Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.
"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)
Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.
"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)
5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).
Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.
Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm.
Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối.
Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:
Học giả Phan Đăng Nhật đã nhẹ bước rời xa cõi tạm vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tang lễ Cầu Giấy vào buổi sáng ngày 24 tháng 6. Tin đã được đưa trên Giao Blog ở đây và ở đây.
Giỗ đầu ông vào đúng mùa dịch.
Giỗ thứ hai của ông cũng chưa ra khỏi đại dịch covid-19. Bởi vậy, việc cúng giỗ chỉ ở phạm vi gia đình nhỏ.
Đúng vào tối ngày giỗ thứ hai của ông, một đàn em của ông là chú Vũ Thế Khanh đã tới dâng hương lên bàn thờ tại tư gia.
Vào ngày 24 tháng 6, một đàn em khác của ông là chú Nguyễn Thế Khoa có đăng một bài tưởng niệm trên Fb. Một ít ngày trước đó, một học trò của ông là chú Phạm Việt Long cũng nhắc đến thầy mình trong một chương trình trả lời phỏng vấn về chủ đề đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.
Một cuốn sách vừa ra, vào dịp cuối năm 2021, kết quả của khoảng 5 năm chuẩn bị bản thảo và lo các khâu xuất bản của gia đình thầy Nguyễn Hải Đạm (1934-2000), mà trụ cột là nhà giáo Hoàng Năng Trọng con rể của thầy.
Về tình bạn hiếm có giữa Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình, thì trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (tháng 5 năm 2016). Và gần đây, năm 2020, thầy Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình - đã nhận một học trò đặc biệt vào trường vẫn trong một tương cảm nhân duyên đặc biệt như vậy (xem ở đây).
Bài viết mới nhất về một người thầy của tôi - nhà văn Bút Ngữ. Thầy sinh năm 1931, nên năm nay đã bước vào tuổi 91. Đầu năm 2017, khi về thăm thầy sau gần 20 năm không gặp liên tục, tôi có viết nhanh trên Giao Blog, ở đây.
Gần đây, vào dịp trung tuần tháng 12 năm 2021, tác giả Trần Quốc Toàn qua giới thiệu của một người thầy khác - nhà thơ Kim Chuông - đã đọc những thông tin nhanh trên Giao Blog, rồi có liên lạc nhanh với tôi.
Bây giờ, bài viết của tác giả Trần Quốc Toàn đã xuất hiện trên website của báo Thể thao & Văn hóa (bản in trên giấy thì tác giả đã báo là ra sạp từ mấy hôm trước).
Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.
Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.
Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.
Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).
Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.
Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.
Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.
Dòng họ Nguyễn ấy có những nhà giáo học giả xuất sắc như:
- Nguyễn Hữu Tảo là anh trai của Nguyễn Hữu Kha,
- Nguyễn Hữu Kha, tức Thiều Chửu tác giả của Hán Việt tự điển in lần đầu năm 1942.
Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm là một trong 10 người con (trong đó có 8 trai và 2 gái) của cụ Nguyễn Hữu Tảo, có nhân duyên với đất Thái Bình (về dạy học ở Thái Bình, kết duyên với người Thái Bình, rất nhiều học trò là người Thái Bình). Sau khi về hưu từ Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, thầy Đạm và gia đình chuyển về làng cũ Đông Tác ở Hà Nội.
Vào khoảng đầu thập niên 1990, thầy Phan Văn Các (lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có đứng lớp ở Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mấy buổi dạy chúng tôi môn Bách gia chư tử thời Tiên Tần (có các vị Khổng Từ, Lão Tử, Mạnh Tử,...). Giọng ông ấm và đều đều, nội dung giảng thường mực thước và thú vị.