Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/02/2019

"Linh tinh tình phộc" (lễ hội Trò Trám) các năm gần đây, và lên tiếng của học giới

Đã thấy học giới Việt Nam lên tiếng về các ảnh chụp và video quay cảnh "phộc" vào nhau giữa hai sinh thực khí (một bên nam, một bên nữ).

Các ảnh và video năm Hợi 2019 thì xem cụ thể ở entry trước (ở đây).

Ở Nhật Bản, chuyện tương tự và lên tiếng của học giới đã có tiền lệ, khoảng 50 năm trước. Đã có một tranh luận về tính thiêng của lễ hội. Vẫn còn đang tiếp tục.



Hàng ngàn người xô đẩy để tận mắt chứng kiến Ä‘ôi vợ chồng “làm chuyện ấy” trong ngôi miếu 17 tá»· đồng - Ảnh 10.


Đại khái có những ý kiến như ở dưới tại Việt Nam hiện nay.

---




2. Nhà báo mảng văn hóa Nguyễn Kiều Trinh

"
Năm xưa, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL ký thư chào mừng một sự kiện tôn vinh nghệ nhân. Phải nói thêm thứ trưởng này không hề phụ trách di sản. Thư còn đóng dấu đỏ của Bộ. Đơn vị tổ chức cầm thư có dấu đi chào mời nghệ nhân tham gia có đóng tiền. Họ còn bốc phét là sẽ được vào Phủ Chủ tịch ăn cơm, trong khi lịch của bên VP Chủ tịch nước không hề có việc đó. Mình gọi điện xin đăng ký tham gia đưa tin, bên tổ chức còn chửi mình xơi xơi, bảo danh sách báo chí đã phải duyệt từ lâu rồi. Sau đó mình bung bài. Sự kiện đó phải hủy, nhưng nghệ nhân mất tiền không dám kêu, không dám ra mặt đòi.


Và trong lễ mật của hội Trò Trám năm nay thì chính thư ký của Thứ trưởng (mới nghỉ quản lý) này live stream. Một điều cấm kỵ. Ứng xử như thế với di sản, không rõ thư ký này có thể tư vấn gì về chính sách???
"
https://www.facebook.com/kieutrinh.nguyen.37/posts/2517404541664691




1.

Quyền từ chối của lễ hội

04:57 - 18/02/2019

Ngữ Yên

Cách đây 4 năm, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, đã rất buồn khi nhìn thấy những bức ảnh chụp lễ mật của hội Trò Trám (H.Lâm Thao, Phú Thọ). 
“Lễ phải thực hiện trong đêm tối, mà không một góc chụp nào không nhìn thấy ánh sáng đèn của điện thoại hay máy ảnh. Nó vi phạm tính thiêng của nghi lễ”, ông nói.
Hội Trò Trám có một lễ mật rất quan trọng, ở đó yếu tố tín ngưỡng phồn thực thể hiện rõ. Khi thực hành lễ này, một cặp sinh thực khí quý sẽ được chạm vào nhau. Cặp sinh thực khí biểu tượng bằng gỗ này là vật thiêng được giữ kín, mỗi năm chỉ mang ra một lần vào lễ mật.
Năm nay, lễ mật vừa được thực hiện. Lượng ánh sáng của đèn vẫn không giảm bớt. Ảnh vẫn được chụp. Và còn hơn thế, một cán bộ của Bộ VH-TT-DL đã livestream thực hành trong buổi lễ này trên chính tài khoản Facebook của mình. Việc livestream này kéo dài khoảng 20 phút. Dù đoạn livestream này sau đó đã bị gỡ bỏ, song nó vẫn là biểu hiện của việc thiếu ý thức trong chính cán bộ ngành văn hóa. Về việc này, PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, cho rằng nhiều khả năng người này được vào không gian lễ trọng vì người làng nể nang cán bộ ngành văn hóa. Còn về cơ bản, cộng đồng làng nào cũng muốn đảm bảo tính thiêng.
Lễ mật là một không gian văn hóa riêng của cộng đồng địa phương, gắn với nó là những không gian văn hóa thiêng. Vì thế, hậu cung ở đình nhiều làng, có nơi không cho người vào, có nghi lễ chỉ người được chọn mới được tới, tùy theo tập tục. Càng giữ nghiêm lễ mật, không gian thiêng, tính thiêng của nghi lễ càng tăng. Đó chính là bản sắc văn hóa - điều mà các cộng đồng đều muốn bảo vệ. Vì thế, theo PGS Huy, để giữ tính thiêng, việc duy trì cấm kỵ và hạn chế trong các cung cấm cũng như trong các thời điểm của nghi lễ rất nên giữ.
Có lẽ đã đến lúc, cộng đồng văn hóa địa phương cần thực hành “quyền từ chối” của mình. Họ hoàn toàn có thể nói "không" với việc cho người lạ bước vào lễ mật, nhất là lại vào để mang theo ánh sáng cũng như sự ầm ĩ. Người dân có thể e ngại, cả nể cán bộ hay người của truyền thông, song cán bộ văn hóa địa phương cần cho họ biết mình có quyền từ chối. Từ chối để có được điều lớn hơn, sự tôn trọng nghi lễ truyền thống của cộng đồng, cũng như giữ tính thiêng của không gian văn hóa truyền thống.
Những người không thuộc cộng đồng địa phương khi tới lễ hội cũng cần tôn trọng nghi lễ thiêng này. Đó cũng biểu hiện của hiểu biết văn hóa. Rõ ràng, mọi người phải cùng giữ tính thiêng của nghi lễ thì tính thiêng đó mới được giữ gìn tốt được. Việc đó, với hội Trò Trám, bắt đầu bằng cách cộng đồng địa phương học cách từ chối những người không tôn trọng tập tục truyền thống ở đây. Sau đó, cộng đồng ở xa sẽ dần dần học được cách chấp nhận sự từ chối của lễ hội.
https://thanhnien.vn/toi-viet/chao-buoi-sang/quyen-tu-choi-cua-le-hoi-1052528.html?fbclid=IwAR0val-zrk-2LjFw_hnbxsp9ySKSBO-YL8Bi1K_yDDxA4ODrymTJqMGyJ8M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.