Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.
Bản ở đây là đăng lại.
Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.
Bản ở đây là đăng lại.
(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.
Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).
Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).
Lúc bấy giờ,vào năm 1923, Nguyễn An Ninh viết như sau:
"Tôi nghĩ phải thú nhận ngay lập tức rằng tôi không hề coi việc nói tiếng Pháp với người An Nam là điều đáng tự hào. Ngôn ngữ An Nam vẫn còn quá lạc hậu chưa thể sánh với các ngôn ngữ châu Âu, thậm chí chưa thể sánh với các ngôn ngữ Viễn Đông. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ không dùng thứ ngôn ngữ quê mùa nửa Hoa nửa Việt của các nhà nho An Nam. Tôi đã cùng với anh bạn Ng. H. V [Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941)] thử dịch từ culture ra tiếng An Nam nhưng không tìm được một từ nào tương đối có thể diễn giải chính xác.
Nếu như từ văn hóa đã được cả châu Âu chấp nhận thì nó lại không thâm nhập được vào ngôn ngữ của ta, một ngôn ngữ đơn âm tiết. Cụm từ cầm kỳ thi họa có thể cho ta một ý niệm về văn hóa nhưng là một ý niệm không đầy đủ và có nguy cơ bị hiểu sai. Cầm là âm nhạc, kỳ là suy đoán trí tuệ, thi là văn chương, họa là tranh. Chúng tôi đành phải dùng cụm từ chung đúc học thức. Những ai có thể tìm ra từ đúng xin hãy khoan dung độ lượng với những người đi trước. Bây giờ tôi xin được vào vấn đề. Nhưng…"
Hiệu ứng xã hội thấy được ngay sau khi "phở" trở thành "di sản" và nhà tu hành sử dụng bằng cấp 3 giả (từ đó mà nhận được cùng dàng học vị tiến sĩ).
Tự nhiên, buổi sáng, ra hàng phở, có người gọi: "Cho bát di sản tái chín". Mình thì thấy hơi thừa, sao phải "di sản tái chín" ! Dĩ nhiên, khách hàng hài hước chút, không sao cả !
Về mặt ngôn từ, thì chỉ cần "Cho bát tái chín" là đủ ! Mà cũng không cần dài dòng thề, chỉ cần nói "Tái chín" (hai từ) là đã xong thông điệp khi vào quán phở. Chỉ cần hai từ như kiểu nói trống không, là đủ ý !
Ông em chủ quán người quê Nam Trực thì vui vẻ lắm, ra mặt.
Ông em đã nhiều lần trình bày một ý sau: nhà em mấy đời làm phở, gia truyền đến em là đời thứ 6, nguyện vọng là sắp tới chính phủ nên có chính sách tặng bằng "tiến sĩ Phở" cho những gia đình như em !
Ôi, cúng dàng bằng tiến sĩ !
Rồi là nhân dân muốn được tặng bằng tiến sĩ cho các chủng loại di sản như Phở, Mỳ Quảng, Thắng Cố,...
Chúng ta hẳn là đang lạm phát "di sản" và cũng là lạm phát "tiến sĩ". Ông em phở gia truyền đòi hỏi, thì cũng là đòi hỏi như một nhu cầu chính đáng trong sự chuyển động thường ngày của văn hóa Việt đầu thế kỉ 21.
Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.
Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).
Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).
Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.
Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).
Bài lấy về từ trang web của Tạp chí Văn hóa học.
Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001, được chỉnh sửa cập nhật (nói cho dễ hiểu) vào năm 2009.
Hiện đang là thời kì các cơ quan có trách nhiệm đang hướng đến bản cập nhật 2024.
Bạn Brian Wu - một Việt kiều (đúng hơn là người Việt gốc Hoa) đang ở Mĩ - mình chưa từng gặp, chưa từng liên lạc, nhưng có để ý đến các việc làm của bạn ấy liên quan đến học thuật Việt Nam mà đặc biệt là mảng Hán Nôm (có thể đọc lại ở đây hay ở đây).
Những năm gần đây, thấy bạn ấy đã xây dựng gia đình với một "cô gái Hán Nôm" (cách gọi của bạn ấy).
Cũng những năm gần đây, thấy bạn ấp ủ và thực hiện dần một chương trình số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Đáng kể sắp tới là số hóa thác bản văn bia (dựa trên các bộ biên mục và ấn ảnh thác bản văn bia đã xuất bản).
Toàn văn bài báo thì đọc ở bên dưới.
Trong bài, có đoạn:
"
Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.
Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.
Sắc phong và làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa.
Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật).
Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.
Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.
Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).
Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).
Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.
Hội thảo được tổ chức Hội trường tầng 2 - Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng - số 8 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, vào buổi sáng ngày 7/9/2022 (Thứ Tư).
Mình vui nhất là được ngồi cạnh và hầu chuyện thầy Nguyễn Hùng Vĩ cả một buổi sáng. Rất lâu rồi mới có cơ hội này. Mình đã gửi thầy (qua zalo) ghi chép của mình về cuộc điều tra chung mà hai thầy trò thực hiện vào đầu năm 1993 tại khu vực Phủ Tây Hồ (đọc lại ở đây - tháng 10/2018).
Cũng thật vui mừng được nhận một loạt sách Phật giáo do nhóm sa môn Thích Pháp Nhẫn tặng, kèm theo là một tâm thư (đã được phép của sa môn, nên Giao Blog sẽ đưa tâm thư đó lên sau).
Gặp gỡ rất nhiều thầy cô, bạn bè, anh chị em. Gặp nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mình có nhắc lại chuyện chiếc ô bỏ quên ở công viên Nhật Bản (Giao Blog đã đăng ở đây - tháng 9 năm 2016). Gặp đàn anh Nguyễn Hữu Thức (gắn bó với Hà Tây cũ), thì ôn lại chuyện năm 1993 anh tới thăm nhóm mình làm thực tập tại Cống Xuyên (đọc lại ở đây). Vân vân.
Copy cổ vật để bán cho du khách từ lâu là một ngành phát triển ở Athens - Hi Lạp. Đó là những "đồ cổ ngụy tạo" nhưng lại hợp pháp !
Có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa phản đối ngành sản xuất "đồ cổ ngụy tạo" nhưng hợp pháp này của Hi Lạp.
Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.
Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.
Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đây, ở đây hay ở đây).