Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-cây-đa-bóng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-cây-đa-bóng. Hiển thị tất cả bài đăng

01/03/2024

Dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) với Phủ Giầy Nam Định (bài Phạm Trường An, 2017)

Bài của tác giả Phạm Trường An về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) và dòng họ Trần Vũ (họ Trần gốc họ Vũ) ở quần thể Phủ Giầy Nam Định, vốn đã đăng trên tạp chí Sông Hương vào năm 2017, sau đó đăng trên website của tạp chí vào năm 2018.

Có một số chi tiết trong bài chưa chính xác hay nhầm lẫn.

Về Đền Cây Đa Bóng và cụ đồng quan Trần Vũ Thực danh tiếng đầu thế kỉ XX, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

11/07/2023

Hiện tượng "làm mới sắc phong" hiện nay - ghi nhanh mấy điểm về "sắc phong" Phủ Vân

Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.

Sắc phong làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 

Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật). 

Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.

Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

11/06/2022

Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) trong quần thể Phủ Giầy - hội thảo tháng 6 năm 2022

Hội thảo được tổ chức vào buổi sáng ngày 10 tháng 6 (ngày 12 tháng 5 âm lịch), tại khuôn viên Đền Cây Đa Bóng thuộc quần thể Phủ Giầy.

Đền Cây Đa Bóng còn được quen gọi là "Phủ Bóng", nằm ở ngay cạnh Lăng Mẫu, và ở cách Phủ Chính chỉ khoảng 500m.

25/04/2022

Lũ lụt lịch sử năm 1999 nhấn chìm Huế - ghi lại từ kí ức ở nơi được Thánh Mẫu Liễu Hạnh báo trước

Những tư liệu mà tôi đang xử lí hiện nay, trên bàn làm việc tại Hà Nội, là những thứ may mắn thoát được trận lũ lịch sử năm 1999.

1. Bằng giờ năm ngoái, tức tháng 4 năm 2021, chúng tôi đã du lãng ở Huế (xem lại trên Giao Blog ở đây). Không hẹn trước, chúng tôi tới thăm cung Phổ Hóa ở đường Bùi Thị Xuân. Người cháu nuôi của bà Phạm Thị Thảo (đã mất) cũng không hẹn trước mà tiếp chúng tôi trong nhiều giờ đồng hồ. Người cháu nuôi tên T. năm nay ở tuổi U50, vốn là người Quảng Trị, từ mấy chục năm trước được bà Thảo đón về nuôi nấng tại cung Phổ Hóa và dạy việc phụng sự Mẫu. Dưới đây tạm gọi là "em T.".