Tin của báo Lao Động.
Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
01/04/2025
Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Đọc lại câu thơ khắc in năm 1910 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy"
"Lô hương khuya sớm Phủ Dầy,
Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".
Trích từ tác phẩm Tiên Phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu - tác phẩm được viết và in khắc gỗ trong cùng năm 1910.
Một cách đọc khác là:
"Lửa hương khuya sớm Phủ Dầy,
Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".
Có nghĩa là, cùng chữ, nhưng có cách đọc "lửa hương", lại có có cách đọc "lô hương". Chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán, và cùng một chữ có nhiều cách đọc, là thế.
Trường hợp này, tôi nhất quán đọc là "lô hương" (và sẽ mở ngoặc ghi "lửa hương" - một cách đọc khác). Tại sao tôi đọc "lô hương" sẽ diễn giải sau.
10/03/2025
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi với tên gọi "Phủ Chính" ở quê hương Tiên Hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Có hai doanh nhân lừng danh nước Nam ta hồi đầu thế kỉ 20, một là đàn chị Cô Tư Hồng (xem lại trên Giao Blog ở đây), hai là đàn em Bạch Thái Bưởi (xem lại trên Giao Blog ở đây).
Cùng với nhiều chí sĩ cách mạng giải phóng dân tộc, thì doanh nhân Bạch Thái Bưởi (có ý chí dân tộc tự cường rất mạnh) là một nguồn cảm hứng lớn cho lớp thanh niên mới lớn chúng tôi hồi đầu thời kì Đổi Mới.
Nhóm chúng tôi săn tìm tài liệu về Bạch Thái Bưởi, rồi trích một ít để viết trên mặt báo chí hồi đầu thập niên 1990. Lúc đó, nhiều khi tài liệu phải chép tay, chứ không tiện lợi như bây giờ. Nhiều tài liệu phải chờ đợi hàng tháng mới được nhận ! Một trong các tác giả của nhóm nghiên cứu Bạch Thái Bưởi thời đó sau theo ngành báo chí, và hiện là một quan chức trong ngành.
08/03/2025
Giải đáp về ngắt câu trong Hán văn : chỉ có "TIÊN HƯƠNG, PHỦ CHÍNH từ", mà không có "TIÊN HƯƠNG phủ, CHÍNH từ"
Trong bài "Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH" (lên trang ngày 25/2/2025), tôi có viết:
"3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.
06/03/2025
Thanh đồng toàn quốc vân tập về Phủ Chính (Phủ Giầy Nam Định) hai ngày đầu tháng 3 năm 2025
Có khoảng 80 thanh đồng đang hoạt động trong các Câu lạc bộ Đạo Mẫu địa phương trên toàn quốc đã vân tập về Phủ Chính (thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) để sinh hoạt thực hành nghi lễ hầu Thánh.
Câu lạc bộ Đạo Mẫu Việt Nam (cấp trung ương, gọi tắt là CLBĐM) là tổ chức thuộc vào Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm).
05/03/2025
Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (4)
Tạm sơ kết chút xíu về "Phủ Dầy" ở xã Tiên Hương vào năm 1910 khi danh sĩ Kiều Oánh Mậu về dự Hội năm đó và khảo sát tư liệu.
Thay cho cách trình bày ở 3 bài trước (1, 2, 3), bài này chỉ đưa một ít ảnh. Các ảnh tóm gọn nội dung chính từ cuốn "Tiên Phả dịch lục" (TPDL) do Kiều Oánh Mậu soạn và cho in mộc bản năm 1910.
04/03/2025
Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (3)
Năm 1910 là cách nay 115 năm.
Cùng đối chiếu năm 1910, về "Phủ Dầy" trong sách Tiên Phả dịch lục (TPDL) của Kiều Oánh Mậu (bản in khắc gỗ, 1910) và "Phủ Giầy" trong tài liệu chính qui của nhà nước (bản in hoạt tự, 1910).
02/03/2025
Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (2)
Về chữ "Phủ Dầy" (trong đó, chữ Dầy có nghĩa là "dầy" trong "dầy mỏng") xuất hiện trong bản in khắc gỗ năm 1910 của cuốn "Tiên Phả dịch lục" (Kiều Oánh Mậu soạn bằng văn tự Hán Nôm).
Vấn đề "Giầy" với "Dầy", cũng giống như một cặp vấn đề Gióng - Dóng (trong Thánh Gióng và Thánh Dóng), sẽ luận bàn cụ thể bằng các bài học thuật sau.
Ở đây, để tránh rườm rà, chỉ đưa nhanh mã chữ "Phủ Dầy" mà Kiều Oánh Mậu đã viết năm 1910.
27/02/2025
Hiệu Phúc Lợi ở phố Hàng Ngang (Hà Nội) - cha mẹ của ông Trịnh Văn Bô
Cụ là Trịnh Phúc Lợi.
Con của cụ là Trịnh Văn Bô.
Cửa hiệu của cụ là "hiệu Phúc Lợi (ở) Hàng Ngang, Hà Nội".
25/02/2025
Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH
Trước năm 1964 (mở rộng đến trước năm 1975 - năm được quyết định xếp hạng của Bộ Văn hóa), tên chính thức của ngôi đền là "Phủ Chính" ("Phủ"đi trước, "Chính" đi sau, dù viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, chữ Pháp,..).
19/02/2025
Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định
Mấy hôm trước, trong nhóm "Văn hóa tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", tôi có dẫn lại một bài viêt nhanh (cơ bản là ảnh chụp cập nhật vào đầu năm 2025) của bạn Nguyễn Đình Minh về Điện Mẫu trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xem ở đây.
Đây là Điện Mẫu thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy, mà ngôi trung tâm là Liễu Hạnh công chúa với nơi thờ chính là tại Phủ Chính, cũng chính là Phủ Giầy ở "xã Tiên Hương" thuộc huyện Thiên Bản hay Vụ Bản (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Chỉ có văn bản từ sau năm 1964 (rồi quyết định của Bộ Văn hóa năm 1975) đã gọi không đúng là "Phủ Tiên Hương".
"Phủ Tiên Hương" thì sao ? Chưa từng có tên gọi này, tức chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" trước năm 1964.
Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương).
06/02/2025
Quang cảnh khu vực trung tâm của "Chợ Viềng Xuân 2025" (huyện Vụ Bản)
Tên xa xưa gọi là "Chợ Phủ Giầy", "Chợ Thánh", "Chợ Tiên", "Chợ Phủ", "Hội Phủ Giầy", chỉ họp vào đêm mùng Bảy rạng ngày mùng Tám tháng Giêng tại khu vực "xã Tiên Hương" (thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định thời Nguyễn).
03/02/2025
Tháng Giêng rủ nhau đi Chợ Thánh ở Phủ Giầy làng Tiên Hương - đọc lại báo năm 1932
22/01/2025
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 2 (từ lúc nào xuất hiện tên "Lăng Liễu Hạnh")
Ở bài 1, chúng ta đã nắm rõ việc đổi tên gọi của lăng: năm 2021, bằng văn bản chính thức, Bộ Văn hóa đã đổi từ tên "Lăng Liễu Hạnh" (có từ năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng.
Có thể tạm thấy quá trình như sau:
- Từ xa xưa, lăng của Liễu Hạnh công chúa luôn được địa phương và nhân dân thập phương gọi là "Lăng Mẫu", "Lăng Thánh Mẫu", "Lăng Mẫu Liễu Hạnh", "Lăng Mẹ",... Không ai gọi một cách bất kính là "Lăng Liễu Hạnh" cả.
- Đến năm 1975, khi ra quyết định công nhận di tích cho quần thể Phủ Giầy (sau đó là bằng công nhận được phát hành theo quyết định), thì cái tên "Lăng Liễu Hạnh" xuất hiện. Năm 1975 đã ra đời tên "Lăng Liễu Hạnh".
- Tên "Lăng Liễu Hạnh" là sản phẩm của một thời kì lịch sử đã qua đi, trong đó có nhiều năm chống mê tín di đoan rộng khắp, đền chùa miếu mạo từng bị phá hủy hàng loạt.
- Sau Đổi Mới, tín ngưỡng dân gian được dần phục hồi, đền chùa miếu mạo được trùng tu tôn tạo. Hội Phủ Giầy đã được mở thử nghiệm trở lại từ nửa sau thập 1990.
27/08/2024
Cố thủ nhang Trần Viết Đức (1931-2005) và Phủ Giầy Nam Định - ngày húy kị 2024
22/04/2024
Ghi chép ngày tiệc Chầu Đệ tứ 2024 - ở Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác
Hôm nay, ngày 22/4/2024 nhằm ngày 14 tháng Ba ta, là ngày tiệc Chầu Đệ tứ trong hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Giao Blog mở một entry này để thu thập tin tức từ trung tâm là Phủ Giầy Nam Định và các nơi khác.
Tư liệu (lời văn và ảnh/video) lấy nguyên từ các nơi về, không chỉnh sửa.
27/03/2024
Hướng đến Hội Phủ Giầy 2024 : Đọc lời nói đầu sách "Hội Phủ Giầy" (1942) của quan tri huyện Vụ Bản
Quan tri huyện Vụ Bản năm 1942 là cụ Phạm Quang Phúc. "Tri huyện" là chức quan đứng đầu một huyện trong hệ thống quan lại Nam triều trước 1945, tương đương với chức Chủ tịch huyện ngày nay.
Quan tri huyện Phạm Quang Phúc đã biên soạn rồi cho xuất bản cuốn Hội Phủ Giầy vào năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng - một nhà xuất bản kiêm hiệu sách danh tiếng ở Thành Nam đầu thế kỉ XX (nhà này thành lập năm 1924, đến năm nay là vừa tròn 100 năm - đọc lại ở đây).
29/02/2024
Cố đồng đền Phủ Chính - Phủ Dầy, cụ Trần Thị Duyên vừa tạ thế (1930-2024)
Cụ ông Trần Viết Đức và cụ bà Trần Thị Duyên được chính quyền xã Kim Thái cử ra trông coi Phủ Chính từ năm 1988 (xem thêm ở đây). Lúc bấy giờ, các cụ mới gần 60.
Trước đó, các năm 1986-1987, cụ Đức đã viết loạt đơn thư tay cho trung ương và Bộ Văn hóa trình bày nguyện vọng được khôi phục dòng tín ngưỡng thờ Mẫu từ thực tế Mẫu Phủ Giầy(Dầy).
17/02/2024
Chợ Viềng - hội chợ Thánh năm 2024
Về chợ Viềng, trong một mục từ viết cho Bách khoa toàn thư Việt Nam, tôi đã viết mấy năm trước như sau:
"Hội chợ Viềng còn được gọi là chợ Phủ, chợ Trời, chợ Thánh, chợ Thiên Tiên. Chợ chỉ họp một phiên duy nhất trong cả năm, vào đêm mùng Bảy và cả ngày mùng Tám tháng Giêng, mà trung tâm là đoạn trước mặt Phủ Chính. Đây là hoạt động tiếp ngay sau lễ hạ nêu kết thúc Tết Nguyên Đán, nhân dân ở Nam Định và các tỉnh lân cận đổ về chợ với ý nghĩa mong cầu may mắn cho một năm mới. Người ta tới chợ mà ăn uống để lấy may, chơi cũng để lấy may, kiêng nói thách và cũng kiêng kì kèo giá."
![]() |
Năm 1932, ngày hội chợ Viềng nhắm vào Chủ Nhật ngày 13 tháng 2 dương lịch |
Bây giờ là cập nhật hình ảnh và thông tin về Hội chợ Viềng năm 2024 (đêm qua và cả ngày hôm nay - Thứ Bảy, ngày 17/2/2024).
27/12/2023
Cập nhật tên gọi di tích Phủ Chính ở tháng 12 năm 2023
Đầu tiên là bài vừa lên trên báo Văn hóa (cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bản điện tử đã có từ trưa nay (ngày 27/12/2023). Bài báo có sau báo cáo của Bộ đề ngày 25/12/2023 gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.