Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-miếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-miếu. Hiển thị tất cả bài đăng

10/01/2024

Miền quê Nam Sách ở xứ Đông - dòng họ Trần (Sùng Dĩnh) ở Quan Sơn

Nam Sách ở xứ Đông có nhiều dòng họ khoa bảng.

Về dòng họ Trần ở làng Điền Trì (làng Rồng), sản sinh ra các nhà khoa bảng thời quân chủ như Trần Cảnh - Trần Tiến, rồi anh em nhà bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa ở thời hiện tại, thì trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây.

Dưới đây thì là một ít tư liệu về dòng họ Trần gắn với Trạng Nguyên Trần Sùng Dĩnh (thời Hồng Đức) và làng Quan Sơn.

26/03/2023

Thái tổ Thái tông nhà Mạc bình thản cho "dựng lại" và "dựng mới" bia đề danh tiến sĩ của khoa thi nhà Lê trong Văn Miếu

Đại khái là có một câu chuyện vẻ như rất bình dị, nhưng thật ra không bình dị !

Các tâm bia ấy vẫn được bảo lưu tốt trong vườn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hiện nay.

Có những cách gọi như sau trong học giới Việt Nam đối với văn bia:

- truy dựng,

- truy lập,

- trùng lập (dựng lại),

- lập (dựng mới).

Một nước văn hiến cả ngàn năm, sản sinh ra hàng vạn tiến sĩ và hàng chục vạn cử nhân nho học (chưa tính bậc thấp hơn), nhưng rất lạ ở điểm sau: không có bản chép toàn bộ bia Văn Miếu (Hà Nội) cho đến khi chúng bị hao mòn, đổ sập một số vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà nước bỏ bê, không cho người sao chép. Các trường học và bản thân các nhà khoa bảng cũng không có thời gian đến sao chép ư ?

Hay là có bản chép nằm ở đâu mà nay chúng ta chưa phát hiện ra ? Ai có thông tin hữu ích, mong hãy chia sẻ.

Bây giờ, cơ bản vẫn phải dựa vào thác bản do người Pháp chỉ đạo thực hiện đầu thế kỉ XX (sau khi đã có những hư hại đáng tiếc, nhiều tấm bia đã mất luôn). Tại hiện trường thì chỉ còn lại 82 bia.

Liên quan đến việc vua Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh cho dựng lại và dựng mới bia đề danh tiến sĩ của các khoa thi do triều Lê tổ chức, thì mở đầu là một bài viết cũ của học giả Nguyễn Hữu Mùi.

25/03/2023

Phủ Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) - Nguyễn Mậu trên bia Văn Miếu số 2 (khoa thi 1448, dựng năm 1484)

Cùng năm 1484, vua Lê Thánh Tông (1442-1497, lên ngôi năm 1460) cho dựng nhiều bia Văn Miếu dể ghi danh các tiến sĩ đã đỗ nhiều khoa trước đó (khoa đầu tiên được khắc bia trong Văn Miếu hiện nay là khoa năm 1442, tiếp theo là các khoa: 1448, 1463, 1466, 1475, 1478, 1481).

Năm 1442 thuộc niên hiệu Đại Bảo (vua Lê Thái Tông).

Năm 1448 thuộc niên hiệu Thái Hòa (vua Lê Nhân Tông).

Năm 1463 và năm 1466  thuộc niên hiệu Quang Thuận (vua Lê Thánh Tông).

Các năm 1475-1478-1481 thuộc niên hiệu Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông).

24/02/2023

Tên địa danh "huyện Yên Lãng" và nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu trên bia Văn Miếu (dựng năm 1484)

Đây là tấm bia cổ nhất trong 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ghi tên địa danh "huyện Yên Lãng".

Huyện Yên Lãng thời xưa, sau nhiều lần biến đổi địa danh hành chính, phần cơ bản ngày nay là huyện Mê Linh (hiện huyện này đang thuộc Hà Nội - xem về sự thay đổi khá thú vị của huyện Mê Linh ở đây).

Tên "huyện Yên Lãng" xuất hiện năm 1484 này đi kèm với tên tuổi nhà khoa bảng Nguyễn Li Châu. Hay chính xác hơn, là nhà vua, vào năm 1484 đã cho dựng tấm bia ghi tên các nhà khoa bảng đã đỗ trong kì thi năm 1475 (tức bia được dựng muộn lại 9 năm), mà tên đó thì được ghi kèm với địa danh quê hương.

Bia có ghi dòng đó như sau: NGUYỄN LI CHÂU 阮驪珠 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

Quê nhà của cụ Nguyễn Li Châu hiện là xã Văn Khê huyện Mê Linh.

21/02/2020

Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)

Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.

Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

15/06/2019

Những dòng họ hiếu học và khoa bảng ở Thăng Long : 550 năm ngày đăng khoa của Nguyễn Như Uyên (1469 - 2019)

Đó là làng Cót ở Hà Nội. Là một trong 4 làng của bộ "tứ danh hương" (bốn làng nổi tiếng), thật ra, là ở rìa cận kinh thành Thăng Long xưa. Làng Cót nằm bên dòng sông Tô Lịch.

Tên chữ của làng CótHạ Yên Quyết. Tại sao gọi là "Cót" thì có nhiều thuyết khác nhau. Nhưng lí do "âm đọc na ná" thì xem ra thuyết phục hơn cả, ví như gần đấy là làng Mọc (tên chữ là Nhân Mục), hay làng Láng (tên chữ là Yên Lãng).

Làng Cót là quê hương của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (dòng họ Hoàng cũng sản sinh ra nữ toán học gia Hoàng Xuân Sính). Nay đã có một con đường trong làng mang tên Hoa Bằng.

Phía địa phương đang đề nghị thành phố Hà Nội cho đặt tên con đường làng chạy trước đình là "Nguyễn Như Uyên" để tưởng niệm nhà khoa bảng thời Lê Thánh Tông.

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.

30/05/2019

Chân dung một chính khách : ông Nguyễn Hữu Oanh qua trang viết Trần Nhuận Minh

Trong tủ sách gia đình, có một số sách chuyên sâu được đề tựa hay giới thiệu bởi ông Nguyễn Hữu Oanh - khi ông là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Sau này thì ông chuyển về công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khi cùng du lãng các nơi, nhất là xứ Thanh và các đền phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là khi ông vừa nghỉ chế độ. Mình thú vị với việc ông có thể nói khá tỉ mỉ và hứng thú về vẻ đẹp của không gian thờ tự trong nhà người Việt cổ truyền vùng Bắc Bộ.

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

16/02/2019

Mĩ thuật Việt Nam : bia Văn Miếu Hà Nội dưới góc nhìn của nhóm Trần Hậu Yên Thế

Gần đây, gặp Trần Hậu Yên Thế, có nhắc về chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 20 năm về trước. Thế vẫn nhớ rất rõ. Chuyến đó chúng tôi du lãng Bắc Kinh về, ngẫu nhiên gặp lưu học sinh họ Trần cũng về Hà Nội nghỉ hè gì đó. Trong khoang xe lửa có mấy vị Việt Nam sau: một Giáo sư Dân tộc học ở Nam Bộ, hai bà buôn chuyến sang Nga (các bà có hộ chiếu Ba Lan và hộ chiếu Việt Nam), hai lưu học sinh Trung Quốc (bản thân hai vị ngẫu nhiên gặp mà không phải cùng trường, trong đó có một người là Thế), và tôi. 

Đấy là lần gặp đầu tiên.

Lần ấy, vị Giáo sư Dân tộc học bất ngờ với việc người Trung Quốc khá ưa chuộng nước hoa Sài Gòn. Đến mức, ông tính mua một lọ trên tàu liên vận năm ấy.

10/06/2015

Phải chăng đã đến lúc cần loại hình Văn Miếu không có Khổng Phu Tử ?

Bây giờ bảo: hiện chưa biết có thờ Khổng Phu Tử trong cái Văn Miếu ở tỉnh Vĩnh kia hay không. Thế có nực cười không. Có tin được không.

Làm Văn Miếu mà không thờ thầy Khổng, người thầy được thờ khắp vùng Đông Á và lan sang cả Đông Nam Á, từ nhiều thế kỉ trước. Chuyện ấy, khác nào làm ra chùa mà bảo hiện chưa biết có thờ Thích Ca hay không. Làm đình mà lại bảo hiện chưa biết có thờ Thành Hoàng hay không.

Cả họ cùng nhau xây từ đường, nhưng lại bảo: hiện chưa biết có thờ ông tổ họ nhà mình hay không.