Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.
Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đây, ở đây hay ở đây).
Chuyến đi đó có các học giả danh tiếng, gồm thầy Ngô Đức Thịnh, thầy Hoàng Vinh, thầy Trần Ngọc Thêm, và cô Nguyễn Thúy Loan.
Còn hôm đi từ Bắc Giang về, thì là đầu năm 2010, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi: vậy Triệu Đà thì trước Hai Bà Trưng, hay Hai Bà Trưng trước Triệu Đà ?
1. Một câu hỏi rất thú vị, đúng là của một nhà ngoại giao. Bao giờ, các nhà ngoại giao cũng đưa vấn đề về khung lịch sử chung, sao cho dễ nhớ, dễ vận dụng. Mà thực ra, lúc đó, tôi cũng tính phải mang Hai Bà Trưng năm 40 sau công nguyên ra, thì chắc nhà ngoại giao như anh Châu mới hiểu được về thời kì nhà Triệu.
Lúc ấy, anh Châu là Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại của Bộ Ngoại giao - trụ sở cơ quan ở phố Khúc Hạo, sát ngay sau Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.
2. Thế là, tôi trả lời nhanh câu hỏi của anh Châu như sau:
- Ta nhớ tới Hai Bà Trưng, tức hai chị em Trưng Triều, thì cứ đại khái là năm 40 sau công nguyên cho dễ. Đại khái, Hai Bà Trưng là +40 (dương bốn mươi).
- Rồi, nhắm mắt lại, nghĩ sớm lên, về thời trước đó độ 150 năm nữa, tức là qua năm 0, sang lĩnh vực trước công nguyên, tầm -200 (âm hai trăm) thì là thời nhà Triệu, tức ông cháu Triệu Đà.
- Có nghĩa là, Triệu Đà là trước Hai Bà Trưng. Đại khái, ông cháu Triệu Đà là -200 (âm hai trăm), còn Hai Bà Trưng là +40 (dương bốn mươi). Nhà Triệu đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) vào khoảng thế kỉ 2 - thế kỉ 1 trước công nguyên, còn nhà Trưng với quê hương Mê Linh thì vào khoãng giữa thế kỉ 1 sau công nguyên.
- Rút gọn cho dễ: 1). Nhà Triệu = -200 và -100; 2). Năm 0 (năm phân định trước công nguyên và sau công nguyên, tức phân định - với +); 3. Nhà Trưng = +40.
3. Không biết bây giờ, sau khoảng hơn 10 năm thì anh Phạm Sanh Châu còn nhớ câu trả lời mang tính phân định thời kì lịch sử như vậy, dạng sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, mà tôi đã trình bày nhanh lúc đó hay không ?
Hiện nay, anh Châu đang làm Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ (có lấy một ít tư liệu từ Fb của anh về đợt trước, đọc lại ở đây - tháng 1 năm 2019).
(Đang viết tiếp)
Tháng 3 năm 2021,
Giao Blog
Các bộ phim về quá trình khai quật mộ Triều Hồ từ năm 1983
(có phụ đề bằng tiếng Trung rât dễ xem)
《消失的古国》南越国(上) | CCTV纪录
"本期节目主要内容: 1983年6月初,某部门在广州市越秀公园西侧海拔四十九点七米的象岗修建宿舍,他们已经把山岗削去了十七米,就在开挖房基坑时,发现了一座有石盖顶的地下室,工程人员立即停工并通知了文物部门。经考古人员勘查鉴定,这是一座规模相当大的石室古墓,而这座墓主人身穿玉衣躺在这座冥宫中。
南越国是秦朝灭亡后,由南海郡尉赵佗于前203年起兵兼并桂林郡和象郡后建立。前196年和前179年,南越国曾先后两次臣属于西汉,成为西汉的“外藩”。前112年,南越国末代君主赵建德与西汉发生战争,被汉武帝于前111年所灭。本片探寻了南越国的政治制度、社会生活、国家政策、经济文化发展等方面的内容"
https://www.youtube.com/watch?v=tw-IEdRnAAc
《消失的古国》南越国(下) | CCTV纪录
https://www.youtube.com/watch?v=RnSqjoCrDtc
----
CÁC ENTRY CŨ đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo
(bản khôi phục tháng 3 năm 2021, làm dần dần)
0. Một cái ảnh chụp hồi tháng 9 năm 2008
(đưa lên Giao Blog ở Yahoo vào ngày 30/11/2009, ở đây; nhưng ảnh thì bị bay mất rồi, nên phải đưa lại từ lưu trữ)
Nguyên chú: "Ảnh: Hàng Châu một buổi sớm tháng 9 năm 2008 (chúng tôi lấy thuyền đi xuôi theo con sông này; Giao chụp)"
1.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ —1
Trước hết, cần nhắc lại những phỏng đoán cao giá của anh Trương Thái Du
Triệu Muội hay Triệu Mạt
Tên của Triệu Văn Vương (cháu Triệu Đà) ghi bằng chữ triện trong 2 cục phong nê tìm thấy trong mộ là 赵眜. Đọc đúng là Triệu Mạt vì chữ Mạt này gồm hai phần Mục (目) và Mạt 末. Rất dễ nhầm lẫn giữa Muội 眛 và Mạt 眜 vì Muội = Mục (目) và Mùi (未). Mạt và Mùi chỉ khác nhau ở chỗ hai nét ngang dài ngắn đổi chỗ cho nhau.
Thực ra Mạt và Muội trong các sách cổ TQ ngàn năm trở lại đây thì đồng nghĩa và hay dùng lẫn lộn. Chỉ xin lưu ý không nên dùng nghĩa Mạt/Muội = mắt mờ (của hôm nay), vì biết đâu thời Triệu Đà cách nay hơn 2000 năm, chữ Mạt mang nghĩa khác. Chữ Mạt này cũng không có trong quyển từ điển đầu tiên của TQ là Thuyết Văn. Điều này có thể dẫn đến việc chữ Mạt là phương ngữ của Nam Việt. Hay nói cách khác, có khi đây là CHỮ NÔM ĐẦU TIÊN CÒN CHỨNG TÍCH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.
Nếu là người TQ thì không nên phân vân gì cả. Nhưng người Việt Nam lại khác. Chữ Mạt 眜 tiếng Nôm đọc là MẮT. Đặc biệt trong Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn có dẫn rằng thời Trần người VN gọi MẶT TRỜI là BỘT MẠT.
Chúng ta đã ở rất gần, rất gần với một tia hy vọng: Mạt là chữ Nôm đầu tiên của dân tộc VN còn chứng tích lưu lại và Mạt nghĩa là thiên tử, là trời.
Tuy vậy tôi xin dừng ở đây vì sở học của mình rất hèn kém. Không dám đi sâu hơn nữa.
Một số nhận xét trên chủ đề:
1. Mộ Triệu Mạt (hay Triệu Hồ theo Sử Ký) có thạp đồng, thạp tùy táng nhưng không đập vỡ như truyền thống Đông Sơn. Thạp này người TQ luận là để đựng rượu, trong khi văn minh Đông Sơn có thể đựng nước, ngũ cốc. Không loại trừ chiếc thạp này là sản phẩm giao lưu văn hóa giữa Đông Sơn và Phiên Ngung.
2. Các di vật trong mộ cho thấy tầm vóc phát triển rất cao của kinh đô Nam Việt. Hơn tầm vóc Đông Sơn rất nhiều và mang đậm dấu ấn văn minh Hoa Hạ. Đơn giản vì họ Triệu là người Hoa bắc. Việc xuất hiện các miếu thờ Triệu Đà, Lữ Gia ở Việt Nam có khả năng cho thấy một cuộc di tản chính trị lớn bằng đường biển của người Nam Việt sau khi Phiên Ngung thất thủ.
3. Vậy phải chăng người Kinh ở VN hiện nay là con cháu hợp huyết của cư dân Đông Sơn bản địa và người Nam Việt di cư?
2.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 2
Tư liệu tham khảo quan trọng
Bài của anh Nguyễn Việt – Trung tâm tiền sử Đông Nam Á
—
Bực quá, muốn edit một chút entry này, nhưng động tay vào, nó bay luôn, không làm sao post tiếp được nữa, vậy tạm thời chỉ dán link thôi – chờ khi yahoo trở lại bình thường rồi tính tiếp
—
http://www.drnguyenviet.com/?id=5&cat=1&cid=51
—
Post lại theo cách anh Lê Tuấn Huy chỉ dẫn:
Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva – Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á.
Chiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám.
Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng.
Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình.
Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.
龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升
-Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng.
Hình minh hoạ :
This bronze situlae belongs to the Barbier-Mueller Museum in Geneva (Swissland) and cares registered number BMM 2505-29. It’s seemly the twin sister of one, which was discovered from Nanyue King Zhao Mei in Kwangzhou under registed number B59. As reported, the bronze situlae of Nanyue King B59 is ca 40cm high. The Geneva situlae BMM 2505-29 is one centimeter higher (ca 41 cm). Both have so similar decorative bande on the body part that they muss be made by same metallurgic master.
The owner of this sitular muss be very rich man. The sitular stand in the rang “wei” of 52th nummeration ( 第 未 五 十 二 ). The owner might be foreigner of Yue tribes. It is evidenced by carved letters :” the situlae is called as Quo” ( 名 曰 果 ). Every weights and measures of this situlae are similar to Nanyue collected from inscriftions of Lobouwan and Nanyue King funeral objects.
The situlae BMM 2505-29 is collected in non-archaeological context from Vietnam. It’s studied and laboratorialy analysed very details. I believe that it related to Nanyue first King Zhao Dou, who had a clear trend basing on Yue tribes again to Han. He maried Yue ladies, sent his son (Thuy) to marie with Au Lac King’s prinsess (My Chau). The last generations of Nanyue Kings maried also with Yue ladies. The King Zhao Mei and the Nanyue mandarin of Lobouwan brough Dongsonian bronze drums and situlaes with to underworld. The situlae B59 might be the gift, which Zhao Dou sent to his grand-son Zhao Mei.
[3] Quảng Tây Quý Huyện La Bạc Loan Tây Hán Mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1984
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/20/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-2/
3.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 3
Tư liệu tham khảo quan trọng
Một bài viết hồi cuối năm 2007 của anh Trương Thái Du — bài đã công bố trên blog của anh hơn 1 năm trước
—
Đọc lại bài này, và so sánh nó với entry mới nhất — tháng 1 năm 2009 — trên blog của anh Du, chúng ta thấy anh đã công phu tìm tòi từ mấy năm nay về Triệu Hồ và lăng mộ của ngài. Tôi rất lấy làm cảm phục.
Ở bài viết cuối năm 2007 này, anh vẫn dùng cách đọc Triệu Muội một cách truyền thống; còn ở entry mới nhất, anh đã khẳng định lại là Triệu Mạt — đặc biệt còn đưa những giả thiết cao giá. Đây là kết quả của một quá trình tìm tòi bền bỉ.
Tôi sẽ bàn về vấn đề Triệu Muội – Triệu Mạt sau. Bây giờ, xin giới thiệu bài của anh Du trước. Ghi chú: như thấy trong entry số 2 vừa rồi, anh Nguyễn Việt cũng đọc là Triệu Muội
—
BIÊN KHẢO Lăng mộ Triệu Văn Vương
Đa số bản đồ du lịch phổ thông của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông Trung Hoa đều có giới thiệu về Bảo tàng lăng mộ kiểu Tây Hán của Nam Việt Triệu Văn Vương. Đây là một địa chỉ văn hóa cực kỳ phong phú và giá trị trong vùng Hoa Nam. Bảo tàng nằm tại số 867 đường Giải phóng bắc, hơi chếch về bên trái cổng chính công viên Việt Tú nổi tiếng.
Năm 1983, khi san một quả đồi nhỏ để xây dựng các công trình dân sinh, tình cờ một ngôi mộ đá rất xưa, không hề có dấu tích bị xâm phạm, được phát lộ. Ngành khảo cổ học vào cuộc và thật bất ngờ, những di vật tìm được cho thấy đây là nơi yên nghỉ hơn hai ngàn một trăm năm qua của Nam Việt Vương Triệu Hồ. Triệu Hồ có thể là con Trọng Thủy [1], cháu nội Triệu Đà (? – 137 trước CN), ông ở ngôi được 16 năm (từ 137 đến 122 TCN) [2].
Mộ Văn Vương nằm lẹm vào triền đồi, gồm nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành không gian an táng bên trong. Cửa mộ là hai phiến đá được mài đẽo khá vuông vắn. Đà cửa cũng bằng đá, đã gẫy nhưng chưa sập hẳn, có lẽ do không chịu nổi sức nặng của khối đất đỏ bazan bên trên sau nhiều lần thấm đẫm nước mưa suốt hơn hai thiên niên kỷ. Tổng diện tích sàn mộ trên dưới 25 thước vuông, chia làm 6 khu gồm sảnh chính, gian quàn thi thể và 4 phòng chứa đồ tùy táng.
Xác Văn Vương nằm trong quan tài gỗ 2 lớp, được tẩm liệm kín bằng những mảnh ngọc mỏng hình chữ nhật, liên kết với nhau bởi chỉ tơ. Tuy nhiên mọi chất liệu hữu cơ đã bị phân hủy hoàn toàn. Ngay đến bộ xương người nay chỉ hiện hữu vẻn vẹn hai mảnh hàm còn nguyên bộ răng khá hoàn chỉnh.
Năm 1988, một viện bảo tàng đồ sộ được khánh thành trên chính ngọn đồi này. Người ta giữ nguyên hiện trạng hầm mộ, làm vòm che, đường dẫn để khách có thể bước xuống tham quan. Hơn một ngàn hiện vật còn khá nguyên vẹn lấy ra từ mộ được bảo quản và trưng bày trong các gian bảo tàng xây dựng phía sau. Nó phản ánh một cách trung thực, khách quan và rất đầy đủ chi tiết về chính trị, kinh tế và văn hóa của một triều đại nổi bật ở Hoa Nam, vốn không được tín sử Trung Hoa mô tả kỹ lưỡng cũng như xem trọng đúng mức.
Các di vật chính hiện trưng bày: Khá nhiều thao ấn [3] bằng vàng và ngọc khắc chữ triện như Long kim ấn “Văn đế hành tỉ”, Quy kim ấn “Thái tử”, Ngọc ấn “Triệu muội” (Muội có khả năng là tên khác của Triệu Hồ hoặc một danh xưng khiêm tốn của Nam Việt Vương với triều đình Tây Hán); các loại đồ gốm, nồi đồng, búa sắt, rìu sắt, dao, rựa, lò nướng thịt, lưới đánh cá, tiền đồng… Khánh đá, chuông đồng, tù và bằng ngọc bích… Mực tàu, nghiên mực… Thuốc bắc, sừng tê giác, ngọc trai… Bình nước, bình rượu, ly chén đĩa bằng đồng và ngọc, khuy áo vàng bạc đồng, gương đồng, tráp bạc, phù ngọc, chân bình phong đồng, tay nắm cửa đồng, đèn đồng, chân nến ngọc, vật trang sức bằng vàng bạc đồng ngọc bích ngọc trai; tượng mỹ thuật gốm, đá, đồng và ngọc, đỉnh trầm… Áo giáp sắt, giáo, mác, thương đao bằng kim khí, mũi tên đồng, kiếm sắt chuôi nạm ngọc… Tất cả đồ vật nói chung được chế tác ở một trình độ khá tinh xảo, thẩm mỹ cao, hoa văn đẹp nhưng nhỏ bé và giản dị [4].
Xét về quy mô, mộ Nam Việt Văn Vương khá khiêm tốn so với nhiều ngôi mộ cùng thời khác từng phát lộ ở Trung Hoa. Nó cho thấy khu vực Bách Việt nói chung và Nam Việt nói riêng còn kém phát triển ở khía cạnh nào đó, trong bức tranh toàn cảnh từ thời Tây Hán trở về trước.
Dù sao đi nữa, ở thì hiện tại di tích mộ Nam Việt Văn Vương chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá cho các dân tộc Bách Việt xưa kia và người Việt Nam hiện đại. Giữa bối cảnh các vùng đất của Nam Việt cũ như Quảng Tây, Quảng Đông đã bị Hán hóa đến tận chân lông kẽ tóc, sự độc lập của Việt Nam ít nhiều sẽ giúp việc nghiên cứu quá khứ khách quan và công bằng hơn. Ví như tên đầy đủ của bảo tàng hiện nay là : Tây Hán Nam Việt Vương mộ bác vật quán; chữ “Tây Hán” được khuyên hiểu là “kỷ Tây Hán, thời Tây Hán, kiểu Tây Hán”. Song tác giả vẫn thấy chữ này như một chiếc cũi vô hình, trói buộc nhận thức, định dạng di tích mộ Nam Việt Văn Vương trong vòng cương tỏa của nền văn hóa Hán tộc, mặc dù ý chí độc lập và tự cường gần 100 năm của các triều đại Nam Việt Vương là không thể phản bác. Bằng chứng là từ thời Triệu Đà, Nam Việt đã chịu xưng vương trước nhà Hán nhưng Triệu Hồ vẫn sử dụng ấn “Nam Đế hành tỉ”, chữ Đế xem như một biểu tượng bất khuất.
Tuy còn những bất đồng thuận trong việc nhận định vai trò 5 đời vua Nam Việt giữa dòng lịch sử Việt Nam, song sử gia Việt Nam vẫn nên có những nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về ngôi mộ này. Chẳng hạn có gì khác nhau giữa bó tên có mũi bằng đồng còn như mới trong viện bảo tàng đã nêu và loại nỏ và tên do Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương chế tạo ra? Nếu truyền thuyết An Dương Vương là có thực, hiển nhiên nhiều di vật trong mộ Triệu Hồ sẽ là vật chứng so sánh có một không hai với những khám phá khảo cổ Việt Nam về An Dương Vương và Loa thành trong tương lai.
Quảng Châu nay chính là Phiên Ngung xưa, kinh đô Nam Việt. Nhìn những cao ốc tân kỳ thi nhau vươn lên trời cao, núi đồi bị bạt dần, lòng người không khỏi tiếc nuối. Ngung sơn, nơi có mộ Nam Việt Vương Triệu Đà chắc ở đâu đó trong lòng thành phố [5]. Mong những cọc móng các công trình xây dựng đồ sộ đừng phạm phải hài cốt Triệu Đà. Tuy nhiên chính những khối bê tông muôn hình muôn vẻ kia đang muốn vĩnh viễn che giấu tích xưa, người cũ. Thêm nhiều yếu tố tinh thần của con người và xã hội mới, vô hình chung hiện tại dường như đã đoạn tuyệt với quá khứ, bằng việc gia cố và chôn chặt những mộ phần cổ kính một cách chắc chắn hơn bao giờ hết.
Chú thích:
[1] Nói “có thể” là vì: Các sách sử xưa nay ở VN đều cho rằng Trọng Thủy tự tử theo Mỵ Châu vào năm 208 trước CN, năm An Dương Vương bại trận trước Triệu Đà. Như thế ít nhất Triệu Hồ phải sinh ra cùng năm đó. Vậy đến năm 122, khi mất, Triệu Hồ đã 86 tuổi. Xem hàm răng còn nguyên vẹn trong mộ sẽ thấy bất thường. Đại Việt sử ký toàn thư (NXB KHXH – Hà Nội 1993), Ngoại kỷ, Quyển 2 (phần Văn Vương) ghi nhận Triệu Hồ mất năm 52 tuổi có vẻ hợp lý với di cốt nhưng mâu thuẫn với những niên biểu khác trong cùng kỷ ấy.
[2] Các niên biểu ở đây đều lấy từ phụ chú của Viện Bảo Tàng Lăng mộ Nam Việt Vương tại Quảng Châu. Có vài khác biệt so với Việt sử.
[3] Thao ấn là loại ấn nhỏ để đeo, có dây choàng vào cổ. Tiếng Hán hiện đại đùng từ “Nữu ấn” để chỉ “Thao ấn”.
[5] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (NXB GD Hà Nội 1998), Tiền biên, Quyển 1, ghi chú : Sách Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, mô tả Ngung Sơn chỉ cách Huyện lỵ Nam Hải (tức Phiên Ngung) 1 dặm về phía bắc.
[4] Theo tôi biết trên mạng có ít nhất hai bài đã viết về lăng mộ này. Một của Trương Quang tại http://perso.wanadoo.fr/charite/office1/013quangchau.html và một của Mai Thế Phú tại http://www.sgtt.com.vn/cacsobaotruoc/439_43/p12_13_thamditichviet.htm
Cả hai bài đều mắc những lỗi lớn giống nhau trong mô tả lăng mộ, và có khả năng bài thứ hai là bản “xào” từ bài thứ nhất. Tuy nhiên cũng nhờ thông tin từ hai bài này mà tôi đã tìm đến được Viện bảo tàng.
4.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 4
Tư liệu tham khảo quan trọng
Bài viết của bác Vũ Thế Khôi có nói về Triệu Đà và Triệu Muội — đã công bố trên tạp chí Xưa và Nay năm 2006
—
Dưới đây là trích đoạn trong một bài viết của bác Vũ Thế Khôi. Bác Khôi cũng đã có dịp ghé thăm bảo tàng mộ Triệu Hồ ở Quảng Châu — vào năm 2003, tức là bác đã đến thăm mộ này trước anh Du và trước tôi. Trong một dịp về Hà Nội nghỉ phép ngắn hạn cuối năm 2005, tôi đã đọc bài này ở thư viện, may mắn, bây giờ, qua bạn bè chỉ dẫn, tôi tìm được bản công bố trên internet. Tiện quá ! Vớt vào đây, để cùng đọc, cho rộng bề tham khảo.
Trong bài này, bác Khôi, cũng đọc là Triệu Muội, mà không đọc là Triệu Mạt.
Đặc biệt, bác Khôi đánh giá rất cao quan điểm trọng thị nhà Triệu của bác Tạ Chí Đại Trường.
Bác Khôi là một trong những chuyên gia số một về tiếng Nga ở Hà Nội. Một người bạn ở Sư Phạm I Hà Nội của tôi là đệ tử ruột của ông về món Rút-xì-ki-day-dứt này — ấy là chuyện của nhiều năm trước, nay cậu bạn ấy đã bỏ tiếng Nga rồi !.
Bác là cháu của nhà thơ Vũ Tông Phan – nổi danh cùng thời với Nguyễn Văn Siêu – có lẽ vì vậy, mà thường ở các bài viết của bác luôn có một câu hay một đoạn liên quan đến Vũ Tông Phan.
Đầu thập niên 1990, khi vừa 20 tuổi, tôi đã từng lọc cọc xe đạp đến gõ của nhà bác Khôi, ngỏ lời được xem nguyên bản gia phả chữ Hán của họ Vũ và một tấm bia của cụ Vũ Tông Phan ở sau nhà. Nhớ nhất chi tiết: bác cầm một chiếc đèn hoa kì — không phải đèn pin — ân cần chỉ dẫn tôi ra sau nhà, mở tấm mành tre, và cùng đọc những hàng chữ Hán trên tấm bia. Xin ghi lại đây, để tỏ lòng tri ân bác Khôi — một người thầy của tôi !
—
Trích đoạn bài của bác Khôi — nguồn để ở cuối bài
Triệu Đà vốn người Hán ở đất Chân Định, nay thuộc tỉnh Hà Bắc-Trung Quốc, cho Trọng Thuỷ cầu hôn Mỵ Châu đương nhiên nhằm mục đích thôn tính Âu Lạc. Nhưng sau khi đã tiêu diệt triều đình An Dương Vương, theo Sử ký Tư Mã Thiên, Triệu Đà tiếp tục chủ trương đó: dùng Lữ Gia mà chính Sử ký Tư Mã Thiên gọi là "Việt nhân" (đúng hơn phải nói là người Hán đã Việt hoá do sống giữa cộng đồng người Việt, cũng như Lý (Bôn) Nam Đế – V.T.K.) và ghi nhận Gia "làm Thừa tướng 3 đời vua… Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em tôn thất của vua…; ở trong nước rất được tôn trọng, người Việt tin ông, nhiều người làm tai mắt cho ông, ông được lòng dân hơn vương". Chẳng những thế, bản thân Đà đã chủ động thích ứng với phong tục, tập quán của người Việt: trong thư dâng Hán Văn Đế (179-156 trước CN) ông viết: "Lão phu ở đất Việt đã 49 năm, hiện đương bồng cháu". Thâm ý của câu đó, họ Triệu khi tiếp sứ thần nhà Hán là Lục Giả, đã giải thích khá cụ thể bằng hành động "xoã tóc, ngồi chò hõ (tức ngổi xổm, chồm hỗm theo phong tục người Việt, chứ không búi tóc, ngồi quỳ gối theo nghi lễ Trung Hoa – V.T.K.) mà tiếp" và cũng khá thẳng thừng đáp lại lời Giả trách Đà "phản thiên tính" (tức quên phong tục mẹ đẻ là người Hán!): "Tôi ở trong xứ mọi rợ lâu ngày, quên hết lễ nghĩa rồi" (tức không theo lễ nghi của người Hán nữa!). Có thể nói rằng họ Triệu và họ Lữ (Lã) là những đại biểu sớm nhất của các dòng họ cổ đại hoà trộn hai huyết thống Việt và Hoa được sử sách ghi lại, tức cũng xác nhận vào thời điểm đó mới bắt đầu hình thành nhân tố thuận lợi thúc đẩy sự truyền bá chữ Hán và giao lưu văn hoá Trung-Việt.
Việc Triệu Đà chủ trương dung hợp hai nền văn hoá Hoa và Việt, gần đây được chính một số học giả Trung Quốc khẳng định. Sau khi tham dự Hội thảo Thâm Quyến, trên đường về qua Quảng Châu, nhân ghé thăm khu mộ của cháu Triệu Đà là Văn Vương Triệu Muội, chúng tôi mua được sách Lĩnh Nam chi quang, miêu tả việc khai quật khu mộ đá này năm 1983. Các tác giả sách viết: Triệu Đà … "thúc đẩy chính sách dân tộc "hoà tập Bách Việt", xúc tiến quá trình dung hợp dân tộc Hán – Việt và phát triển kinh tế – văn hoá" .
Khách quan mà nói, quan điểm về sự dung hợp hai nền văn hoá Việt và Hoa dưới triều đại Triệu Đà trong toàn cõi Nam Việt quốc đã từng được một số nhà sử học Sài Gòn nêu lên khá sớm, nhưng đúng như nhà sử học Đào Hùng, Phó tổng biên tập báo Xưa & Nay, nhận định trong Lời giới thiệu công trình cực kỳ lý thú của nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ nhất Đại học Văn khoa Sài Gòn Tạ Chí Đại Trường, xuất bản năm 1989 tại Hoa Kỳ, đến đầu năm 2006 này mới được in lại ở Việt Nam, nhan đề Thần, người và đất Việt: "Trải qua một thời gian dài giới nghiên cứu chúng ta thường bị những động cơ chính trị chi phối nên việc nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiên kiến". Có thể nói một trong những thiên kiến như vậy là quan điểm chính thống trong giới sử học miền Bắc coi nhà Triệu là kẻ xâm lược, mà đã là kẻ xâm lược thì phải xấu, không thể có đóng góp gì đáng bàn nữa! Trong công trình nói trên, với một phương pháp nghiên cứu khách quan, không bị lập trường chính trị o ép, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường xuất phát từ luận điểm về sự liên tục văn hoá và căn cứ thực tế lịch sử về giao lưu văn hoá của cộng đồng người Việt với Hán, Chămpa và các tộc người khác, đã phát biểu những ý kiến xác đáng, nêu một nhận xét táo bạo, nhưng theo chúng tôi, không phải không có lý, rằng: "Ranh giới Giao [tức Giao Chỉ] – Quảng [tức Quảng Đông, Quảng Tây] còn nhập nhoà trong trận chiến Lý-Tống (1075-1077) khi Lý đem quân qua châu Khâm, châu Liêm có người giúp đỡ, nội ứng…", tức theo ông, trải qua hơn nghìn năm vẫn tồn tại những truyền thống bắt nguồn từ sự dung hợp văn hoá Hoa và Việt từ thời Triệu Đà khiến ít ra một bộ phận dân chúng vùng Lưỡng Quảng không hề mặc cảm đạo quân viễn chinh của Đại Việt là những kẻ dị chủng xâm lược.
Bốn chục năm trước đây, khoảng năm 1962/63, chúng tôi từng được nghe một vị sư già ở chùa Thầy nói xương cốt dưới hang chùa là của binh lính Lữ Gia không chịu ra đầu hàng, bị quân Hán vây đến chết đói ở dưới đó. Ngay ở Hà Nội cho đến năm 1979 vẫn còn phố Lữ Gia (nay là phố Lê Ngọc Hân). Tại một số địa phương trên đất Việt Nam ngày nay dân chúng vẫn thờ Triệu Đà và Lữ Gia. Chẳng hạn, ở làng Đồng Xâm xã Hồng Thái huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình vẫn còn di tích một đền lớn uy nghi, được xếp hạng như di tích thờ vị Tổ nghề chạm bạc truyền thống. Thực ra, Tổ nghề Nguyễn Kim Lâu chỉ được thờ trong một cái am nhỏ ở địa điểm khác. Đây cũng lại là một bằng chứng về cái sự "bị động cơ chính trị chi phối", khiến người ta phải làm sai lệch sự thật về ngôi đền này, bất chấp thư tịch lịch sử và địa chí. Danh sĩ cuối đời Lê là Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726-1780) viết rành rành trong công trình nổi tiếng Việt sử tiêu án: "… làng Đường Xâm quận Giao Chỉ (nay là Đường Xâm huyện Chân Định) có miếu thờ Triệu Đà…" Huyện Chân Định sang triều Nguyễn thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định, đến năm 1894, phủ Kiến Xương cắt về tỉnh Thái Bình mới lập, sau bỏ phủ, đổi gọi là huyện Kiến Xương. Năm 1924 nhà địa dư học Ngô Vi Liễn còn ghi ở chương "Tỉnh Thái Bình" trong sách Địa dư các tỉnh Bắc kỳ : "Đền Triệu Vũ Đế ở làng Thượng Gia, phủ Kiến Xương, hội về ngày mồng 1 tháng tư"). Cũng sách của Ngô Vi Liễn cho biết: làng Thượng Gia thuộc tổng Đồng Xâm (sách đời Nguyễn Gia Long còn gọi là tổng Đường Xâm).
—
http://www.humanrightsorganization.org/home/index.php?option=com_content&task…
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/20/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-4/
5.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 5
Tư liệu tham khảo quan trọng
Ý kiến của anh Nguyễn Cung Thông và nhóm diễn đàn Viện Việt học — năm 2007
—
Anh Nguyễn Cung Thông ở Úc đưa ra giả thiết rằng chữ Triệu Mạt có thể là xuất nguồn từ Triệu Một của tiếng Việt. Triệu Văn Đế của chúng ta có thể có tên thực tế là Một — ý nói người con đầu, con cả trong gia đình.
Nghe tiếng anh Thông đã lâu, nhất là qua mấy người bạn của anh hiện đang ở Hà Nội, nhưng đến tháng 12 năm 2008, tôi mới được hân hạnh gặp anh. Mà có chi đâu, chỉ là cùng dự, và cùng trong một tiểu ban ở Hội thảo Việt Nam học vừa rồi thôi mà. Bài phát biểu của anh với tiêu đề "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Sửu/Tlu,Trâu" tạo ra một cuộc trao đổi thực "nóng nảy" trong tiêu ban. Tôi định hỏi anh hai câu nho nhỏ, nhưng không được, vì mấy sư huynh sư phụ, như thầy Trần Trí Dõi, đều dành mất micro và nói rất lâu rất dài, hết cả phần — nhưng thực sự là phản luận rất hay, anh Thông trả lời cũng thật tuyệt !
—
Tổng kết của anh Thông — có thể xem toàn bộ ý kiến của mọi người trong diễn đàn về vấn đề mộ Triệu Muội/Mạt/Một qua đường link để ở cuối bài — hình như người khai mào cho trao đổi này là anh Trương Thái Du ?
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/21/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-5/
6.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 6
Một đoạn trích nguyên bản Sử kí của Tư Mã Thiên — và bản dịch tiếng Việt — đoạn nói về Triệu Hồ – người cháu gọi bằng ông của Triệu Đà
—
Nguyên bản Sử kí
史記 列傳 — 卷一百一十三 南越列傳第五十三
孝文帝元年,初鎮撫天下,使告諸侯四夷從代來位意,喻盛德焉.乃為佗親在真定,置守邑,歲時奉祀.召其從昆弟,尊官厚賜寵之.詔丞相陳平等舉可使南越者,平言好畤陸賈,先帝時習使南越.迺召賈以為太中大夫,往使.因讓佗自立為帝,曾無一介之使報者.陸賈至南越,王甚恐,為書謝,稱曰:「蠻夷大長老夫臣佗,前日高后隔異南越,竊疑長沙王讒臣,又遙聞高后盡誅佗宗族,掘燒先人,以故自,犯長沙邊境.且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人號稱王,其西甌駱裸國[一]亦稱王.老臣妄竊帝號,聊以自娛,豈敢以聞天王哉!」乃頓首謝,願長為藩臣,奉貢職.於是乃下令國中曰:「吾聞兩雄不俱立,兩賢不並世.皇帝,賢天子也.自今以後,去帝制黃屋左纛.」陸賈還報,孝文帝大說.遂至孝景時,稱臣,使人朝請.然南越其居國竊如故號名,其使天子,稱王朝命如諸侯.至建元四年卒. 佗孫胡為南越王.[一]此時閩越王郢興兵擊南越邊邑,胡使人上書曰:「兩越俱為藩臣,毋得擅興兵相攻擊.今閩越興兵侵臣,臣不敢興兵,唯天子詔之.」於是天子多南越義,守職約,為興師,遣兩將軍[二]往討閩越.兵未踰嶺,閩越王弟餘善殺郢以降,於是罷兵.
天子使莊助往諭意南越王,胡頓首曰:「天子乃為臣興兵討閩越,死無以報德!」遣太子嬰齊入宿.謂助曰:「國新被寇,使者行矣.胡方日夜裝入見天子.」助去後,其大臣諫胡曰:「漢興兵誅郢,亦行以驚動南越.且先王昔言,事天子期無失禮,要之不可以說好語入見.[一]入見則不得復歸,亡國之勢也.」於是胡稱病,竟不入見.後十餘歲,胡實病甚,太子嬰齊請歸.胡薨,謚為文王.嬰齊代立,藏其先武帝璽.
http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/handy1/
—
Bản dịch đoạn trích trên – bản dịch của Nhữ Thành, tức bác Phan Ngọc
Sử Ký Tư Mã Thiên Nam Việt Úy Đà liệt truyện
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nmn1n31n343tq83a3q…
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/22/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-6/
7.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 7
Trích nguyên bản Hán thư — đoạn nói đến Triệu Đà và Triệu Hồ, nội dung gần giống với entry 6 — mà thực chất, có thể nói Hán thư đã copy rồi nhuận sắc đoạn này từ Sử kí của Tư Mã Thiên
—
Chú ý quan trọng:
– chữ Muội tử 昧死trong đoạn văn Triệu Đà nói với sứ giả của vua Hán —- đoạn văn này đã được sứ giả là Lục Giả ghi lại và gửi về cho vua Hán — chữ Muội tử này có thể là một chìa khóa để đọc hiểu cái tên Triệu Muội/Mạt
– chữ Hồ trong đoạn nói về Triệu Hồ
—
漢書 — 列傳 — 卷九十五 西南夷兩粵朝鮮傳 第六十五 — 南粵
文帝元年,初鎮撫天下,使告諸侯四夷從代來即位意,諭盛德焉.[一]乃為佗親在真定置守邑,[二]歲時奉祀.召其從昆弟,尊官厚賜寵之.詔丞相平舉可使粵者,平言陸賈先帝時使粵.上召賈為太中大夫,謁者一人為副使,賜佗書曰:「皇帝謹問南粵王,甚苦心勞意.朕,高皇帝側室之子,[三]棄外奉北藩于代,道里遼遠,壅蔽樸愚,未嘗致書.[四]高皇帝棄臣,孝惠皇帝即世,高后(白)[自]臨事,不幸有疾,日進不衰,[五]以故誖暴乎治.[六]諸呂為變故亂法,不能獨制,乃取它姓子為孝惠皇帝嗣.賴宗廟之靈,功臣之力,誅之已畢.朕以王侯吏不釋之故,[七]不得不立,今即位.乃者聞王遺將軍隆慮侯書,求親昆弟,請罷長沙兩將軍.[八]朕以王書罷將軍博陽侯,親昆弟在真定者,已遣人存問.脩治先人.前日聞王發兵於邊,為寇災不止.當其時長沙苦之,南郡尤甚,雖王之國,庸獨利乎![九]必多殺士卒,傷良將吏,寡人之妻,孤人之子,獨人父母,得一亡十,朕不忍為也.朕欲定地犬牙相入者,以問吏,吏曰『高皇帝所以介長沙土也』,[一0]朕不得擅變焉.吏曰:『得王之地不足以為大,得王之財不足以為富,服領以南,王自治之.』[一一]雖然,王之號為帝.兩帝並立,亡一乘之使以通其道,是爭也;爭而不讓,仁者不為也.願與王分棄前患,[一二]終今以來,通使如故.[一三]故使賈馳諭告王朕意,王亦受之,毋為寇災矣.上褚五十衣,中褚三十衣,下褚二十衣,遺王.[一四]願王聽樂娛憂,存問鄰國.」[一五]
陸賈至,南粵王恐,乃頓首謝,願奉明詔,長為藩臣,奉貢職.於是下令國中曰:「吾聞兩雄不俱立,兩賢不並世.漢皇帝賢天子.自今以來,去帝制黃屋左纛.」因為書稱:「蠻夷大長老夫臣佗昧死再拜上書皇帝陛下:老夫故粵吏也,高皇帝幸賜臣佗璽,以為南粵王,使為外臣,時內貢職.[一]孝惠皇帝即位,義不忍絕,所以賜老夫者厚甚.高后自臨用事,近細士,信讒臣,[二]別異蠻夷,出令曰:『毋予蠻夷外粵金鐵田器;馬牛羊[三]即予,予牡,毋與牝.』[四]老夫處辟,馬牛羊齒已長,[五]自以祭祀不脩,有死罪,使內史藩﹑中尉高﹑御史平凡三輩上書謝過,皆不反.又風聞老夫父母墳墓已壞削,兄弟宗族已誅論.[六]吏相與議曰:『今內不得振於漢,外亡以自高異.』[七]故更號為帝,自帝其國,非敢有害於天下也.高皇后聞之大怒,削去南粵之籍,使使不通.老夫竊疑長沙王讒臣,故敢發兵以伐其邊.且南方卑溼,蠻夷中西有西甌,其半羸,[八]南面稱王;東有閩粵,其數千人,亦稱王;西 北有長沙,其半蠻夷,亦稱王.[九]老夫故敢妄竊帝號,聊以自娛.老夫身定百邑之地,東西南北數千萬里,帶甲百萬有餘,然北面而臣事漢,何也?不敢背先人之故.老夫處粵四十九年,于今抱孫焉.然夙興夜寐,寢不安席,食不甘味,目不視靡曼之色,耳不聽鍾鼓之音者,以不得事漢也.今陛下幸哀憐,復故號,[一0]通使漢如故,老夫死骨不腐,改號不敢為帝矣!謹北面因使者獻白璧一雙,翠鳥千,犀角十,紫貝五百,桂一器,[一一]生翠四十雙,孔雀二雙.昧死再拜,以聞皇帝陛下.」 賈還報,文帝大說.[一]遂至孝景時,稱臣遣使入朝請.[二]然其居國,竊如故號;其使天子,稱王朝命如諸侯.
至武帝建元四年,佗孫胡為南粵王.立三年,閩粵王郢興兵南擊邊邑.粵使人上書曰:「兩粵俱為藩臣,毋擅興兵相攻擊.今東粵擅興兵侵臣,臣不敢興兵,唯天子詔之.」於是天子多南粵義,[一]守職約,[二]為興師,遣兩將軍往討閩粵.兵未隃領,閩粵王弟餘善殺郢以降,於是罷兵.
天子使嚴助往諭意,南粵王胡頓首曰:「天子乃興兵誅閩粵,死亡以報德!」遣太子嬰齊入宿.謂助曰:「國新被寇,使者行矣.胡方日夜裝入見天子.」助去後,其大臣諫胡曰:「漢興兵誅郢,亦行以驚動南粵.且先王言事天子期毋失禮,要之不可以怵好語入見.[一]入見則不得復歸,亡國之勢也.」於是胡稱病,竟不入見.後十餘歲,胡實病甚,太子嬰齊請歸.胡薨,諡曰文王.
—
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/22/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-7/
8.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 8
– Trong đoạn về Triệu Đà, các sử thần Việt Nam đã tham khảo – copy và chỉnh sửa theo quan điểm của mình – cả Sử kí của Tư Mã Thiên và Hán thư – xin xem 2 đoạn trích trong entry 6 và 7. Ở ĐVSKTT, trong đoạn trích này, chúng ta thấy chữ Mạo muội xuất hiện 2 lần —- đó là chữ dịch từ chữ Muội tử 昧死 trong Hán thư — đã nói ở entry 7. Bản dịch tiếng Việt ở đoạn ĐVSKTT này có một số lỗi nhỏ, nhưng nếu tiện thì, sẽ bàn ở dịp khác.
– Tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã thật bạo dạn – hay sáng tạo tuyệt vời – khi cho Triệu Hồ chính là con của Trọng Thủy — mà như mọi người đã biết, Trọng Thủy được gả cho nàng Mỵ Châu của chúng ta, chàng sang ở rể cốt để moi bí mật quân sự của bố vợ An Dương Vương — Triệu Hồ có thực là con của Trọng Thủy hay không thì hồi sau sẽ rõ.
—
[1a]
K ỷ N h à T r i ệ u
Vũ Đế
Ở ngôi 71 năm [207 – 136 TCN], thọ 121 tuổi [256 – 136 TCN].
Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.
Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông).
. . . Nhân viết thư rằng: "Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn [5b] thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu lên coi việc nước lại phân biệt Hoa – Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực, không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già. Tự nghĩ nếu không sắm lễ vật cúng tế, thì tội thực đáng chết, mới sai nội sử Phan, trung úy Cao, ngự sử Bình, ba bọn dâng thư tạ lỗi, nhưng đều không thấy trở về. Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng: "Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là đế, để tự làm đế nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông. Lão phu trộm ngờ là vì Trường Sa Vương gièm [6a] pha, cho nên mới đem quân đến đánh biên giới. Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, những vẫn phải dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm tôi nhà Hán mà thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến, được khôi phục hiệu cũ, cho thông sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng đế nữa. Kính cẩn sai sứ giả dâng một đôi ngọc bích trắng, 1.000 bộ lông chim trả, 10 sừng tên, 500 vỏ ốc màu tía, 1 giỏ cà cuống, 40 đôi chim trả sống, 2 đôi chim công. Mạo muội liều chết, hai lạy dâng lên hoàng đế bệ hạ". . . .
Giáp Thìn, năm thứ 71 [137 TCN], (Hán Kiến Nguyên, năm thứ 4). Vua băng, thụy là Vũ Đế. Cháu là Hồ lên nối ngôi. (Về sau, nhà Trần [8a] phong là Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế).
—
Ở ngôi 12 năm, thọ 52 tuổi.
Vua lấy nghĩa để cảm nước láng giềng, đánh lui địch, yên biên cảnh, cũng gọi là bậc vua có ý muốn thịnh trị vậy.
[9a] Tên húy là Hồ, con trai Trọng Thủy, cháu Vũ Đế.
. . .Bính Thìn, năm thứ 12 [125 TCN], (Hán Nguyên Sóc năm thứ 4). Vua mất, thụy là Văn Vương. Con là Anh Tề nối ngôi. . . .
—
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt02.html
https://dzjao.wordpress.com/2009/01/24/con-trai-cua-trong-thuy-vi-vua-co-ten-trieu-ho-8/
9.
10.
..
Về nhân vật Triệu Đà và nhà Triệu, ở Việt Nam có nhiều ý kiến trái ngược. Căn cứ chuyện Trọng Thủy - Mị Châu, thì Triệu Đà là kẻ xâm lược. Nhưng căn cứ vào dã sử thì ông này lấy vợ Việt và có đền thờ ở Thái Bình. Ông chống nhà Hán! Không phải ngẫu nhiên mà sách Đại việt sử kí toàn thư có chép Kỉ Triệu Đà. Và Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo có nhắc : "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần,...Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên,...". Diễn ca Lịch Sử viết " Triệu Đà là tổ nước ta,...". Thật là quá "rắc rối". Nhưng tôi nghĩ giữa nhân vật văn học và nhân vật LỊCH SỬ có độ chênh. Và.... bây giờ thì tôi tin Lịch sử hơn...văn học!
Trả lờiXóaỞ trên, là cháu nói về ngôi mộ của cháu gọi Triệu Đà bằng ông. Đó là vua Triệu Hồ, vị vua thứ hai của nhà Triệu, đóng đô tại Phiên Ngung (tức Quảng Châu ngày nay). Nhờ phát hiện ra mộ này vào năm 1983, và công việc khai quật, xây dựng bảo tàng riêng về ngôi mộ ấy, mà bao nhiêu sự thực của lịch sử được chứng mình.
XóaHôm nay, làm đến bài số 8 trong loạt bài cũ trên Giao Blog thời Yahoo (cứ túc tắc đưa về dần dần, vì có tới hơn 20 bài đã đi trong loạt bài ấy):
Trả lờiXóa8.
Con trai của Trọng Thủy — vị vua có tên Triệu Hồ — 8
Trích Đại Việt sử kí toàn thư — đoạn viết về Triệu Đà và Triệu Hồ — 2 đoạn
Chú ý quan trọng:
– Trong đoạn về Triệu Đà, các sử thần Việt Nam đã tham khảo – copy và chỉnh sửa theo quan điểm của mình – cả Sử kí của Tư Mã Thiên và Hán thư – xin xem 2 đoạn trích trong entry 6 và 7. Ở ĐVSKTT, trong đoạn trích này, chúng ta thấy chữ Mạo muội xuất hiện 2 lần —- đó là chữ dịch từ chữ Muội tử 昧死 trong Hán thư — đã nói ở entry 7. Bản dịch tiếng Việt ở đoạn ĐVSKTT này có một số lỗi nhỏ, nhưng nếu tiện thì, sẽ bàn ở dịp khác.
– Tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã thật bạo dạn – hay sáng tạo tuyệt vời – khi cho Triệu Hồ chính là con của Trọng Thủy — mà như mọi người đã biết, Trọng Thủy được gả cho nàng Mỵ Châu của chúng ta, chàng sang ở rể cốt để moi bí mật quân sự của bố vợ An Dương Vương — Triệu Hồ có thực là con của Trọng Thủy hay không thì hồi sau sẽ rõ.