Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ikisan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ikisan. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : Chúng tôi đã cùng tham gia "Hội thi ăn cơm khỏe" thời Bình Thành (2003)

Bây giờ đang là thời Lệnh Hòa - về niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa) bắt đầu khi nào thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây và ở đây.

Trước Lệnh Hòa là thời Bình Thành. Chúng tôi lưu học ở thời Bình Thành, những năm tháng đáng nhớ nhất của mỗi chúng tôi là ở thời Bình Thành. Về một mùa xuân thời Bình Thành, lúc cùng nhau đi du lãng giữa rừng hoa anh đào năm đó, thì đọc lại ở đây.

08/04/2024

Thượng tuần tháng 4 năm 2024 - sakura mãn khai ở khu vực ga nhà quê Ikisan và xung quanh

Sakura lặng lẽ mãn khai vào tháng 4 của một năm covid-19, khi cả thị thành và thôn quê đều đóng cửa ở nhà không dám ra ngoài ngắm hoa, thì xem lại ở đây (tháng 4 năm 2020). Đó là nhà ga quê mùa Ikisan - nhà ga nằm trên tuyến đường sắt ven biển nối tỉnh tỉnh Fukuoka với tính Saga.

Bây giờ, vào thượng tuần tháng 4 năm 2024, cũng tại nhà ga Ikisan, thì tình hình sakura đang bung ra như thấy trong ảnh. Thấy rõ các thanh niên đang ở ga. Sự vận động không hối hả, nhưng cho ta cảm giác vui (xua tan nỗi buồn của thời kì nhà ga chìm đắm bởi covid-19). Người cầm máy, thì viết trên Fb rằng: làm nền cho sức trẻ của các thanh niên là cả trời sakura đang hãnh diện bung nở !

25/11/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại đến với hòa thượng Hồng Tiệm và những bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài

Viết lại về chuỗi sự kiện đã diễn ra gần 20 năm về trước, từ tài liệu do chính mình làm ra bằng chính quá trình sống và ở của mình tại thực địa ! Công việc của các học đồ dân tộc học là vậy. 



Đại khái bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài, sau một cuộc giữ đất giữ nguồn nước của các hậu duệ chùa làng, nơi hòa thượng Hồng Tiệm đã nêu gương từ mấy trăm năm trước.

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

06/06/2020

Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)

Mấy năm nay, ông cứ yếu dần đi do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng. Mới đầu, những năm 2008-2010 thì chỉ là huyết áp, rồi sang tiểu đường, cuối cùng là chạy vào thận. Ít ngày trước gia đình đã đưa ông vào khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Ngọc Hồi, Hà Nội).

Sáng nay, Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2020 (ngày 15 tháng 4 năm Canh Tí), ông đã nhẹ bước ra đi.

Với cá nhân tôi, ông là thủ trưởng cơ quan trực tiếp (trưởng phòng, viện trưởng), đồng thời là người thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ (luận văn đã bảo vệ đầu năm 2000). Chúng tôi đều là người xứ Sơn Nam Hạ. Trong mười năm gần đây, ông tâm đắc với từ "nhóm học giả Sơn Nam" trong nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ ấy là do ông đưa ra.

Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

04/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Sakura mãn khai dọc đường tàu điện nhà quê đang "cách li xã hội"

Tuyến tàu điện thân quen ấy. Chính là tuyến đường cơ bản chạy dọc biển nối thành phố Fukuoka (thủ phủ tỉnh Fukuoka) với thành phố Karatsu (thủ phủ tỉnh Saga). Ở khoảng giữa Fukuoka với Karatsu thì chính là cái ga xép nhà quê Ikisan.

Ngày xưa Ikisan là tên làng. Làng Ikisan thân thiết. Nơi mà tôi đã gắn một phần đời của mình ở đó. Chỉ cần nhìn thấy ga Ikisan, nhớ về làng Ikisan xưa và học khu Ikisan ngày nay, là tự dưng lòng thấy nao nao.

Đó là một trong những miền quê hương tha thiết của tôi.

Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh ga Ikisan. Đứng trên cửa sổ tầng hai thì luôn thấy sân ga. Luôn ý thức được là mình lúc đó đang ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga.

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.