Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-hùng-vương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-hùng-vương. Hiển thị tất cả bài đăng

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

02/04/2020

Quốc tổ cũng e ngại Cô Vy, quê thì rào làng, quê thì bỏ không làm hội Thanh Minh

Hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 2020, nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, thường niên sẽ là ngày giỗ vua Hùng - quốc tổ Đại Việt (về quốc tổ ở thế kỉ 20 và thế kỉ 21, thì tạm đọc bài ở đây).

Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.

Hôm nay, hội đền Hùng không được tổ chức. Nhưng cần ghi chú là: ở đền Hùng, vẫn có lễ dâng hương. Quan chức chính phủ trung ương và chính phủ địa phương đã triều kiến các vua Hùng bằng trang phục có thêm khẩu trang phòng tránh Cô Vy.

Các nơi thực hiện cách li toàn bộ xã hội. Có nơi thì rào làng, có nơi thì bỏ không làm hội Thanh Minh.

26/10/2018

Triệu Đà là người Việt chính cống, có vợ quê Thái Bình (phụ họa thêm cho thuyết cũ của cụ Bùi Văn Nguyên)

Đây là phụ họa mới, vừa công bố, của bác Bách Việt trùng cửu. Thái Bình hóa ra là đất Bái của Lưu Bang ! Rồi, cái đầm cửa sông Trà Lý bây giờ, gọi là khu làng Đồng Xâm (Đồng Sâm) chạm bạc ấy, hóa ra, là kinh đô của Triệu Đà !

Nhiều năm về trước, cụ Bùi Văn Nguyên đã đưa ra thuyết Triệu Đà chính là con cháu của các vua Hùng bên ta, rồi lấy vợ Thái Bình và sinh ra chàng Trọng Thủy si tình ở đó. Đọc lại ở đây (tháng 6 năm 2015) cho tường. 

Theo thuyết của cụ Bùi Văn Nguyên (và một số vị khác) thì kinh đô của các vua Hùng nghe đâu là nằm trong xứ Nghệ ngày nay. Không phải Phong Châu gì đâu. Đọc lại ở đây.

28/04/2018

Chung dòng máu, cùng ông tổ : về việc giỗ vua Hùng năm 1958 ở miền Nam

Lùi thời gian lại 60 năm trước.

Mối hoài niệm về việc cùng chung một ông tổ, cùng chung một dòng Lạc Hồng, là bầy con của Rồng và đám cháu của Tiên. Thời buổi chia đôi sơn hà, không phải người trong cùng một nước, dù tất cả đều là cháu chắt mẹ Âu Cơ.

25/04/2018

Hùng Vương 2018 nhìn ra xung quanh : với Cao Đài, ở Nha Trang

Hôm nay được nghỉ ở nhà. Bọn trẻ cũng không phải tới trường, nhưng lại bò ra làm bài tập các loại trong ngày mùng 10 tháng 3. Trời thì đổ mưa từ đêm qua.

Giỗ quốc tổ Hùng Vương năm 2018 nhìn ra xung quanh. 

Đầu tiên là Hùng Vương với lễ nghi của Cao Đài. Và sau là hoạt động giỗ tổ Hùng Vương ở Nha Trang.

26/12/2017

Năm 1905 : Phan Bội Châu xuất du cầu viện, nhóm Chu Mạnh Trinh cầu tiên ở đền Dạ Trạch

Cùng năm đó. Năm 1905.

Về việc xuất du của nhóm Phan Bội Châu thì có thể đọc ở đây hay ở đây.

Dưới là việc nhóm Chu Mạnh Trinh hầu thánh và chép thơ tiên giáng bút. Cái biển gỗ chép bài thơ tiên thời đó hiện vẫn còn.

Cả hai đều là "đi cầu". Một bên là "cầu viện", một bên là "cầu tiên".

26/08/2015

Thuyết mới về kinh đô của các vua Hùng : xứ Nghệ, mà không phải Việt Trì

Thuyết này đã xuất hiện từ trước. Mà một trong những người khởi xướng là cố học giả Bùi Văn Nguyên (có thể đọc một mẩu về học giả này ở đây).

Bây giờ, thêm những luận giải cùng hướng với cụ Bùi.

28/04/2015

Hùng Vương : bản kể sớm nhất bằng tiếng Việt, giữa thế kỉ 17

Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.

Hãy thử tượng tượng: hơn 300 năm trước, cha ông mình đã bắt đầu dùng quốc ngữ. Và trong số đó, có một số vị còn xuất sắc là ghi lịch sử nước Nam bằng quốc ngữ.

Giỗ quốc tổ năm 2015


18/03/2015

Vua thì đâm đầu xuống giếng, tráng sĩ thì tìm rừng cây âm u, để mà cùng chết

Vấn đề không nằm ở chỗ rửa chân hay bơi lội dưới Hồ Tây, thậm chí là Hồ Trúc Bạch, hay thậm chí là ao cá các cụ. Mà là ở cách chết của tráng sĩ. Và liên đới, là cả ông vua của tráng sĩ.

Về chuyện vua Hùng đời thứ 18 lao đầu xuống giếng chết, của một bản kể tiếng Việt được in cuối thập niên 1860 (tức cách nay tới cả 150 năm trước), thì tôi đã đề cập từ năm ngoái (đọc lại ở đây). Tóm tắt thì là như sau:

05/12/2014

Lại chuyện mộ Quốc Tổ ở Bình Đà (ý kiến Phạm Duy Kha, và phản luận của một người dân Bình Đà)

Về làng Bình Đà, có thể đọc thêm entry cũ (ở đây).

Bởi vừa thấy một ít ảnh chụp cái mộ có ghi bốn chữ QUỐC TỔ CHI MỘ (cả bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ), nên trở lại sự kiện này một chút. Sẽ đưa loạt ảnh này lên sau.

16/09/2014

Thử suy nghĩ hơi nghiêm túc chút : vì sao không có con TRÂU trên trống đồng Đông Sơn ?

Trên trống đồng, chỉ thấy cóc, hay là ếch, hay thậm chí là nhái bén, là được bàn bạc nhiều. Cả ta cả Tây cả Tàu. 

Nhưng tuyệt nhiên không thấy có trâu, dù là trâu nước (màu đen, tức thủy ngưu) hay trâu vàng (màu vàng, tức hoàng ngưu, ta sẽ gọi luôn là ).

Tại làm sao nhỉ ? Đôi khi, vẫn có những ý nghĩ như vậy.

09/04/2014

Viên đá góc đền Hùng - 7 : Thêm một tư liệu thú vị nữa

Viết dần dần từ 6/4/2014


"Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao, Phú Thọ. Ngày nay ở Bình Đà (miền xuôi) hiện còn đình thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương (miền ngược) hiện có đền thờ Âu Cơ"

(tác giả Liêm Quế, 2009)

Phú Thọ, 19/9/1954