Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-chân-biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội-chân-biên. Hiển thị tất cả bài đăng

13/02/2025

Đoàn Thị Điểm và nhận định "ngòi bút chưa được chân thực" (Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử)

Trên Giao Blog có riêng mục "Bà Điểm là bà Điểm nào". Tức không biết là Đoàn Thị Điểm hay Nguyễn Thị Điểm. Điểm vẫn còn tiếp tục bị mờ lâu nay trong văn học sử Việt Nam.

Có rất nhiều nguyên nhân làm mù mờ hóa hay mung lung hóa. Mà cũng phải, tiểu thuyết thì vốn mung lung !

1. Nguyên đoạn phê bình "Tiếu sát Hồng Hà bút vị chân" (nghĩa: Cười ngất cho Hồng Hà nữ sĩ, ngòi bút chưa được chân thực".

Đấy là Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử nhận định vào hồi cuối thế kỉ 19. 

Có những nhận định còn "sát thủ" hơn nhiều. Ví dụ của Lý Văn Phức.

2. Thật ra, nghiên cứu kĩ lưỡng, sẽ thấy: bản in khắc gỗ năm 1811 (Gia Long 10) của truyện (các tiểu thuyết) đứng tên Đoàn Thị Điểm có sự lai tạp rất lạ. Thanh Hòa tử và Quế Hiên tử chắc đã đọc bản in khắc gỗ năm 1811 đó.

3. Vấn đề rắc rối thêm, lại là các bản dịch tiếng Việt từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Nhiều cái tác giả (đang đứng tên Đoàn Thị Điểm) không hề viết thế, nhưng bản dịch tiếng Việt thì lại thành ra thế.

4. Các học giả Ngô Văn Triện, Hoàng Thúc Trâm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp đã đặt ra nghi vấn từ lâu. 

Sau này thì có cụ Bùi Văn Nguyên và nhiều người gần đây.

Bây giờ đến với một luận giải (chỉ trong phạm vi văn học và rất chung) vào năm 2024.

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:

29/08/2023

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Đây là một cuốn sách trọng yếu, mà nay đã biết rộng rãi trong học giới Việt Nam và quốc tế, gần đây đã có bản dịch tiếng Việt.

Sách được đạo sĩ danh tiếng Thanh Hoa Tử hoàn thành tại Thăng Long vào năm Thiệu Trị 7 (1847), sau đó được khắc in năm Canh Tuất (nhóm Trương Đình Hòe và Trần Ích Nguyên thì cho là năm 1850, tức là in ngay sau khi bản thảo vừa hoàn thành).

Đó là cuốn Hội chân biên. Trong sách này, truyện "Sòng Sơn Thánh Mẫu" (tức Liễu Hạnh công chúa) được xếp đầu tiên ở phần/quyển Khôn. Sách có phần/quyển đầu là Càn (nam thần), phần/quyển sau là Khôn (nữ thần).

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

31/08/2019

Bộ thần Tứ Bất Tử với nghệ thuật đương đại : ốp điện thoại thông minh

Bộ thần Tứ Bất Tử của Đại Việt, với tôi, thì bắt đầu chính thức viết bài học thuật từ khoảng năm 2007 (bài đăng lần đầu trên tạp chí học thuật cũng khoảng đó). Liền mấy bài hồi đó.

Giữa chừng đang còn tạm nghỉ để chuẩn bị, rồi mới có thể tiếp tục công bố, thì gần đây, hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, bất ngờ gặp gỡ ở một hội thảo (xem lại ở đây), thì một ông em có hỏi thăm như đề nghị: anh làm mọi người đợi bài thêm về Tứ Bất Tử trong liên quan với cuốn Hội Chân Biên lâu quá, tới hơn 10 năm rồi còn gì, mà bài đó có viết là sẽ làm tiếp ngay mà !

22/07/2017

Vị đốc học kì lạ người Pháp G. Dumoutier (1850-1904), và di sản để lại

Trong bản tiểu sử công bố vào năm 1904, năm mà Dumoutier qua đời tại Việt Nam và được chôn cất trong một nghĩa trang ở Hà Nội, thì học giả đàn em của ông là Maitre (tác giả bản tiểu sử) đã cho biết về chức vụ của Dumoutier là Đốc học.

Không biết tên Việt Nam của cụ là gì. Tôi xin kính cẩn gọi cụ là cụ Đồ Mười cho thân mật (hệt như cách chúng ta vẫn thường gọi các cụ khác là Đắc Lộ, Cố Cả,...).

Đồ Mười là "ông đồ" tên là "Mười". Người Trung Quốc chuyển tên Dumoutier sang chữ Hán là Đỗ Mục Thê Gia ! Quả là nghe loang loáng thành Tu-mu-tie-ya.