Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Nấp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Nấp. Hiển thị tất cả bài đăng

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

11/08/2018

Nhìn từ xa một ngôi đình làng thờ Liễu Hạnh Công Chúa : khu vực Nam Xá ở phủ Lý Nhân

Một khu vực khá đặc biệt liên quan đến các con đường chạy xuyên các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng, và những đoạn sông Hồng được gọi là "sông Châu Giang" hay "sông Sắt", là vùng xã Nam Xá và xã An Xá ngày xưa của phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam).

Bây giờ, khu vực ấy là xã Nhân Nghĩa (và các xã lân cận) thuộc huyện Lý Nhân (sau một thời gian dài nhập vào tỉnh Hà Nam Ninh, thì sau đã trở về thành tỉnh Hà Nam như trước đây).

Tôi tính đi khảo sát ở vùng đó đã lâu, nhưng chưa thực hiện được. Từ vùng này mà sang Phủ Giày hay Phủ Nấp thì không bao xa. Lại có thể sang Thái Bình, vào Thanh Hóa, tới Nam Định hay sang Ninh Bình. 

01/04/2017

Phủ Giày và Phủ Nấp dịp tháng Ba tiệc Mẫu năm 2017

Tin chính thức đã đi ở đây (28/3/2017). Tháng Ba tiệc Mẫu là tháng 3 âm lịch.

Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Giày Vân Cát thì được biết đến rộng rãi từ lâu.

Còn Phủ Nấp, tức Phủ Quảng Nạp, hay Phủ Quảng Cung thì mới được biết đến từ khoảng 10 năm nay. Như một phát hiện của giới chuyên môn. Sau đó, phía cơ quan Bộ Văn hóa đã nhanh chóng công nhận (cũng là siêu tốc).

Trong thời gian hồ sơ của Việt Nam đi thế giới, người của Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Nấp đã song hành cùng đoàn công tác của phía Việt Nam (đã đi entry ở đây, tháng 12/2016).