Về tác giả Durand, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.
Bài mới của Đăng Thành đăng tải trên trang Khoa học và Phát triển.
Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.
Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.
Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.
Bài mới đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo - số 2 (230) năm 2023, trang 65-86. Bản word của bài được lấy nguyên về từ website khaitue.edu.vn (trang cá nhân của tác giả).
Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).
Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn.
Tựa như ý tưởng mở ra cửa hàng này là được gợi ý từ nhiều "ảnh hưởng" khác nhau, trong đó tôi thì chú ý đến ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ của ca sĩ Hoàng Thùy Linh hồi năm 2019.
Người ở cửa hàng đã cho biết như vậy (về ảnh hưởng từ MV Tứ Phủ).
Về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh thì trên Giao Blog, có thể xem ở đây (tháng 8 năm 2019).
Có một luận văn thạc sĩ đã bảo về thành công tại Chương trình Khu vực học - Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 6 năm 2020, trong đó có một phần bàn luận về MV Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh. Có thể xem đây là nghiên cứu học thuật đầu tiên đề cập đến MV Tứ Phủ nói riêng, và rộng hơn là việc các nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuối đang nỗ lực khai thác các giá trị của tín ngưỡng Tam Tứ Phủ (Tân Nhàn, Trà My, Hoàng Thùy Linh,...) từ nhiều góc độ khác nhau.
Hà Nội đang trong tiết trời se se lạnh. Nền trời âm u. Mưa bụi bay bay.
Gần đây, chủ nhân Giao Blog có tham gia vào một buổi nói chuyện về chủ đề xem bói và xem bói qua mạng (xem bói online) hiện nay, tại trường quay của VTC6. Cùng tham gia thì có thanh đồng Trần Quốc Thêm (thường được gọi là thầy Trần). Dẫn chương trình là MC Nguyễn Ngọc Vũ.
Đại khái nhà sư Như Trừng Lân Giác là người cùng thời của các nhân vật sau:
- Nguyễn Tông Quai (1693-1767) là sứ giả nhà thơ thế kỉ XVIII, nổi tiếng thơ hay và sử dụng chữ Nôm để viết thơ trên đường đi sứ nhà Thanh (có lẽ là người duy nhất viết thơ chữ Nôm trên đường đi sứ).
- Nguyễn Kiều (đại khái năm sinh gần ngang Nguyễn Tông Quai) là phu quân của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Nhà sư vốn là con trai của chúa Trịnh, lại được vua Lê gả con gái cho (tức là phò mã của vua Lê). Nhưng từ rất sớm đã đặt chí hướng xuất gia tu Phật.
Sau khi được phép xuất gia, ông xây chùa Liên Tông (là chùa Liên Phái ngày nay), mở ra sơn môn Liên Tông.
Hai ngôi chùa chính của Liên Tông hiện nay là chùa Liên Phái (Hà Nội) và chùa Hàm Long (Bắc Ninh), đều nổi tiếng là chùa nhốt vong và trị trùng tang.
Vào ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2023, có một hội thảo về nhà sư Như Trừng Lân Giác và sơn môn do ông mở ra được tổ chức tại chính chùa Liên Phái.
Bài đã in năm 2020.
Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.
P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.
Về nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thêm có nhiều khả năng đặc biệt, thì Giao Blog đã quan sát nhiều năm nay. Ví dụ, xem ở đây (năm 2017) hay ở đây (năm 2021).
Ở sự kiện năm 2021, nhà ngoại cảm đã thực hiện việc viết ra hai bản giáng bút của hai vong nước ngoài: một bản viết bằng tiếng Trung Quốc (vong người Trung Quốc), một bản viết bằng tiếng Nhật (vong người Nhật Bản).
Bây giờ, vào đầu năm 2022, là câu chuyện nhà ngoại cảm tiếp xúc với một vong vốn là lính Pháp (đã tử trận năm 1947 tại Hòa Bình), rồi đã thực hiện việc viết ra bản giáng bút bằng tiếng Pháp của vong này.
Hồi tháng 12 năm 2017, tức là cách nay tới gần 4 năm rồi, tôi đã có ghi chép nhanh Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng.
Thời gian trôi nhanh quá ! Tôi chưa kịp đặt bút viết một chữ nào về bức thủ bút đó hay về Mẹ Đồng Quan ấy, thế mà, đã 4 mùa cây lần lượt qua đi. Trở đi trở lại nơi đó nhiều lần, mà vẫn chưa động được bút. Còn một chút cần xác nhận nữa.
Bây giờ là một cập nhật của bạn Nguyễn Phong trên Fb - một bạn dòng họ Nguyễn phát Chúa rồi phát Vua (9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời Vua Nguyễn).
Về lên đồng của Hàn Quốc, thì trên Giao Blog, tạm thời xem nhanh ở đây hay ở đây.
Tôi đã nhiều lần xem người Hàn Quốc tự nhiên nhập đồng ở các cơ sở tín ngưỡng, tại Hàn Quốc, hồi du lãng các nơi. Lúc ấy, tôi vượt biển từ Nhật Bản sang (đi tàu biển), có lần suýt bị bắt máy ảnh. Cũng vì tính du lãng của công việc lúc đó ! Cũng có lần vào được ngân hàng mà họ linh động đổi tiền cho lúc đã gần 5 h chiều, tức là làm không đúng qui định của hệ thống ngân hàng (thường 3h30 chiều thì đóng cửa) ! Có lẽ cũng vì tính mến khách nước ngoài của cư dân Hàn Quốc !
Bây giờ, là một cuốn sách in dạng phổ biến kiến thức của thầy Choi - người thầy mà Giao Blog vẫn cập nhật tình hình của ông, ví dụ ở đây.
Trước đây, đã đưa về Giao Blog một ghi chép khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức, có thể xem lại ở đây.
Bài của bác Phạm Tứ, vừa lên bên tờ Văn Hiến.
Có nhiều tư liệu quí, nhiều trải nghiệm thú vị đã được trình bày.
Đây sẽ sử dụng video do thanh đồng Nguyễn Việt Trang quay tại Phủ Tổ năm đó, ở đây.
Bộ tem gồm 3 mẫu và một bloc, vừa được phát hành.