Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm-thực-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm-thực-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

12/10/2019

Với "quốc hồn quốc túy" thì phải ngoan cố mới được : thịt cá voi với người Nhật, như thịt chó với người Việt người Triều Tiên

Thịt chó, rõ là món quốc hồn quốc túy, của dân tộc Triều Tiên rồi. Ví dụ, gia đình cụ Kim Nhật Thành thì đọc ở đây, hay ở đây.

Với người Việt Nam, thì không cần nói, thịt chó cũng là một thứ quốc hồn quốc túy. Nhưng mà nhiều nơi đang đề xuất loại bỏ thịt chó khỏi đời sống, cầy tơ 7 món đang bị o bế bao vây khắp nơi, ví dụ đọc lại ở đây hay ở đây.

Với người Trung Quốc, thì xem lại ở đây hay ở đây.

07/07/2019

Phở Thìn Tokyo : ở ga tàu Ikebukuro, chuỗi kéo dài của Phở Thìn Lò Đúc

Nhân dịp nghỉ hè 2019, đã đưa bọn trẻ đi "thực kiểm" Phở Thìn Bờ Hồ (tức Bờ Hồ Hoàn Kiếm) vào tuần trước. Đã đi một mẩu ngắn và nhanh ở đây.

Đều là Phở Thìn, nhưng ở Hà Nội, hiện có hai quán Phở Thìn danh tiếng với hai phong cách khác nhau: Phở Thìn Lò Đúc (trên phố Lò Đúc), Phở Thìn Bờ Hồ (trên phố Đinh Tiên Hoàng nhìn ra Hồ Gươm).

Phở Thìn Bờ Hồ, như kết quả thực kiểm tuần trước, thì đã nối được 3 đời (ông -bố - cháu), tức là ông Thìn đời đầu tiên và đời thứ hai đã không còn trực tiếp tham gia vào hoạt động của quán phở ấy nữa. Còn Phở Thìn Lò Đúc thì ông chủ sáng lập đời đầu vẫn đang tiếp tục công việc, còn mở rộng thêm quán ở Tokyo (Nhật Bản).

07/11/2018

Doanh nghiệp quê : nước dùng, mì, hành,...tất cả đều do trụ sở cấp hàng sáng

Đó là lối làm việc theo luật riêng của công ty mì Makino-udon, ở vùng quê, như tôi cũng đã biết nhiều năm về trước. Phải mật phục nhiều lần mới vỡ lẽ ra. Sau đó, lúc vào Fukudai, kể chuyện này ở trường, mọi người mới biết, cùng "thế à, thế à" hay "thì ra thế".

Về món mì độc đáo của vùng quê, gọi là mì Makino-udon, thì đã kể ở đây (năm 2016), hay ở đây (năm 2014). Một món, với tôi, như là đồ nghiện.

Có tới dăm ba lần, tôi đã dậy rất sớm, phục kích ở trụ sở công ti. Từ chỗ nhà tôi mà ra trụ sở công ti thì chỉ khoảng 15 phút đạp xe. Phải có mặt ở đó khoảng 7h hơn một chút. Phục kích có kết quả rồi, thì là đi xơi luôn mì sáng !

08/08/2018

Hà Nội đầu thế kỉ XXI : những đoạn phố Nhật Bản về đêm (Tanabata)

Bây giờ xuất hiện những khu phố Tàu ở đây đó. Dư luận có vẻ xôn xao.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khu phố hay đoạn phố Nhật. Có thể thấy ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn khác.

24/08/2016

Thử tìm định nghĩa về Maki-no-udon (một món mì nhà quê ở Nhật Bản)

Khá lâu trước đây, đã cho chạy một video về đoạn đường quốc lộ chạy xuyên hai tỉnh ở phía Tây nước Nhật, là tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga (xem lại ở đây). 

Trong video sẽ thấy hình ảnh của quán mì Maki-no-udon (đọc thành tiếng Việt là Mác-ki-nô-u-đông).

Món Maki-no-udon là gắn chặt với vùng đất tiếp giáp ấy, là sản phẩm của con người ở đó.

Bây giờ, cuối tháng 8 năm 2016, đang nhẩm tính sẽ nhất định ghé ngay quán Maki-no-udon sau khi xuống ga tàu điện ở gần đó. Người về quê, ai cũng thế cả. Mà lúc nào chả thế.

Nhất định là vậy. Đã hẹn với "đại gia" dưa chuột Tanaka như vậy rồi, vào hôm nay.

02/12/2015

một vị đầu trọc, một vị tóc đen, và một vị tóc lơ thơ cùng nhau nhắm cá sống với bia chai

Mình hiểu bài thơ ở dưới của bạn Avq như vậy.

Vị đầu trọc trong bài thơ, mình hiểu là sư trụ trì. Bởi lời đề tặng là gửi tới phương trượng K. Phương trượng là cách gọi sư trưởng, sư trụ trì ở các ngôi chùa lớn theo Thiền tông.