Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mĩ-thuật-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mĩ-thuật-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

17/10/2023

Việt Nam phong tục : Cư tang và đạo hiếu

Đợt vừa rồi, có cho học sinh đọc tài liệu đông tây về phong tục Việt Nam truyền thống trong bối cảnh Đông Á. Ở phần chuyên khảo về bài vị thì có nhiều ý tưởng và sáng tạo mới (có luôn sản phẩm) của học sinh, làm mình bất ngờ đến thích thú !.

Về cư tang, trong đó nội dung "cư tang và đạo hiếu ở vùng Đông Á" (các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo), thì mình có sử dụng nhanh bản viết ngắn gần đây của chính mình (chưa công bố). 

24/09/2023

Bài của báo Nhân Dân: Giấc mơ hiện đại hóa sắc phong

Toàn văn bài báo thì đọc ở bên dưới.

Trong bài, có đoạn:

"

Chúng ta có thể ứng dụng hoa văn sắc phong lên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như trên quạt, bìa sách, bookmark, ấm chén, áo thun… để làm quà lưu niệm. Chúng tôi cũng đã tìm tòi và đang thử nghiệm ứng dụng đồ án hoa văn sắc phong trên quạt nan. Sản phẩm này được kết hợp nhiều yếu tố, vẫn từ chất liệu giấy dó nhuộm vàng, kết hợp với nan quạt bằng tre, mặc dù là truyền thống, nhưng vẫn mang được hơi hướng hiện đại. Về nội dung, chúng tôi không chỉ sử dụng hoa văn sắc phong, mà còn kết hợp những yếu tố điêu khắc, nghệ thuật của đình làng như hình tượng rồng kết hợp với hình tượng tiên mang ý nghĩa con rồng cháu tiên…”, họa sĩ chia sẻ.

"

Ý tưởng, cũng tức là giấc mơ của họa sĩ, là: có thể sử dụng được những yếu tố mĩ thuật của sắc phong gốc (trọng tâm là các hoa văn) vào mĩ thuật đương đại.

Tiêu đề của bài báo có thể chưa đúng với ý tưởng của họa sĩ.

15/06/2022

Vấn nạn tranh giả giá cao ở Đại Việt và từ Đại Việt

Từ năm 2016, tức cách nay khoảng 6 năm, có sự kiện 17 bức tranh trở về châu Âu đều là tranh giả. Sự kiện ấy vẫn còn được dư luận nhắc lại nhiều (đọc lại ở đây). Lúc đó, họa sĩ Thành Chương xuất hiện tại trận để chỉ ra tranh mạo danh mình, nhưng nhà sưu tập vì xót của vẫn chưa tin !

Tác giả tranh đến tận nơi để xác nhận, chỉ rõ là tranh giả (mạo danh), thế mà người ta còn chưa tin ! Mà tất cả 17 bức đều là hàng nhái !

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

31/08/2019

Bộ thần Tứ Bất Tử với nghệ thuật đương đại : ốp điện thoại thông minh

Bộ thần Tứ Bất Tử của Đại Việt, với tôi, thì bắt đầu chính thức viết bài học thuật từ khoảng năm 2007 (bài đăng lần đầu trên tạp chí học thuật cũng khoảng đó). Liền mấy bài hồi đó.

Giữa chừng đang còn tạm nghỉ để chuẩn bị, rồi mới có thể tiếp tục công bố, thì gần đây, hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, bất ngờ gặp gỡ ở một hội thảo (xem lại ở đây), thì một ông em có hỏi thăm như đề nghị: anh làm mọi người đợi bài thêm về Tứ Bất Tử trong liên quan với cuốn Hội Chân Biên lâu quá, tới hơn 10 năm rồi còn gì, mà bài đó có viết là sẽ làm tiếp ngay mà !

20/02/2019

Bên dưới tượng đài là chỗ thắp hương : phải chăng là sáng tạo Việt Nam ?

Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?

Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.

Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?

Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.

16/02/2019

Mĩ thuật Việt Nam : bia Văn Miếu Hà Nội dưới góc nhìn của nhóm Trần Hậu Yên Thế

Gần đây, gặp Trần Hậu Yên Thế, có nhắc về chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 20 năm về trước. Thế vẫn nhớ rất rõ. Chuyến đó chúng tôi du lãng Bắc Kinh về, ngẫu nhiên gặp lưu học sinh họ Trần cũng về Hà Nội nghỉ hè gì đó. Trong khoang xe lửa có mấy vị Việt Nam sau: một Giáo sư Dân tộc học ở Nam Bộ, hai bà buôn chuyến sang Nga (các bà có hộ chiếu Ba Lan và hộ chiếu Việt Nam), hai lưu học sinh Trung Quốc (bản thân hai vị ngẫu nhiên gặp mà không phải cùng trường, trong đó có một người là Thế), và tôi. 

Đấy là lần gặp đầu tiên.

Lần ấy, vị Giáo sư Dân tộc học bất ngờ với việc người Trung Quốc khá ưa chuộng nước hoa Sài Gòn. Đến mức, ông tính mua một lọ trên tàu liên vận năm ấy.

10/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Việt Nam qua sưu tầm của Durand

Bộ sưu tập đáng quí của Durand (1914-1966) - một tác giả quen thuộc đối với giới nghiên cứu Việt Nam. Vốn đã được EFEO in từ nhiều năm trước. Nay thì vừa có một lần xuất bản mới.

Tôi thì vốn luôn đọc Durand một cách cảnh tỉnh. Với tôi, ông là một tay chơi hơn là một nhà khảo cứu.

09/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh dân gian Hàng Trống, qua cận cảnh góc chụp Lê Bích

Mình mê cả hai ông. Một ông là nghệ nhân tranh Hàng Trống, là Lê Đình Nghiên, có một số kỉ niệm cá nhân đáng nhớ. Một ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích - người với góc chụp cận cảnh tuyệt mĩ và sự tỉ mỉ trong ghi chép như một nhà dân tộc học. Giao Blog thi thoảng có sử dụng ảnh của Lê Bích.

Bây giờ, xem Lê Bích chụp và ghi chép về Lê Đình Nghiên.

19/06/2017

Mốt chơi nhà gỗ dạng cổ ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Khoảng từ năm 2005, đi các nơi, thấy mốt chơi này khá thịnh hành. Ở một số làng gần Hà Nội, còn có hiện tượng: dẹp bỏ nhà "tây lai" gạch đã xây trước năm 2000, và chuyển sang nhà gỗ dạng cổ.

Nhiều nơi thì kết hợp đông tây: vừa có nhà "tây lai" vừa có nhà gỗ dạng cổ trên cùng khuôn viên của một gia đình.

13/06/2017

Thưởng ngoạn một đồ án phương Đông : những con cò trong ao sen

Một con cò, hoặc những con cò, trong hồ sen (hay ao sen). Rút gọn hơn nữa là cò và sen. Có một đồ án phương Đông rất gần gụi, bình dân như vậy.

Lời giải thích chung nhất cho đồ án cò và sen là như sau (dạng bình dân hàng chợ nhất).

11/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thư pháp quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng với vùng đất Trấn Biên (1)

Nếu so sánh để chọn một trong hai, tức hai dòng thư pháp Việt Nam đương đại, thì mình chọn thư pháp quốc ngữ, mà không chọn thư pháp Hán Nôm.

Thư pháp Hán Nôm đương đại thì nói sau. 

Hôm nay, trong mục Văn nghệ Thứ Bảy, sẽ đề cập đến thư pháp quốc ngữ với một gương mặt tiêu biểu của giới trẻ phía Nam hiện nay, là họa sĩ - thư pháp gia quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng.

Hình như câu chuyện ấn tượng đầu tiên chúng tôi nói với nhau, ở lần gặp mặt đầu tiên, là về văn phòng đại diện của hãng Bitis (Bình Tiên) ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Về ngôi chùa Đại Phật tự ở gần (đã viết về chùa này từ 2012, ở đây), và về tiệm cơm Việt Nam ở không xa đó.