Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

09/11/2023

Tâm sự nhà giáo và cựu nhà giáo - tháng 11 năm 2023

Sắp đến ngày 20 tháng 11, sưu tầm một ít tâm sự của nhà giáo và cựu nhà giáo.

Tiếng Việt đang phát triển. Xưa ta quen nói "cựu sinh viên" hay "cựu học sinh", nay đã có cả "cựu người học". Bởi vậy, tự nhiên như nhiên, "cựu nhà giáo" cũng thành quen tai.

15/09/2023

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có các lãnh đạo mới

Cập nhật các thông tin mới về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đầu tiên là tin tức của ngày hôm nay.

Các tin cập nhật sẽ được dán dần lên như mọi khi.

26/01/2023

Câu chuyện phong tục tập quán : việc cúng bằng gà mái (nhân câu hỏi của Ngô Bảo Châu)

Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, học giả Ngô Bảo Châu đưa hai câu hỏi sau trên Fb của anh, mà một câu có liên quan đến việc cúng bằng gà mái.

Bác Châu vốn chơi Fb từ lâu. Rồi một dạo, bác ấy bỏ ngang Fb, không hoạt động gì nữa. Thiên hạ bàn tán là bác ấy đã bỏ chơi Fb để tránh phiền toái không đáng có. Thế rồi, bẵng đi, bác lại trở lại. Không rõ là bác trở lại từ khi nào, nhưng năm 2019 thì tôi có điểm tin một chút ở đây.

Vừa rồi, tháng 1 năm 2023, nguyên văn, bác Châu viết:

26/09/2022

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) năm 2022 : cập nhật tình hình hạ tuần tháng 9

Tháng 11 năm 2019, tức khoảng 3 năm trước, Giao Blog đã đi bài "Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận" (xem ở đây).

Đại khái, thời điểm đó, có một câu nói được dư luận quan tâm là: "Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng".

Bây giờ là cập nhật tình hình ở hạ tuần tháng 9 năm 2022.

20/01/2022

Vin muốn chơi lớn : Giải thưởng VinFuture (cập nhật 2022)

Giải thưởng VinFuture dành cho các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá trên thế giới, thì từ tháng 12 năm 2020 đã có thông tin ban đầu, xem lại ở đây.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, lần trao giải đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội. Với tôi, là một lễ trao giải ấn tượng, nên đã ngồi xem trọn vẹn qua tivi buổi tối tại tệ xá.

Tôi ấn tượng với màn trình diễn của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (có cả Chopin, có cả trống cơm Bắc Ninh). Ấn tượng với cách trình bày bài hát của ca sĩ John. Nhưng ấn tượng nhất là với các giải thưởng !

29/10/2021

Hội thảo Việt Nam học VI (Giao Blog tham gia trực tiếp, ngày 29/10/2021)

Chúng tôi đang ở Hội trường Tiểu ban 3 của Hội thảo (tiểu ban Dân tộc và Tôn giáo). Chính là Hội trường của Viện Dân tộc học tại tầng 10 trụ sở VASS số 1 đường Liễu Giai (Hà Nội).

Chương trình tổng thể của hội thảo đã được đưa về Giao Blog ít hôm trước, xem lại ở đây. Đại khái, vẫn trong thời kì bình thướng mới với covid-19, hội thảo được tổ chức kết hợp cả hai hình thức: tham gia trực tiếp (một bộ phận học giả đến tham gia tại các hội trường) và tham gia trực tuyến (đại bộ phận học giả tham gia qua mạng, được kết nối tới các hội trường bằng zoom).

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

04/07/2021

20/06/2021

Kỉ niệm 1 năm ngày mất của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) : trò chuyện về văn hóa dân gian

Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.

Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.

Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.

21/03/2021

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) qua đời khi chưa kịp nhận giải thưởng nhà nước

Ít tháng gần đây, trên báo chí và mạng xã hội đưa tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đang được xét giải thưởng nhà nước.

Trước đó, khoảng tháng 3 năm 2020, thì có tin về việc nhà văn đã bị tai biến và hầu như rơi vào trạng thái lửng lơ "vô tri" (chữ dùng của một người hâm mộ nào đó đến thăm và viết nhanh trên Fb). Bởi vậy, nếu được trao tặng giải thưởng nhà nước sắp tới, giả như còn tại thế thì có khi nhà văn cũng không hay biết gì.

Thế rồi, ông đã buông xuôi tay vào cuối tuần vừa rồi. Bỏ mặc tất cả. Người đầu tiên đưa tin lên mạng xã hội có lẽ là người bạn tri kỉ lâu năm - sư cụ chùa Tề Đồng Vật Ngã là nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (đọc ở đây).

Trên Giao Blog, tôi đã đọc lại văn phẩm thời kì đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2015).

Tôi cũng đã kể chuyện mấy ngày ở trong viện cùng chỗ với Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm về trước - tôi đi chăm sóc người nhà, còn nhà văn thì vào cấp cứu - đọc lại ở đây và ở đây (đó là hồi năm 2008, tức cách nay tới 13 năm rồi).

10/03/2021

Cẩn trọng và thành thực để tránh sai nhầm : trường hợp Phan Thanh Sơn Nam vừa bị tố gian lận

Gian lận trong khoa học, dù ở đâu cũng có thể xảy ra, và nhiều khi rất khó bị phát hiện, ví dụ trường hợp cô Obokata ở Nhật Bản mấy năm trước là một vụ điển hình - một nữ tiến sĩ đang được ca ngợi như một quốc dân tiêu biểu, một nhà khoa học trẻ sáng giá của một đất nước yêu chuộng khoa học, đang dự kiến đề cử cho giải Nobel, thì tất cả sập xuống vì cộng đồng mạng đã phân tích rõ sự gian lận có tổ chức trong nhiều năm ! Thầy giáo phụ trách của Obokata sau đó đã thắt cổ tự tử tại cơ quan vì quá ân hận để học trò qua mặt gian lận nhiều năm, còn bản thân Obokata sau đó còn bị tước mất học vị tiến sĩ vì luận văn tiến sĩ cũng đạo văn quá kinh tởm.

Có thể đọc lại về vụ cô Obokata ở đây (tháng 4/2014) hay ở đây (tháng 8/2014), ở đây (tháng 12/2014).

Cộng động mạng đã phát giác ra vụ Obokata gian lận. Sau đó, giới khoa học mới đi vào kiểm chứng, rồi dần dần lộ diện ra Obokata đã gian lận từ A đến Z ngay từ lúc còn trẻ. Lúc đầu chỉ là lỗi nhỏ, như là sai nhầm, dần dần, tìm tiếp thì hóa ra hành động gian lận liên tục trong thời gian dài !

Lần này, tại Việt Nam, một bài tố Phan Thanh Sơn Nam gian lận cũng xuất phát từ cộng đồng mạng. Ngay sau đó, Nam đã giải trình.

Về Phan Thanh Sơn Nam, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây. Nam đang tự nhận đây là kinh nghiệm xương máu, anh viết trên Fb cá nhân vào ngày 8/3 vừa rồi rằng:

"Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu, và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa."