Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đoàn-thị-điểm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đoàn-thị-điểm. Hiển thị tất cả bài đăng

05/10/2023

Ngọn núi duy nhất ở Phủ Giầy : núi Phủ Giầy (núi Tiên Hương) và các tên khác

Ở vùng Phủ Giầy (xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngày nay) chỉ có một ngọn núi duy nhất. Nó được ghi tên vào sách vở từ xa xưa, cũng được gọi bằng tên dân gian quen thuộc bao đời, đó là "núi Phủ Giầy".

Khoảng một tuần trước, nhân ngày Rằm tháng Tám là dịp đản sinh của Liễu Hạnh công chúa, có các bạn trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đưa câu hỏi khá thú vị, là "Núi Phủ Dầy ở đâu", trên trang Fb Tín ngưỡng thờ Mẫu (xem ở đây, và có bản lưu ở bên dưới).

Có thể hưởng ứng câu hỏi trên, mà ghi nhanh mấy ý như dưới đây.

31/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (bài 2004)

Trần Quốc Vượng (1934-2005) là một học giả danh tiếng có nhiều gắn bó với Phủ Giầy và tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, ông đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc khôi phục lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) sau Đổi Mới.

Luận giải về Phủ Giầy từ góc nhìn lịch sử - văn hóa đã công bố đầu thập niên 1990 của thầy Trần Quốc Vượng, trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (có toàn văn và tóm lược ý chính).

Gần 10 năm sau, vào năm 2004, tại hội thảo Lễ hội Phủ Dày : Giá trị và phát triển du lịch - văn hóa (được tổ chức tại UBND huyện Vụ Bản), để kỉ niệm 10 năm lễ hội Phủ Giầy được chính thức mở lại, thầy có phát biểu một tham luận giá trị - sau hội thảo, toàn văn đã được đăng tải trên Tạp chí Di sản Văn hóa số 7.

29/08/2023

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Đây là một cuốn sách trọng yếu, mà nay đã biết rộng rãi trong học giới Việt Nam và quốc tế, gần đây đã có bản dịch tiếng Việt.

Sách được đạo sĩ danh tiếng Thanh Hoa Tử hoàn thành tại Thăng Long vào năm Thiệu Trị 7 (1847), sau đó được khắc in năm Canh Tuất (nhóm Trương Đình Hòe và Trần Ích Nguyên thì cho là năm 1850, tức là in ngay sau khi bản thảo vừa hoàn thành).

Đó là cuốn Hội chân biên. Trong sách này, truyện "Sòng Sơn Thánh Mẫu" (tức Liễu Hạnh công chúa) được xếp đầu tiên ở phần/quyển Khôn. Sách có phần/quyển đầu là Càn (nam thần), phần/quyển sau là Khôn (nữ thần).

03/03/2023

Tổ Như Trừng Lân Giác (1696-1733) và sơn môn Liên Tông

 Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:

- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).

- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật. 

Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.

Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.

Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.

12/09/2022

Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)

Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).

Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).

Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004. 

Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.

20/01/2021

Ngôi đền thờ vị tiết phụ là vợ thứ của sứ giả Đinh Nho Hoàn (ở huyện Hương Sơn hiện nay)

Chuyện của thập niên 1710s, tức đầu thế kỉ XVIII. Sứ giả Đinh Nho Hoàn được triều đình Lê - Trịnh cử sang nhà Thanh, không may mà mất bên đó (thi thoảng vẫn có người đi sứ Trung Hoa bị đột tử giữa đường như vậy).

Thi hài của họ Đinh được đưa về quê nhà ở xã An Ấp huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh), chôn cất xong, thì người vợ thứ của ông là Phan Thị đã tự thắt cổ mà chết theo. Triều đình biết việc đó đã tặng phong Phan Thị là Á thân nhân, lại cấp ruộng thờ và cho lập đền thờ tại An Ấp. Lại ban cho bảng vàng khắc hai chữ Tiết phụ treo ở đền để biểu dương.

Chuyện này đã được ghi vào chính sử, vào thần tích, và được Đoàn Thị Điểm (có thể là Nguyễn Thị Điểm em gái của Nguyễn Trác Luân) viết thành một truyện trong tập Truyền kì tân phả.

16/11/2018

"Bốn con hổ ở Trường An" và "Bốn người đại tài của nước Nam" (bài Quách Hiền 2007)

Hôm nay, lại có việc, nhắc đến bốn chàng hotboy của một thời này.

Đó chính là Trường An tứ hổ hay An Nam đại tứ tài ở nửa đầu thế kỉ 18.

Bốn người ấy là: Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh, Nguyễn Bá Lân. Có xuất nhập một chút về các vị, nhưng Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Trác Luân, Nguyễn Bá Lân thì đều là những văn nhân lừng tiếng đương thời.

Tôi đã viết về bốn chàng này trong các năm 1993-1995 (tức khoảng 25 năm trước), có nhắc lại năm 2012.  Và bây giờ thì nhắc lại thêm.

13/04/2018

Câu chuyện bà Điểm là bà Điểm nào : "Chinh phụ ngâm" có thể ra đời sau khi Đoàn Thị Điểm đã mất

"Dĩ nhiên Hoàng Xuân Hãn không nhằm hạ bệ ai. Ông chỉ cố tìm sự thực." (Thu Tứ)


Câu chuyện bà Điểm là bà Điểm nào kéo dài lâu rồi, xem như tới ngót cả thế kỉ. Ví dụ xem ở đây, hay ở đây, và ở đây.

Hiện nay đang lẫn lộn giữa Đoàn Thị Điểm (em Đoàn Doãn Luân) và Nguyễn Thị Điểm (em Nguyễn Trác Luân). Chưa chắc bà Đoàn Thị Điểm đã là nữ nhà văn xuất sắc mà lâu nay chúng ta tưởng, bà ấy, có khi lại là Nguyễn Thị Điểm. Có thể Nguyễn Thị Điểm mới chính là nữ văn tài mà người đời đã quên lãng lâu nay.

Hình như càng tìm thì bà Đoàn Thị Điểm càng bất lợi.

24/07/2016

Chuyện cũ gắn với Vũng Áng : nàng Bích Châu (Chế Thắng phu nhân) đã trẫm mình ở đó

Người đời sau thường biết nàng Bích Châu đã trầm mình xuống biển huyện Kỳ Anh (ngày nay) vì nghĩa nước, và vì bổn phận tôi thần đối với vua Trần (trên đường đi chinh phạt Champa).

Câu chuyện về nàng, sau được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm viết thành thiên truyện Hải Khẩu linh từ (ngôi đền thiêng ở Hải Khẩu). Hải Khẩu đó chính là Vũng Áng ngày nay. Vũng Áng được xem là cảng biển sâu nhất Việt Nam. Bích Châu đã trẫm mình xuống đó, bởi: thủy thần đoạn biển đó đòi vua Trần hiến cho một người vợ, nếu không, sẽ không cho long thuyền của vua đi qua. Nàng xung phong trẫm mình xuống đó.

16/05/2015

Bản dịch "Lĩnh Nam chích quái" tiếng Pháp từ 128 năm trước (bài Nguyễn Nam, 2003)

Bản dịch của Dumoutier - một người Pháp có cống hiến đặc biệt trong sưu tầm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ở cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Vào năm 1887, tức là khi Phan Bội Châu khoảng 20 tuổi, Nguyễn Ái Quốc còn chưa sinh, thì Dumoutier đã cho in bản dịch tiếng Pháp của cuốn "Lĩnh Nam chích quái".

Có thể xem Dumoutier là ngang với lứa Kiều Oánh Mậu, Khiếu Năng Tĩnh của Việt Nam. Mấy cụ trên lớn tuổi hơn Phan Kế Bính một chút (cụ này mất năm 1921).

Về bản dịch này, đầu tiên đọc lại bài viết hơn 10 năm trước của học giả Nguyễn Nam.

13/05/2015

Vì sao Trạng Quỳnh hóa Nguyễn Quỳnh (bài Đào Thái Tôn, 2001)

Cùng về chủ đề này, ở entry trước, đã đọc cách kiến giải của cụ Hoàng Tuấn Phổ

Dưới đây là kiến giải của cố học giả Đào Thái Tôn - một trong những người mà ngay từ cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 đã cho thấy nguyên nhân của sự "nhập nhằng" Nguyễn Quỳnh thành Trạng Quỳnh.

Một sự nhập nhằng, khiến cho không phải học giả, mà ngay cả đến bạn đọc phổ thông như bác Salam cũng khó chấp nhận.

07/05/2015

Chuyện nào cũng có thể trở thành tuyên truyền : Cớ sao bỏ mất hai bà vợ đầu của sứ thần ?

Nhìn chung là báo chí chỉ tuyên truyền một chiều. Dư luận theo đó được định hướng. Về tình yêu. Về tình cảm vợ chồng. Và nhiều thứ khác. Đều một chiều như vậy.

Chẳng hạn đọc lại ở đâyở đây.

Đại khái là bây giờ người ta chỉ còn biết đến cặp trai tài gái sắc Nguyễn Kiều - Đoàn Thị Điểm. Nói theo ngôn ngữ báo chí bây giờ.

Nhưng sự thực đâu có thế. Phu quân có tới 3 bà phu nhân. Mà 2 vị trước (chị cả, chị hai) là con nhà quan lớn. Em thứ ba thì con nhà bình dân, lại quá lứa lỡ thì (tầm 37 tuổi), thì là được mối lái vì có liên quan đến các chị cả và chị hai. Nhờ có mối quan hệ ấy mới thành bà ba.

06/05/2015

Mối tình của sứ thần và á phu nhân (bài Phạm Trọng Chánh, 2015)

Những dịp trước, có thể đã thấy ông Phạm Trọng Chánh bàn về "thơ dâm tình" trong Kinh Thánh.

Bây giờ, đọc ông viết về văn học trung đại Việt Nam.

Câu chuyện mộ phần sứ thần Nguyễn Kiều và á phu nhân

Mình quan sát từ sớm câu chuyện này. Từ lúc mà Hồ Tây còn đang bị các hộ vùng ven lấn tùm lum. Và ở một chỗ nào đó ở bờ bên kia, chỗ một ông bạn dạy học, thì nhà thơ Phùng Quán còn đang thả câu.

Về mặt thế thứ, trong gia đình Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm chỉ là một người vợ thứ (trắc thất). Người viết sách ngày xưa, chỉ gọi bà là "Nguyễn Kiều á thất". Chữ "á" này có nghĩa như "á" trong "á hậu" ngày nay.

Nhưng cứ cho chạy ít tư liệu của báo chí cái đã.

Cứ theo hướng Hoàng Xuân Hãn, thì đến lúc Đoàn Thị Điểm trắng tay

Đó là một ý trong lời bình của Thu Tứ.

Toàn văn xem bài "Ai viết Bích Câu kì ngộ Hán văn" ở dưới đây. Bài này là do Thu Tứ trích từ sách của cụ Hoàng Xuân Hãn.

09/04/2015

Bà Đoàn Thị Điểm là bà Điểm nào ?

Hôm trước, đã nhắc qua về tài tập cổ của bà Đoàn Thị Điểm (bà sử dụng lại một câu trong thơ của Lý Bạch để phóng tác ra cả bài). Đại khái là câu "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (ở đây).