Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tín-ngưỡng-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tín-ngưỡng-dân-gian. Hiển thị tất cả bài đăng

08/09/2024

Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)

Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.

Vào đầu thập niên 1990, đền An Thọ của cụ tiếp đón rất nhiều khách quốc tế đến khảo sát văn hóa Việt Nam - đây là những nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa), mà những người khởi xướng mối giao hảo là các vị tiền bối của Viện là: Phan Đăng Nhật, Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Ty.

07/08/2024

Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.

Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".

Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).

Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.

20/02/2024

Chuyện cũ đọc tiếp (từ 2012) : thương nhân Hội An cưng chiều ông Thần Tài "mê gái"

Chuyện đã lên mặt báo chính thức từ năm 2012 (đã lưu ở đâu đó trên blog cũ thuộc hệ thống Yahoo).

Dân gian là vậy, Thần Tài, rồi Thần Mày Trằng, là vậy mà. Hoàn toàn bình thường. Sẽ dẫn văn liệu từ dân tộc học sau.

Bây giờ, riêng Hội An, bổ sung thêm một video mới thấy trên mạng xã hội vào tháng 2 năm 2024.

02/08/2023

07/07/2023

Trở lại với đền Quán Đôi và những thứ liên quan đến nhóm Cao Biền

Giao Blog đã nhiều lần đề cập đến đền Quán Đôi và câu chuyện trấn yểm Cao Biền. Ví dụ, có thể xem lại ở đây (tháng 5 năm 2021) hay ở đây (tháng 3 năm 2023).

Cuối tuần này, trong các ngày 7-9/7/2023 (Thứ Sáu - Chủ Nhật), chúng tôi sẽ trở lại Quán Đôi, đồng thời sẽ quan sát các thứ liên quan đến nhóm Cao Biền.

12/02/2023

Vấn nạn đốt vàng mã ở Việt Nam hiện nay (trò chuyện tại VTC14 tối 12/2/2023, phút 13:20 ~ 26:18)

Chương trình Bản tin - Chào Buổi tối quay phát trực tiếp tại trường quay của VTC14. Chương trình có 30 phút, dẫn chương trình là MC Thanh Liêm.

Thanh Liêm nêu 4 câu hỏi, chủ nhân Giao Blog trả lời, trong khoảng 12 phút (từ phút 13:20 ~ 26:18).

03/02/2023

Bộ thần Nat (納, Nat) với 37 vị (gồm 36 cộng 1) ở Miến Điện xưa và nay

Người đầu tiên giới thiệu cho mình về hệ thống thần Nat của đất nước Miến Điện, chính là anh Sao người Miến Điện, vào khoảng năm 2001. Hồi đó, anh Sao cùng mình đều là học trò  thầy Daniel (zemi Daniel).

Sau rồi, có thêm mấy người bạn Miến Điện nữa ở trong và ngoài phòng 404 (cùng trong phòng 404 thì đều thuộc quân AA-ken thuộc Togaidai). Câu chuyện về bộ thần Nat càng thêm thấy thú vị qua lời kể và tư liệu của các bạn ấy. 

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

12/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : tục treo trâu (huyền ngưu) ở Việt Nam

Tục treo trâu gần đây bị phản đối. Ví dụ lễ treo trâu ở Đông Cuông (Yên Bái) mới đây đã phải hủy bỏ - thay vào đó là mổ trâu (mổ như bình thường). Việc này tương tự như tục chém lợn ở làng Ném (Bắc Ninh). Về chém lợn, trên Giao Blog thì có thể đọc ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016).

Trước đây, việc chém lợn trong lễ hội là bình thường, đó là một phong tục lâu đời. Việc treo trâu trong lễ hội cũng là rất bình thường, bởi đó cũng là phong tục lâu đời.

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

24/03/2022

Miếu Hàn Lâm và tín ngưỡng võ tướng thần ở Châu Đốc (bài Vĩnh Thông)

Nhiều năm trước, lúc du lãng Châu Đốc, tôi đã chú ý đến ngôi miếu gọi là "Miếu Hàn Lâm" ở đây. Một buổi đương trưa, rất nắng, tôi và chị Cúc gọi xe lôi để đi xem các điểm.

Chị Cúc lúc ấy nói thêm với tôi về Hông Môn - một tôn giáo thú vị ở Nam Bộ. Gần đây, nghe tin chị Cúc bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 70 (kiểm tra lại sau).

Sau đó, tôi còn tự mượn xe đi các nơi. Nắng quá, một buổi tối tôi bị cảm nắng. Thế là, bắt tội nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự phải bị quấy quả (hồi ấy, đi Châu Đốc, tôi ở cùng phòng với chú Cự).

23/01/2022

Sương mù lan tỏa miền quê Phủ Giầy : chúng tôi đang ở Phủ Vân Cát

Hôm trước, ngày 13 tháng 1 năm 2022, thì chúng tôi đã khảo sát ở Phủ Chính Tiên Hương (xem ở đâyở đây).

Bây giờ, những ngày hạ tuần tháng 1 năm 2022, chúng tôi đang khảo sát ở Phủ Vân Cát.

Hai ngôi Phủ bề thế nằm cách nhau khoảng 1 cây số. Tôi đã bắt đầu tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở các nơi này, những nơi chính yếu của Phủ Giầy Nam Định, từ đầu thập niên 1990, tính đến này cũng đã tới khoảng 30 năm.

Còn việc khảo sát Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì cũng bắt đầu vào đầu thập niên 1990, hồi đó, tư liệu biên chép tại chỗ có thể xem ở đây (tư liệu của năm 1993).

Rồi mãi sau này, tới năm 2014, tôi mới có dịp tới chiêm bái và khảo sát tư liệu ở Phủ Giầy Sài Gòn (tư liệu của Phủ Giầy Sài Gòn đã được báo cáo nhanh ở đây và ở đây).

18/10/2021

Tín ngưỡng phồn thực ở Nhật Bản – Một vài liên hệ với Việt Nam (bài Lưu Thị Thu Thủy)

Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội.

Tác giả gọi các vị thầy cúng ở các ngôi đền Nhật Bản là "linh mục Shinto". Cụ Yanagita nhà chúng tôi được tác giả kéo ngang vào một chút như một vị khách bí ẩn ! Vân vân.

Bởi vậy, có thể nói, tác giả không có chuyên ngành gì cụ thể. Chỉ nên xem đây như một bài báo giới thiệu nhanh.

18/09/2021

Cuộc chiến với covid-19 ở nửa cuối năm 2021 (các nhà tâm linh Đại Việt)

Với các nhà tâm linh Đại Việt, hồi đầu năm trong chiến cuộc với covid-19, thì đọc lại ở đây.

Bây giờ là cập nhật tình hình mới, mà đầu tiên là sư Thích Nhật Từ cầu nguyện cho vắc-xin nội được lưu hành. Tiếp theo là sự kiện thầy bói Lương Gia Long sai Đức Thánh Trần tới canh giữ Sài Gòn. Đây là các sự kiện của tháng 9 năm 2021.

18/07/2021

Phong tục cúng thần ruộng đồng, đầu tháng 6 âm lịch, ở tộc người Dao (vùng Vị Xuyên, Hà Giang)

Phong tục thấy ở nhiều tộc người tại Việt Nam. Về cơ bản là vào đầu tháng 6 âm lịch khi đã bắt đầu cấy lúa nước (người Kinh ở đồng bằng thì là đầu vụ thứ hai, còn người miền núi thì là đầu vụ duy nhất trong năm).

Đây là nhóm người Dao áo dài ở vùng Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Chúng tôi mới du lãng vùng này hồi đầu năm 2021 (xem lại ở đây)

Nhiều năm trước, tôi đã phát hiện ra vai trò quan trọng của Hợp tác xã Nông nghiệp thời 1950s - 1990s. Đã viết thành văn bản từ hồi đó rồi.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.