Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Vân-Cát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phủ-Vân-Cát. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) – 1b

Bài 1b (tiếp cho bài 1, tức 1a)

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện (NXD).

địa phương Phủ Giầy (Phủ Dầy) Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Ngay trong ngày 20/9/2024, Nhà xuất bản Thế giới đã gửi công văn tới NXD.

NXD không trả lời Nhà xuất bản, mà vẫn cố tình tổ chức lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.

Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản như việc đã rồi.

Đã có nhiều phản biện trên không gian mạng cho thấy cuốn sách của nhóm NXD mang danh khoa học mà hoàn toàn không có bất cứ căn cứ tin cậy nào. “Chứng cớ” của sách chỉ là tiểu thuyết văn học, thần tích đi “chép” vào năm 1938, hoành phi câu đối văn bia có niên đại rất muộn (thế kỉ 19, 20, 21) mà có nhiều nghi vấn về tính xác thực.

Nhìn toàn cục, các luận điểm mà họ Trần Lê đưa ra trong các đơn và các ý kiến phản biện trên mạng đối với sách của nhóm NXD đều chính xác. Có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm NXD là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đây là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

18/09/2024

Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát

Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.

Ở trên là tiêu đề rút gọn.

23/03/2024

Báo Nhân Dân : Tránh sử dụng bản sao sắc phong thiếu chính xác

Bài đã đăng trên báo Thời Nay (ấn phẩm của báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Lê Quốc Minh) số 1463 (Thứ Hai, ngày 22/1/2024). Sau đó, xuất hiện trên trang web của báo Nhân Dân.

Tác giả là một nhà báo lâu nay có chuyên về mảng sắc phong.

17/02/2024

Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024

Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:

"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."

Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch


Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).

31/01/2024

Cập nhật ghi chép nhanh về Phủ Giầy - cuối tháng 1 năm 2024 (NNC Bùi Hùng) : 2 (Mộ tổ tiên của dòng họ Trần Lê)

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2024, nhà nghiên cứu Bùi Hùng có chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Nam Định. Xưa nay, anh thường ghi chép bằng ảnh và video các nơi tới khảo sát (vùng Nam Bộ, vùng miền Trung, vùng Bắc Bộ, Hà Nội,...), rồi đưa dần lên mạng.

Chúng ta biết, Bùi Hùng có blog, Fb, kênh đăng video mang tên anh. Chỉ tính riêng ảnh và video mà anh ghi chép dần trong nhiều năm qua thì cũng đã vô cùng quí giá. Các tư liệu của anh, đúng như nghĩa của từ "tư liệu" là thiên về tư liệu, có gì thì đưa lên như thế. Ví dụ, loạt ảnh thú vị từ mười mấy năm về trước của anh chụp tại chùa Tây Hồ, đã được đưa về Giao Blog, thì có thể xem lại ở đây (năm 2009).

Loạt bài về Phủ Giầy vào cuối tháng 1 năm 2024 của anh, tôi cũng đưa dần về Giao Blog, ưu tiên ảnh và video (các luận giải của anh thì tôi cũng đưa về nhưng để ở cuối bài; sở dĩ làm thế là vì các luận giải của anh hiện có nhiều điểm chưa đúng, chưa chuẩn xác, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để biên tập tiếp trong tương lai).

05/10/2023

Ngọn núi duy nhất ở Phủ Giầy : núi Phủ Giầy (núi Tiên Hương) và các tên khác

Ở vùng Phủ Giầy (xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngày nay) chỉ có một ngọn núi duy nhất. Nó được ghi tên vào sách vở từ xa xưa, cũng được gọi bằng tên dân gian quen thuộc bao đời, đó là "núi Phủ Giầy".

Khoảng một tuần trước, nhân ngày Rằm tháng Tám là dịp đản sinh của Liễu Hạnh công chúa, có các bạn trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ đưa câu hỏi khá thú vị, là "Núi Phủ Dầy ở đâu", trên trang Fb Tín ngưỡng thờ Mẫu (xem ở đây, và có bản lưu ở bên dưới).

Có thể hưởng ứng câu hỏi trên, mà ghi nhanh mấy ý như dưới đây.

11/09/2023

Tư liệu Phủ Giầy - những nhầm lẫn để lại nhiều di hại của vị đại quan Cao Xuân Dục (1)

Có những nhầm lẫn vô hại.

Cũng có những nhầm lẫn hữu ích, hay nhầm lẫn có ý nghĩa tham khảo quan trọng. Ví dụ các nhầm lẫn của cụ Trần Đĩnh trong bộ sách Đèn cù (mới xuất bản gần đây) trong liên quan với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, thì tôi gọi là "nhầm lẫn hữu ích" - xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 11/2014) và ở đây (tháng 9/2014).

Bây giờ, nói về các nhầm lẫn để lại nhiều di hại cho đời sau.

Cao Xuân Dục là một trí thức lớn, đồng thời cũng là một đại thần trải qua nhiều chức vụ quan trọng của nhà Nguyễn. Trong đó, đáng chú ý nhất đối với tôi, là cụ đã từng là vị quan đứng đầu tỉnh Nam Định (nơi có Phủ Giầy/ Phủ Dầy quê hương của Liễu Hạnh công chúa), đồng thời cũng từng là vị quan đứng đầu Quốc sử quán triều Nguyễn (nơi biên soạn rất nhiều bộ sách lớn của quôc gia, trong đó có phần đề cập đến Phủ Giầy ở Nam Định).

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

11/07/2023

Hiện tượng "làm mới sắc phong" hiện nay - ghi nhanh mấy điểm về "sắc phong" Phủ Vân

Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.

Sắc phong làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 

Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật). 

Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.

Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.

01/07/2023

Cập nhật tình hình nhóm sắc phong ngụy tạo ở Phủ Vân Cát : đã được thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát

 Vào chiều Thứ Tư ngày 28/6/2023, theo thông tin từ địa phương thì:

- 17 tờ tư liệu làm nhái sắc phong đã bị thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng của địa phương,

- người trực tiếp mang thiêu hủy tại lò hóa vàng của Phủ Vân Cát là thủ nhang Phủ Vân Cát.

Do nhận tin báo rất muộn từ địa phương, chỉ cách giờ thiêu hủy một chút thời gian, mà chiều cùng ngày thì tôi lại đã có việc theo kế hoạch không thể bỏ được (lên lớp theo lịch dạy từ tháng 5), nên không có cách nào bay được về Phủ Giầy để chứng kiến sự kiện. Có cánh cũng không bay về kịp !

Bây giờ, trước hết xem thông tin từ báo chí chính thống - bài báo của tác giả Vũ Dương trên tờ Văn hóa.

27/06/2022

Câu chuyện về làm mới sắc phong - cập nhật tháng 6 năm 2022 (VTC6)

Chữ "làm mới sắc phong" là chữ tạo ra của chủ nhân Giao Blog. Sẽ sáng tỏ dần về nghĩa của chữ này.

Đại khái là đã gợi ý nhóm phóng viên VTC6 tiếp cận group Chùa Việt trên Fb. Qua group Chùa Việt, phóng viên của VTC6 đã lần lượt tìm đến những người, những nơi, những sự kiện liên quan.

Kì vọng VTC6 tiếp tục công việc của nhóm với tư cách phóng viên.

01/03/2022

Cập nhật tình hình cổ vật ở thánh địa Phủ Giầy (Dầy) : 18 đạo sắc phong ngụy tạo đầu thế kỉ XXI

Hôm nay, ngày 1/3/2022, trang Fb Phủ Dầy - Vụ Bản - Nam Định vừa đưa tin mới nhất về các cổ vật mới được giám định tại Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Giầy (Dầy).

Trang Fb dẫn theo báo cáo của Bảo tàng Nam Định, cho biết: có 18 đạo sắc phong được ngụy tạo gần đây tại Phủ Vân Cát. Lấy đây là tin đầu tiên.

23/01/2022

Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát

Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đâyở đây).

Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.

Hai ngôi Phủ bề thế nằm cách nhau khoảng 1 cây số. Tôi đã bắt đầu tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở các nơi này, những nơi chính yếu của Phủ Giầy Nam Định, từ đầu thập niên 1990, tính đến này cũng đã tới khoảng 30 năm.

Còn việc khảo sát Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì cũng bắt đầu vào đầu thập niên 1990, hồi đó, tư liệu biên chép tại chỗ có thể xem ở đây (tư liệu của năm 1993).

Rồi mãi sau này, tới năm 2014, tôi mới có dịp tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở Phủ Giầy Sài Gòn (tư liệu của Phủ Giầy Sài Gòn đã được báo cáo nhanh ở đây và ở đây).

04/06/2021

Phủ Giầy Vân Cát - nhà cũ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, 10 năm về trước (2011-2021)

Đó là tháng 6 năm 2011.

Chúng tôi tới nhà cũ của Thánh Mẫu vào một sáng mùa hè tương đối mát, bầu trời hôm ấy mây kéo tới dọa mưa tiếp. Một trận mưa chắc đã đổ xuống đêm qua, nên đường làng vẫn còn nhiều vũng nước.

04/02/2019

Quê hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu năm 2019 : "phủ chính" và "sắc phong 1683"

Câu chuyện đâu là "phủ chính" thì đã rất lâu rồi. Chúng tôi đã viết bài học thuật từ nhiều năm trước (lần gần đây nhất là 2009, tức cũng đã 10 năm, mà là nhắc lại sự kiện năm 1939 - tức cách nay 80 năm).

Sắc phong mang niên đại 1683, được khẳng định lần đầu tiên (sớm nhất và chi tiết nhất) bằng bài viết học thuật vào năm 2018, tại hội thảo quốc tế ở Quảng Châu (xem ở đây). Sau đó, cũng đã in kì đầu tiên trên số 5 cùng năm của tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (đọc lại ở đây). Tháng 12 năm 2018, tiếp tục khẳng định về sự phát hiện đích thực sắc phong 1683, tại hội thảo ở Hà Nội, đọc lại ở đây.

Không có tài liệu chính thức nào sớm hơn tháng 5 năm 2018. Còn bằng lời thì đã khẳng định từ tháng 6 năm 2017.

Bây giờ, dưới quê hương Nam Định mới chính thức vào cuộc với số sắc phong mới được tạo ra bởi các nhà thư pháp hiện đại. Cũng lại một lần lan man tiếp về vấn đề "phủ chính".