Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hầu-Thánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hầu-Thánh. Hiển thị tất cả bài đăng

12/08/2024

Ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Bà Kiệu

Một ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa, mà tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.

Khu vực đó vốn là ở trước Phủ Chúa Trịnh. Bản thân ngôi đền đã có từ thời Lê mạt (khoảng cuối thời Cảnh Hưng).

Đầu tiên đăng một bài mới của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.

Các bổ sung và cập nhật thì dán ở bên dưới như thường khi.

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

24/05/2021

Từ thiện nhân dân : trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh

Về từ thiện nhân dân, đã khái quát nói ở đây (qua trường hợp ca sĩ Thủy Tiên đợt trước, bắt đầu từ tháng 10 năm 2020).

Bây giờ là cập nhật trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh. Mình gặp trực tiếp Hoài Linh vào đầu mùa hè năm 2014, lúc đó thì Hoài Linh trong vai trò một đồng thầy - anh có khá nhiều đệ tử trong hoạt đồng hầu Thánh.

30/04/2020

Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)

Một bài viết quan trọng của tác giả Phạm Tứ - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (Giám đốc là học giả Ngô Đức Thịnh).

Từ rất nhiều năm trước, đã hẹn với chú Tứ là sẽ tới chiêm bái (thực ra là nhờ chú mở cửa cho chiêm bái) điện thờ Mẫu ở ngay trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Người ta không ngờ là ở ngay Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại có một điện thờ Mẫu. Nhưng không phải là mới có đâu. Đã có lịch sử khá xưa cũ rồi.

11/03/2020

Tạm dừng lễ hội Phủ Giầy (mùng 3 tháng 3 âm) để tránh đại dịch Cô Vy

Một lễ hội có qui mô lớn hàng đầu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cả về không gian và thời gian, ví dụ có thể đọc lại trên Giao Blog các dịp trước đây, ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018).

Đó là lễ hội Phủ Giầy - thánh địa của tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà ý nghĩa chính của hội là gắn với ngày Thánh Mẫu về trời ở lần giáng sinh xuống Tiên Hương, là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trùng với tiết Thanh Minh ở vùng miền núi phía Bắc, ví dụ vùng người Tày người Nùng thì là Sing Ming (phát âm của hai chữ Hán là Thanh Minh).

Trước đại dịch Cô Vy, phía nhà đền đã tổ chức nhiều lần phun thuốc khử dịch, cho đến ngày 10/3/2020.

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

25/03/2019

Đạo vợ chồng dưới bóng che của Phật : lễ Hằng Thuận ở Hà Nội hiện nay

Độ khoảng mười năm trở lại đây, tại Việt Nam, thi thoảng nghe tin một lễ Hằng Thuận, tức một lễ cưới theo nghi thức Phật giáo, được tổ chức ở đâu đó.

Một lễ dạng như Hằng Thuận của người Nhật Bản, mà tôi chứng kiến lần đầu, lại là tại một ngôi chùa ở quận Cảng thuộc thủ đô Tokyo (khu quận Cảng thì đã kể nhanh một chút ở đây). Đó là một kỉ niệm đáng nhớ. Cũng đã 20 năm về trước. Ngay sau đó, là một bài giảng và một thảo luận trong nhóm học tập của thầy. Thầy giảng bài về lễ cưới cho học sinh đại học ở giảng đường lớn, rồi sau đó là thảo luận về cùng chủ đề tại nhóm học tập sau đại học tại phòng nghiên cứu.

25/12/2018

Chuyện hầu Thánh đầu thế kỉ XXI : thanh đồng nức tiếng vốn là phu nhân tướng công an

Cô đồng Loan đã nổi tiếng Hà Thành và toàn cõi Đại Việt trong nhiều năm nay.

Cô vốn là người vợ đầu của một vị tướng công an đương nhiệm. Có thể nhiều người đã biết. Việc hầu Thánh là bởi duyên nghiệp và căn số, nên có khi ở ngôi gần sát với tứ trụ triều đình vẫn là tôi con của nhà Thánh cả.

Đại khái thế. Chuyện hầu Thánh cần cứ phải kể từ từ.

"Trong những tháng năm tuổi trẻ, nàng Loan “mắt mèo” xinh đẹp gặp gỡ và đem lòng yêu thương một chàng chiến sĩ công an con nhà danh giá, đẹp trai lịch lãm. Được sự vun vén của cả hai bên gia đình, đám cưới của họ thực sự là đám cưới trong mơ trong mắt bạn bè và bạn bè đồng nghiệp lúc bấy giờ. Kết quả của cuộc hôn nhân ấy là hai người con ra đời trong niềm hân hoan của cả đại gia đình. Cậu con trai cả chào đời năm 1982 và cô con gái út sinh năm 1988. Đấy là khoảng thời gian mà cuộc sống luôn diễn ra đúng với những gì cô mong đợi. Công việc của cô cũng thuận lợi và chồng cũng thăng tiến vượt bậc trong sự nghiệp."

18/10/2018

Bài thơ "Đò Lèn" (1983) của Nguyễn Duy

Tập thơ ấy của Nguyễn Duy, rõ ràng mình có, mua từ hồi còn du lãng phố cổ Bát Đàn thông trưa, mà còn tìm chưa ra trong giá sách. Lâu quá rồi, nên quên cả hình thù cái bìa. Nhưng đại khái nhớ là có bài "Đò Lèn" trong đó.

Hôm đến khu Quán Cháo, vừa hạ xe thì một ai đó đọc vài khổ trong đó. Nhìn ra thì thấy một người như cựu quân nhân. Vì mải việc khác, nên lúc ấy, chỉ đại khải để tự nhiên như nhiên vậy.

20/09/2018

Nhắc lại chuyện tìm di cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, và xét thưởng nhà ngoại cảm

Di cốt của nhiều cụ cách mạng vô sản "gộc" như Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên,... được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm. Rồi các nhà văn Nam Cao, Dương Thị Xuân Quý,... cũng thế.

Việc nhắc lại là mới đây, bởi tờ báo của Hội người cao tuổi Việt Nam.

11/09/2018

Hệ thống "văn hầu" và âm nhạc trong hầu thánh (bài nhóm Hồ Hồng Dung)

Hồ Hồng Dung chia hát văn (hay chầu văn) thành 3 loại chính: Hát văn thờ (văn sự tích), Hát văn thi (sử dụng cho đi thi hát), và Hát văn chầu (sử dụng cho việc hầu thánh, tức nghi lễ lên đồng). Ngày nay, Hát văn thi đã không còn được biết đến mấy, nên còn hai loại chính: Hát văn thờ, Hát văn hầu.

10/09/2018

Nhà văn Lộng Chương 100 năm (1918-2018)

Đợt này, mình đang sử dụng tư liệu của Lộng Chương đã xuất bản trước năm 1945. Đã bất ngờ từ lâu về những trang viết tỉ mỉ và già dặn của một chàng thanh niên mới khoảng 25 -26 gì đó (ví dụ, đã viết nhanh hồi năm 2014, ở đây). Nhưng phải đến bây giờ mới có dịp đề cập sâu.

Nhớ ra là năm 2018 này, là ông tròn 100 tuổi. Đã có một số nơi kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

17/07/2018

Lại chuyện nhìn thấu đất thấy những kho vàng : trường hợp "nhà ngoại cảm" Lương Gia Long

Có những trường hợp tìm vàng đặc biệt đã và đang diễn ra, ví dụ ở đây hay ở đây. Tiểu biểu nhất là trường hợp cụ Tiệp. Mãi sau này, có người mới cho tôi biết rằng: cụ Tiệp cũng là người có nhiệt thành với công việc hầu Thánh (sẽ tìm hiểu cụ thể thêm sau).

Bây giờ, ở ngoài Bắc, lại rộ lên chuyện "nhà ngoại cảm" Lương Gia L. nhìn thấy cả kho vàng. Báo chí không ghi đầy đủ tên, chỉ viết tắt là L.