Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng

11/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu 2025 : Chúng tôi nói về Đền Bà Kiệu - 2 (thảo luận lượt đầu)

Chúng tôi đang đưa dần nội dung mà chúng tôi đã trình bày và thảo luận chiều Thứ Bảy ngày 5/4/2025, tại diễn đàn Cà phê Thứ Bảy Hà Nội, về Đền Bà Kiệu (đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở trung tâm Hà Nội, nằm ở bên kia đường Đinh Tiên Hoàng từ Đền Ngọc Sơn nhìn sang).

Trình tự đưa lên ở đây có khác với trình tự đã trình bày tuyến tính tại Cà phê Thứ Bảy Hà Nội (trình tự tuyến tính ấy xem trong slide đầu tiên của entry/stt). Chúng tôi sắp xếp lại sao cho thời lượng vừa phải và dễ theo dõi với bạn đọc phổ thông.

09/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu 2025 : Chúng tôi nói về Đền Bà Kiệu - 1 (trình bày của gia đình thủ nhang)

Chúng tôi đã cùng nhau nói chuyện về Đền Bà Kiệu, tại diễn đàn "Cà phê Thứ Bảy Hà Nội" vào buổi chiều Thứ Bảy ngày 5 tháng 4 năm 2025, trong không khí kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba năm Ất Tị 2025. 

Đã thông báo vào buổi sáng ngày 5/4/2025 ở đây (trên blog) và ở đây (trên Fb).

Chủ đề chúng tôi nói là "Văn hóa thờ Mẫu qua việc phụng thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại khu phố cổ Hà Nội - trường hợp Đền Bà Kiệu". Có hai diễn giả: Chu Xuân Giao và Bùi Anh Tuấn. Người điều hành là bạn Dương Trọng Tấn.

08/04/2025

Đúng ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025 : động thổ xây dựng đền thờ Mẫu và Hùng Vương ở Quảng Trị

Thông tin từ Fb của thầy Thích Tâm Hiệp. Đây là một dự án đặc biệt và được động thổ đúng ngày hôm nay (mùng 10 tháng Ba) tại quê nhà Quảng Trị của quí thầy.

Dự án xây dựng nhà thờ Mẫu và thờ Hùng vương Thánh tổ tại khu vực am Thụy Ứng - Hải Lăng - Quảng Trị.

Tham gia lễ động thổ có thấy học giả Phật giáo Lê Mạnh Thát và thành viên chủ chốt của nhóm Đền Miếu Việt là anh Nguyễn Đức Tố Lưu (Fb Minh Xuân).

05/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025 : Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025

Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu và việc phụng thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Chiều hôm nay - Thứ Bảy ngày 5/4/2025.

04/04/2025

HỘI PHỦ GIẦY 2025 cập nhật : KÉO CHỮ được hủy do toàn quốc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em

Theo dự kiện ban đầu thì sáng nay (4/4/2025) và sáng mai (5/4/2025), sẽ có Hội hoa trượng (kéo chữ) tại Phủ Vân (sáng nay) và tại Phủ Chính (sáng mai).

Do có thông báo của chính phủ về việc để tang cố Chủ tịch Nhà nước Lào anh em, trong hai ngày, nên dự kiến trên bị hủy.
Có thông tin chính thức của BTC (bằng văn bản) thì sẽ cập nhật lên sau.

01/04/2025

Vượt hàng trăm cây số từ Nghệ An đến Nam Định đi lễ Phủ Dầy (1/4/2025)

Tin của báo Lao Động.

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Đọc lại câu thơ khắc in năm 1910 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy"

 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Trích từ tác phẩm Tiên Phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu - tác phẩm được viết và in khắc gỗ trong cùng năm 1910.

Một cách đọc khác là:

 "Lửa hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Có nghĩa là, cùng chữ, nhưng có cách đọc "lửa hương", lại có có cách đọc "lô hương". Chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán, và cùng một chữ có nhiều cách đọc, là thế.

Trường hợp này, tôi nhất quán đọc là "lô hương" (và sẽ mở ngoặc ghi "lửa hương" - một cách đọc khác). Tại sao tôi đọc "lô hương" sẽ diễn giải sau.

31/03/2025

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Thánh Mẫu ở khắp mọi nơi với rất nhiều "cố trạch" và "cựu quán"

Hôm nay là ngày 3 tháng Ba năm Ất Tị, nhằm ngày 31/3/2025, là kị nhật của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Rất nhiều đền phủ trên toàn quốc đang tổ chức những ngày tiệc tháng Ba âm lịch.

1. "Mẫu Liễu ở khắp mọi nơi" là ý tưởng khoa học của cố học giả Vũ Ngọc Khánh nêu ra từ đầu thập niên 1990. Trong một bài viết đã công bố năm 2010, tôi đã nhắc lại ý tưởng này của thầy Khánh.

2. Từ thực tế điều tra tại vùng Huế, ngay từ thập niên 1960, cố học giả Trần Văn Toàn cũng nêu một ý tưởng tương tự, mà ở vùng Huế là có sự đan xen vào nhau giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Mẫu Thiên Y (Thiên Y A Na). Ý tưởng này của thầy Toàn, nay tôi lần đầu nhắc ở đây, và sẽ xâu kết với ý tưởng của thầy Khánh ở một dịp khác.

Phủ Tây Hồ vào tiệc Mẫu tháng Ba năm 2025 - lễ cúng sáng mùng 2 (pháp sư Hà Cân)

Phủ Tây Hồ - Lễ cúng sáng mùng 2 tháng Ba năm Ất Tị (ngày 30/3/2025)
Lễ cúng như thường niên do pháp sư Hà Cân chủ trì. Pháp sư Hà Cân đã chủ trì các lễ cúng tại Phủ Tây Hồ mấy chục năm nay (lần đầu tiên tôi trực tiếp chụp ảnh và quay video các khóa lễ của ông tại Phủ Tây Hồ là vào năm 2005 - tức cách nay đúng 20 năm).

29/03/2025

Kính mừng "Tiên Hương đại hội" 2025 - đọc lại thơ Nôm miêu tả Hội Phủ Giầy năm 1910

Hôm nay là ngày 1 tháng Ba năm Ất Tị (nhằm ngày 29/3/2025), mở đầu những ngày tiệc Mẫu tháng Ba trong toàn cõi Việt Nam.

"Tiên Hương đại hội" là thơ bằng chữ Nôm, viết năm 1910, của học giả Kiều Oánh Mậu. Viết năm 1910 và được in khắc gỗ ngay trong cùng năm đó.

"Tiên Hương đại hội" là đoạn thứ 23 trong toàn bộ 25 đoạn trong tác phẩm Nôm "Tiên Phả dịch lục" của Kiều Oánh Mậu.

Tiên Phả dịch lục (TPDL) có nghĩa là: dịch (diễn Nôm) và chép lại tác phẩm Tiên từ phả kí. Diễn Nôm "Tiên từ phả kí" (diễn từ chữ Hán ra thơ Nôm) và chép lại "Tiên từ phả kí" (chép nguyên bản Hán văn) là 2 nội dung chính yếu của TPDL (các nội dung khác là phụ thêm vào).

22/03/2025

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào Tiệc Mẫu tháng Ba năm 2025 - 1 (trước ngày 3 tháng Ba)

Trước đây, trước năm 2010, Phủ Tây Hồ không cho hầu Thánh.

Các giá hầu Thánh thử nghiệm được thực hiện hạn chế từ năm 2010.

Từ năm 2015, vào dịp Tiệc Mẫu tháng Ba (kị nhật) và dip Tiệc Mẫu tháng Tám (đản sinh), nhà đền tổ chức hầu Thánh trong một thời gian ngắn.

20/03/2025

Ngày xưa chân đất : Phủ Giầy qua ảnh (1920s, 1940s, 1950s, 1960s,...)

Những ảnh ít biết hơn và cổ hơn thì để sau.

Bây giờ đi những ảnh đã biết đến rộng rãi lâu nay, mà trọng tâm là chân đất.

Cơ bản các cụ đời trước đi chân đất đến khoảng thập niên 1970.

Sau đó, dép guốc giầy vẫn hiếm lắm.

Cuộc chiến kéo dài, làm đời sống kinh tế nghèo. Đất nước thay da đổi thịt từ Đổi Mởi.

Đến tận đầu thập niên 1990, cả khoa ở kí túc xá mới có một vài đôi giày adidas là chuyện thường. Có lễ lạt gì, sinh viên hay mượn giầy nhau để diện trong chốc lát (xong việc là trả lại chủ nhân). Thời đó, đang có mốt dép tổ ong. Một sản phẩm truyền thống và đáng nhớ lắm của công nghiệp Việt Nam !

Nhìn chung, toàn quốc, người Việt mình đủ giầy đủ dép thực sự là mới từ khoảng năm 2000 đến nay.

15/03/2025

Ghi chú nhỏ về đền Bà Kiệu (có nhầm lẫn giữa "Huyền Chân" và "Huyền Trân")

Đúng là có tư liệu, mà là tư liệu cũ cách nay hơn cả trăm năm, đã nhầm "Huyền Chân" ở khu vực đền Bà Kiệu thành "Huyền Trân".

Việc nhầm này có lẽ bắt đầu từ một người đọc nhầm chữ "Huyền Chân" trên thực địa thành ra "Huyền Trân", tức đọc nhầm "Chân" thành "Trân", rồi viết thành sách - sách được xuất bản bằng tiếng Việt, mà đã từ hơn cả trăm năm trước ! Sau đó, người sau cứ chép theo sách ấy, nên nhầm lẫn được nhân ra !

10/03/2025

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi với tên gọi "Phủ Chính" ở quê hương Tiên Hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Có hai doanh nhân lừng danh nước Nam ta hồi đầu thế kỉ 20, một là đàn chị Cô Tư Hồng (xem lại trên Giao Blog ở đây), hai là đàn em Bạch Thái Bưởi (xem lại trên Giao Blog ở đây).

Cùng với nhiều chí sĩ cách mạng giải phóng dân tộc, thì doanh nhân Bạch Thái Bưởi (có ý chí dân tộc tự cường rất mạnh) là một nguồn cảm hứng lớn cho lớp thanh niên mới lớn chúng tôi hồi đầu thời kì Đổi Mới.

Nhóm chúng tôi săn tìm tài liệu về Bạch Thái Bưởi, rồi trích một ít để viết trên mặt báo chí hồi đầu thập niên 1990. Lúc đó, nhiều khi tài liệu phải chép tay, chứ không tiện lợi như bây giờ. Nhiều tài liệu phải chờ đợi hàng tháng mới được nhận ! Một trong các tác giả của nhóm nghiên cứu Bạch Thái Bưởi thời đó sau theo ngành báo chí, và hiện là một quan chức trong ngành.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở các huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn (bài Nguyễn Xuân Bách - Hoàng Minh Hiếu)

Lấy từ trang web của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

Bản trên web thì không thấy ghi tên tác giả. Chủ nhân Giao Blog tạm thời điền bù tên tác giả theo kỉ yếu hội thảo vào tháng 4 năm 2023 tại Phủ Tây Hồ. 

08/03/2025

Giải đáp về ngắt câu trong Hán văn : chỉ có "TIÊN HƯƠNG, PHỦ CHÍNH từ", mà không có "TIÊN HƯƠNG phủ, CHÍNH từ"

Trong bài "Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH" (lên trang ngày 25/2/2025), tôi có viết:

"3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.

Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là:
-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương".
- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").
- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").
- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").
Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...
"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".
Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !
Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương"."

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

06/03/2025

Thanh đồng toàn quốc vân tập về Phủ Chính (Phủ Giầy Nam Định) hai ngày đầu tháng 3 năm 2025

Có khoảng 80 thanh đồng đang hoạt động trong các Câu lạc bộ Đạo Mẫu địa phương trên toàn quốc đã vân tập về Phủ Chính (thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) để sinh hoạt thực hành nghi lễ hầu Thánh.

Câu lạc bộ Đạo Mẫu Việt Nam (cấp trung ương, gọi tắt là CLBĐM) là tổ chức thuộc vào Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm).