Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-ngọc-thêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-ngọc-thêm. Hiển thị tất cả bài đăng

19/08/2022

Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014 và 2022)

Hồi tháng 4 năm 2014, chúng tôi du lãng Nam Bộ. Trường đoàn phía Bắc là thầy Ngô Đức Thịnh. Chúng tôi tập quân ở Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại tập quân về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh). Sau đó thì du lãng nhiều tỉnh thành khác (An Giang, Đồng Nai,...).

Công việc cơ bản là kết hợp hội thảo và trình diễn nghệ thuật hầu đồng Bắc - Trung - Nam.

27/11/2021

"Tiên học lễ, hậu học văn": luận bàn cuối năm 2021

Bắt đầu từ là một tham luận trong hội thảo gần đây. Hội thảo khoa học do cơ quan của Quốc hội Việt Nam tổ chức.

Tham luận của học giả Trần Ngọc Thêm đưa ra lời kêu gọi hãy từ bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Có một cuộc tranh luận đang nổ ra trên không gian mạng về lời kêu gọi này. Đang là cuối năm 2021. Có nghĩa là chúng ta đã kết thúc 2 thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, đang thực sự bước vào thập niên thứ 3.

Mở đầu là một bài trình bày cụ thể của học giả Trần Ngọc Thêm (đường link được học giả chỉ dẫn vào ngày hôm qua - 26/11/2021).

23/10/2021

Trở lại với những phê phán của Trần Mạnh Hảo đối với công trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm

Trong một bản thảo bài viết (sẽ công bố trong thời gian tới), tôi có nhắc đến các cuốn sách (gồm cả in nội bộ và in chính thức) của học giả Trần Ngọc Thêm ở đầu thập niên 1990. Cụ thể như sau:

"Trần Ngọc Thêm, 1991, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (thư mục này, tôi tạm xóa các thông tin chi tiết)

Trần Ngọc Thêm, 1996, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (In lần thứ 2, có sửa chữa và rút gọn), Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thêm, 1996, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh : Nxb Tp. Hồ Chí Minh."

(trích thư mục tài liệu tham khảo của bài viết đó; tất cả tài liệu này đã có từ lâu trong giá sách gia đình; riêng cuốn in năm 1991 thì tạm thời xóa thông tin chi tiết khi đưa lên Giao Blog hôm nay)

13/05/2021

Hệ vấn đề cốt lõi của Đại Việt hiện nay : "học thật", "thi thật", "nhân tài thật"

Vấn đề đang nổi lên trong dư luận xã hội, mà gắn với một phát ngôn mới đây của tân thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đọc ngược lại ý "thật", thì sẽ là "giả". Có nghĩa là hệ vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay chính là: học giả, thi giả, nhân tài giả (không có thực tài).

Bởi mọi thứ đang "giả", cho nên mới đòi hỏi lập lại "thật".

Tưởng câu chuyện của đầu thế kỉ 21, nhưng không phải thế. Người Nam ta đã có truyền thống hàng ngàn năm nay rồi, cái truyền thống học giả, thi giả và nhân tài giả ấy.

Phê phán cái "giả" đó đã có nhiều lớp học giả đi trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm,...

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

18/12/2016

Việt Nam học 5 : không hiểu vì sao Việt Nam nghèo mà kết quả PISA lại cao ?

Mình không tham gia tiểu ban này trong Việt Nam học 5, nên không rõ. Bây giờ thấy báo chí đăng tin.

Có liên quan đến truyền thống hiếu học của Việt Nam, đang bàn luận ở đây (bài của học giả Trần Ngọc Thêm --- người có tên trong tiểu ban nhưng không có điều kiện từ Sài Gòn bay ra tham dự).

17/12/2016

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.