Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-bỉnh-khiêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-bỉnh-khiêm. Hiển thị tất cả bài đăng

29/01/2023

Bài văn bia viết năm 1578 (Diên Thành 1) của Trạng Trình cho chùa Tam Giáo ở Thái Bình

Một tấm bia quí giá. Trạng Trình viết bia khi đã gần 90 tuổi.

Đặc biệt, với tư cách là một nhà Nho tiêu biểu của nhà Mạc lúc bấy giờ, Trạng Trình có tóm tắt giải thích về đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Lời giải thích rất ngắn gọn nhưng thú vị.

Chùa Tam Giáo lúc đó hiện ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

Bản dịch và diễn giải của hai học giả Hán Nôm, đã đăng trên số 1 năm 1990 của Tạp chí Hán Nôm.

10/05/2020

Tình yêu và hạnh phúc gia đình ở tuổi 80 (chú Mạc Văn Trang chính thức công bố)

Vào dịp đầu tháng 5, chú Trang vội vã ra Hà Nội, rồi lại vội về lại Sài Gòn. Chú nhắn đại khái là phải vào lại Sài Gòn với bà hai, nên không có nhiều thời gian. Thế là theo hẹn, gặp chú chớp nhoáng tại nhà riêng của chú ở góc làng. Câu chuyện chính trong cuộc gặp là một tập tài liệu mà chú mang từ Sài Gòn ra --- là tập tài liệu về một cuộc khảo cứu các tấm bia liên quan đến mộ phần của các vua Mạc (sẽ nói dần dần sau).

Lúc đến nhà chú ở góc làng rồi, buổi tối hôm ấy, mới biết "bà hai" mà chú nhắn tin cho ấy, không ai khác chính là nghệ sĩ Kim Chi. Trước khi đến, thì đã tạm đoán vậy rồi, chứ không bất ngờ nhiều.

Chú Trang kể vắn tắt về việc riêng, nhưng đại khái cặp đôi 80s và 70s này được se lại với nhau là từ nhân duyên chung với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh (đọc về cụ Vĩnh ở đây).

Đại khái thế. Còn bây giờ là thông báo chính thức của tân lang Mạc Văn Trang ở tuổi 80s và tân nương Kim Chi ở tuổi 70s.

09/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy: tự nhiên thấy bia đá quí thời Mạc rớt xuống !

Người chủ xướng ra sự kiện hai tấm bia Mạc tự nhiên rớt xuống này là ông Nguyễn Văn Vịnh. Từ nhiều năm trước, trong liên quan đến ông Trần Đại Sỹ, tôi đã chú ý đến ông (đọc lại ở đây).

Bởi vậy, từ khá lâu, lúc nhận được một mail qua hộp thư (mail là một bức thư của một ông cụ rất bí ẩn gửi cho ông Nguyễn Văn Vịnh), tôi đã ngầm đoán ra sự thể rồi. Lúc đó, chỉ thảo luận trong nhóm một cách lặng lẽ. Không đưa ra bên ngoài.

Sau đó thì sự kiện lên mặt báo và các mạng xã hội. Trong nhóm, không ai tham gia. Chỉ quan sát.

Bây giờ là một chia sẻ gần đây nhất của ông Vịnh (do ông Đỗ Minh Tuấn thực hiện việc phỏng vấn). Để cho rộng đường dư luận.

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

17/01/2017

Ngôi mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới phát lộ (cập nhật hội thảo 16/1/2017)

Đã đưa tin về ngôi mộ, ở đây.

Dưới là cập nhật nhanh về một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2017. 

Vẫn như lần trước (hội thảo về chiếc răng lợn trong sự kiện di cốt cụ Phùng Chí Kiên, tháng 11/2013, ở đây), sẽ thấy các vị: Ngô Tiến Quý, Phan Anh, Nguyễn Lân Cường,... Người ta đọc được dòng chữ Hán từ chiếc thẻ tre dưới lòng đất khoảng 4 thế kỉ !

30/05/2014

Chiến tranh thế giới lần thứ Ba tựa như đã được cụ Khổng Tử tiên báo khi giáng đàn từ năm 1932

Đại chiến Thế giới 2 đã nổ ra (1939-1945). Tựa như ai đó đã bảo: cụ Trạng Trình của xã Lí Học ở An Nam dự đoán về cuộc chiến ấy từ hồi thế kỉ XVI (lúc cụ từ quan nhà Mạc và về ẩn ở am Bạch Vân). Ý là cụ nhìn xuyên tới 4 thế kỉ.

Nhiều người lại dẫn bà Vanga ở Bungari (1911-1996), bảo rằng khoảng năm 2010 thì đại chiến lần thứ 3 kiểu gì cũng sẽ được phát nổ.

Ít ai biết rằng, vào thập niên 1930, lúc mà trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp rất thịnh việc cầu cơ - hầu đồng, thì Đức Khổng Phu Tử ở Trung Hoa đã giáng xuống một đàn. Năm ấy là 1932. Ngài tựa như đã cho thơ báo trước về tai họa của đại chiến 3 sẽ tới, loài người tự tiêu diệt nhau.

Bài thơ ban này gióng giả hồi chuông cảnh tỉnh về cái lần thứ ba, cuộc thứ ba, trận thứ ba. Xin trích một đoạn ở đầu:




19/04/2014

Tam Thánh kí hòa ước: Tôn Trung Sơn dâng nghiên mực đỏ để Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Victor Hugo viết chữ lên văn bản

Tam Thánh gồm: Thanh Sơn chân nhân (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyệt Tâm chân nhân (Victor Hugo) và Trung Sơn chân nhân (Tôn Trung Sơn). Nguyễn Bỉnh Kiêm là thầy, còn hai ông ngoại quốc thì là đệ tử.