hoàng Thùy Linh,...) từ nhiều góc độ khác nhau.

22/10/2022

Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương

Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.

Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).

Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.