Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.
Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.
Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.
Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.
Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.
Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.
Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.
Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.
Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.
Truyện kí và tiểu thuyết, thơ ca về vùng mỏ khá phong phú. Trong một bài viết về "văn hóa thợ mỏ" đã công bố năm 2020 (xem nhanh trên Giao Blog ở đây), thì tôi xếp "văn học vùng mỏ" là một nội dung của "văn hóa vùng mỏ" và "văn hóa thợ mỏ".
Bây giờ là về tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương.
Mở đầu là một bài viết của bác Đoàn Kiển (tức Đoàn Văn Kiển) - nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV (than khoáng sản Việt Nam).
Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.
Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.
Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.
Nhà thơ hiện là Bí thư Đảng bộ Hội Nhà văn kiêm Tổng Biên tập tạp chí Nhà văn và Tác phẩm. Ông đưa đề án đổi mới tờ tạp chí này: thay đổi tên, thay đổi kích cỡ,...
Chuyện hiện tại, thời điểm các năm đầu thế kỉ XXI, thì xem ở đây và ở đây.
Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu).
Cũng gần đây, được nghe kĩ sư Đoàn Văn Kiển - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) - nói chuyện trực tiếp một các dân dã về "tục uống rượu" của công nhân mỏ, mà là toàn thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam. Ông là tác giả của một cuốn hồi kí rất hay là Thợ lò cũng là chiến sĩ (ghi tên Đoàn Kiển, xuất bản năm 2014, Nxb Lao Động). Tôi đọc cuốn này trước, rồi mới gặp ông trực tiếp.
Trời miền Bắc trở lạnh. Sáng và tối phải mặc áo rất ấm thì mới yên tâm, nhưng tầm trưa thì có lúc nhiệt độ cao do nắng mạnh nên sẽ phải tháo áo tháo khăn quàng.
Tôi với trải nghiệm du lãng nhiều xứ nhiều nơi, đã làm mẫu cho nhóm học sinh việc mặc áo ấm nhiều lớp, để khi nóng lên thì tháo dần ra và vắt vào túi xách hay quấn quanh đâu đó, còn khi lạnh dần lúc về chiều thì lại khoác dần từng lớp trở lại !