Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ito-shima. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ito-shima. Hiển thị tất cả bài đăng

06/06/2020

Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)

Mấy năm nay, ông cứ yếu dần đi do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng. Mới đầu, những năm 2008-2010 thì chỉ là huyết áp, rồi sang tiểu đường, cuối cùng là chạy vào thận. Ít ngày trước gia đình đã đưa ông vào khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Ngọc Hồi, Hà Nội).

Sáng nay, Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2020 (ngày 15 tháng 4 năm Canh Tí), ông đã nhẹ bước ra đi.

Với cá nhân tôi, ông là thủ trưởng cơ quan trực tiếp (trưởng phòng, viện trưởng), đồng thời là người thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ (luận văn đã bảo vệ đầu năm 2000). Chúng tôi đều là người xứ Sơn Nam Hạ. Trong mười năm gần đây, ông tâm đắc với từ "nhóm học giả Sơn Nam" trong nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ ấy là do ông đưa ra.

Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.

13/05/2020

Học tiếng quê : phương ngữ Itoshima (sách mới xuất bản)

Mình nghe và nói được tiếng quê, rồi đã thử nghiệm: về Tokyo, nói thử bằng giọng quê xem sao, mọi người hiểu lõm bõm những từ đặc chủng. Ví dụ, tiếng phổ thông bảo "te-nư-gưi" để chỉ cái khăn lau tay hay lau mồ hôi, nhưng tiếng quê thì nói luôn thành "tê-nư-gôi". Hay, tiếng phổ thông là "osoroshi-i" để biểu cảm nỗi sợ hãi, thì tiếng quê nói luôn thành "e-zu-ka". Người nghe không hiểu là phải rồi !

Tính tự mình làm ra một danh mục những từ đặc chủng ấy. Mình sưu tầm cá nhân được khoảng 1000 từ đặc chủng rồi. Thì bây giờ, tòa soạn báo địa phương (tờ Itoshima tân văn đã có lịch sử hơn 100 năm) đã vừa ra một cuốn sưu tập. Sách vừa ra vào hạ tuần tháng 3, tức là trong đại dịch Cô Vy.

Tiếng quê không phải chỉ có từ đặc chủng (chỉ vùng đó mới hiểu nghĩa), mà còn là ở ngữ pháp. Ngữ pháp cũng phải dần dần mới quen. Quen rồi thì thích !

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

01/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

Một vụ cà khịa ở trên tàu điện, giữa người không đeo khẩu trang và người đeo khẩu trang, tại tỉnh Fukuoka, thì đã rõ. Phong cách cảnh báo bằng còi nhà ga, thì rõ là đặc tính cách Nhật Bản rồi.

Còn vụ ẩu đả, mà tivi FNN của Nhật Bản dùng từ "đến chảy máu", thì là ở thành phố Yokohama, vào mấy ngày trước. Lúc mà khan hiếm khẩu trang, ngươi ta sẵn sàng nhảy xổ vào nhau, đánh lộn, để giành giật lấy... khẩu trang.

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

13/10/2019

Rước thần từ núi xuống biển, giữa siêu bão ở các tỉnh phía Bắc Nhật Bản

Cơn bão 19 đang làm điên đảo các tỉnh thuộc vùng Quan Đông của Nhật Bản, mà trung tâm là thủ đô Tokyo. 

Nhưng ở miền Tây, tức vùng Quan Tây, trời mùa thu ngày Chủ Nhật, 13/10 năm 2019, rất đẹp và bình yên. Lại một mùa lễ hội rước thần từ đền trên núi xuống bãi biển. Rồi lại từ biển, rước các ngài trở về các đền trên núi.

Cũng tháng 10 này, của năm 2017, thì xem cụ thể ở đây.

04/10/2019

"Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" - một biện pháp cứu vãn tình trạng ế ẩm kéo dài

Nông thôn thiếu trẻ em trầm trọng, bởi thanh niên thì đua nhau đi vào thành phố, những thanh niên ở lại thì tầm 35 tuổi vẫn chưa chịu cưới.

Một biện pháp dân sự là thành lập "Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" (tên đúng là Đoàn ủng hộ kết hôn vùng Itoshima). Chủ tịch đoàn, liếc nhanh, biết là cụ Matsumoto - một nhân vật ở địa phương.

03/10/2019

Lại một mùa hoa Bỉ Ngạn nữa : đã vào thu 2019

Lại như đang rực cháy lên ở các bờ xôi ruộng mật, vào những ngày này, là hoa Bỉ Ngạn. Màu đỏ của Bỉ Ngạn. Rực rỡ. Lặng lẽ. Mà ngắm lâu từ xa, thì tự nhiên lại không thấy rực rỡ nữa, cũng không thấy lặng lẽ nữa. Tựa như thúc giục. Thế là chân liền bước nhanh nhanh.

Một lúc sau, lại đi qua, nhìn nhanh, thì lại thấy rực rỡ lặng lẽ. Lặng lẽ đến rực rỡ thì đúng hơn chăng.

24/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : ngưng bút trước chùa Phạn Ngư tự, nhớ lại thời tiếng Hàn bắt đầu dạy ở Khoa Ngữ văn

Những lần du lãng Pusan (cũng viết Busan) - một thành phố biển ở miền Nam của Hàn Quốc ở ngay sát với tỉnh Fukuoka của Nhật Bản - tôi hay trở đi trở lại la cà ở khu vực chùa Phạn Ngư tự. Bẵng một cái, thời du lãng ấy đã lùi vào quá khứ tới quá nhiều năm rồi, xem ra sắp tới 18-19-20 năm !

Tôi lên tàu ở bờ biển Nhật Bản, chỉ ngủ gật một lúc, là cập bến tàu Hàn Quốc. Gần đến mức mà sang bờ Hàn Quốc rồi, tôi vẫn có thể gọi điện thoại di động trực tiếp về phía Nhật Bản bằng sóng của J-phone (để nói chuyện với người trong làng Nhật Bản). Những năm đầu thế kỉ XXI ấy, là điện thoại cục gạch của  hãng J-phone (nhưng đã có thể gửi e-mail các loại, truy cập mạng ở mức tàm tạm), sau thì họ chuyển thành Vodaphone (bắt đầu xem truyền hình rất tốt), một hồi nữa thì thành Softbank.

Hồi ấy, tuổi trẻ đầu xanh, có thể đi bộ cả ngày không biết mệt. Vì có thời là học theo gương đi bộ của cụ Miyamoto - nhà văn hóa dân gian Nhật Bản - đã nói nhanh ở đây (tháng 11/2016).

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

14/05/2019

Lăng mộ vua Nhân Đức (tk 4) sắp được công nhận DSVHTG

Cách gọi chính thức của hoàng gia Nhật Bản là Nhân Đức Thiên Hoàng. Ông tại vị trong thế kỉ thứ IV. Bây giờ, năm 2019, từ 1/5 trở đi là thuộc vào thời kì Lệnh Hòa Thiên Hoàng.

Lăng mộ của ông được giới khảo cổ xem là một trong ba lăng mộ vua chúa lớn nhất thế giới (gồm kim tự tháp Giza, lăng Tần Thủy Hoàng, lăng Nhân Đức Thiên Hoàng).

Do có quan tâm, nên lần trước, khi ngụ ở Osaka trong một thời gian, tôi đã đi thành phố Sakai và ngó nghiêng một chút ít. Sakai là một thành phố trực thuộc phủ Osaka. Hiện nay, nghe nói đã có nhiều người Việt đang cư trú ở đó.

Hồi ở Osaka, chúng tôi ở rất gần với nhà đẻ của nhà văn Kawabata (đã viết nhanh ở đây).

Bây giờ, phía UNESCO đang chuẩn bị đưa lăng mộ của vua Nhân Đức vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

09/05/2019

Nhà quê chào đón Lệnh Hòa : xếp hàng đăng kí kết hôn từ 0 giờ ngày đầu tiên của niên hiệu mới

Chuyện của ngày 1 tháng 5 năm 2019 - ngày đầu tiên của niên hiệu Lệnh Hòa (đọc nhanh về Lệnh Hòa ở đây). Chuyện ở khu vực nhà cũ ngày xưa của tôi (đã kể ở đây hay ở đây).

1. Bắt đầu từ lúc 0 giờ của ngày 1 tháng 5 năm 2019, đôi bạn đầu tiên đã nạp đăng kí kết hôn cho tòa thị chính. Cán bộ trực đêm đã thụ lí hồ sơ.

Hồ sơ đăng kí đệ trình bắt đầu từ sau 0 giờ chút xíu. Và cán bộ tòa thị chính đã được tăng cường để thụ lí ngay.

Người ta xếp hàng để đăng kí kết hôn, suốt từ 0 giờ cho đến tận chiều tối, tất cả có 65 cặp ! Một cơn sốt đăng kí kết hôn thực sự !

04/05/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi ăn rừng ở thời Bình Thành

Bây giờ đã chính thức sang thời Lệnh Hòa (từ ngày 1 tháng 5 năm 2019, tức là Thứ Tư tuần này, mà hôm nay mới là Thứ Bảy). Đang là những ngày tháng đầu tiên của niên hiệu mới (đọc lại ở đây hay ở đây).

Nói theo cách nói của thanh niên ở làng cũ ngày trước, thì bọn tôi là những người sinh thời Chiêu Hòa, trưởng thành rồi lấy vợ lấy chồng sinh con sinh cái vào thời Bình Thành, sẽ bắt đầu tóc hoa râm từ thời Lệnh Hòa !

Bởi mùa xuân Lệnh Hòa đầu tiên, đúng vào dịp măng đang vào mùa trong rừng tre trúc khu nhà cũ ngày xưa, nên bất giác nhớ về thời ăn rừng hồi còn đang niên hiệu Bình Thành.

Chúng tôi đã ăn rừng măng rừng trúc ấy vào thời Bình Thành tươi đẹp.

28/03/2019

Sakura ở khuôn viên chùa cổ vào cuối tháng 3 : sắp bung nở để chào đón Niên Hiệu mới

Chùa cổ hơn 800 năm. Đang là cuối tháng 3 của năm Bình Thành 31. Đây là những ngày cuối cùng Nhật Bản sử dụng niên hiệu Bình Thành. Đồng hồ đang đếm ngược đến giờ phút đức kim thượng Bình Thành chính thức thoái vị, và hoàng thái tử lên ngôi. Ở giờ phút đó, niên hiệu mới sẽ được công bố.

Điểm đặc biệt của lần cải nguyên 2019 này, là lần đầu tiên niên hiệu sẽ không dựa vào kinh điển Trung Quốc, mà dựa vào điển tích Nhật Bản. Mà chủ yếu là dựa vào hai cuốn Cổ sự kíNhật Bản thư kí - những cuốn sách gối đầu giường của giới cổ học và văn hóa dân gian (folklore), có thể xem đại khái như Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh của Việt Nam. Tinh thần quốc học Nhật Bản được xây dựng bắt đầu bằng việc chú giải hai bộ sách ấy của giới trí thức hồi thế kỉ 16 - 17. Nói cụ thể ở một dịp khác.

Một số giấy tờ quan trọng của tôi mang niên hiệu Chiêu Hòa (hồi cố), và niên hiệu Bình Thành (hiện thực). Đã nói về việc đó ở đâu đó trên Giao Blog. Nhiều năm về trước, lần đầu thấy giấy tờ tùy thân ghi niên hiệu Chiêu Hòa, tôi đã bất ngờ một lúc ! Sau thì quen dần.

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

26/01/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nghiệp nhà quê kết hợp cơ giới và làm tay

Vẫn là câu chuyện về doanh nghiệp ở nhà quê Nhật Bản - chuỗi sản xuất và kinh doanh món mì Makino-udon. Đã kể tổng thể về doanh nghiệp này với nhiều mẩu ngắn, ví dụ ở đây (tháng 8 năm 2016) hay ở đây (tháng 11 năm 2018).

Lần trước cũng đã nói về qui trình chế tác nước dùng, cũng như vận hành tổng thể của công ti mẹ và chuỗi cửa hàng vào buổi sáng sớm mỗi ngày.

Bây giờ là nói về công đoạn làm bột để chuẩn bị chế tác sợi mì. Cập nhật vào tháng 1 năm 2019. Do bí quyết nhà nghề nên có nhiều đoạn không được phép công bố ảnh.