Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/02/2022

Ngày xuân xem phiên chợ Âm Dương vừa được khôi phục ở Xuân Ổ (Bắc Ninh)

Xuân Ổ, tức là làng Ó, cách không xa Hà Nội.

Ấn tượng của tôi từ nhiều năm nay, về Ó, là một nơi kết tập gỗ ở miền Bắc. Lên làng thì lúc nào cũng thấy ngổn ngang gỗ và gỗ.

Những lần du lãng, rồi dự các canh hát quan họ ở đó nhiều năm trước, cũng có nghe về phiên chợ Âm Dương. Có nét giống với chợ Viềng ở Nam Định (người mua người bán không kì kèo về giá cả, gọi là mua may bán may).

Năm nay thì phiên chợ Âm Dương được khôi phục, phát huy được kết quả hội thảo tổ chức năm 2021.

Các tin đầu tiên từ VTC.

Tháng 2 năm 2022,

Giao Blog


---



ĐỜI SỐNGThứ Ba, 23/11/2021 20:08:32 +07:00

(VTC News) - 

Chợ âm - dương chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần vào đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong phiên chợ, người ta chủ yếu mua, bán gà đen.

Ngày 23/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh) phối hợp Viện Sử học, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Phiên chợ âm dương - Giá trị lịch sử văn hóa".

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học cho biết theo truyền ngôn từ gần 2.000 năm trước, trên địa bàn Ma Ổ trang hay còn gọi là làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh ngày nay) đã hình thành một lễ hội đặc biệt. Đó là phiên chợ âm - dương, diễn ra vào mùng 4, mùng 5 tháng Giêng hàng năm.

Bắc Ninh phục dựng 'phiên chợ âm - dương' mua may, bán rủi - 1

Hội thảo khoa học Phiên chợ âm dương - Giá trị lịch sử văn hóa.

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về chiến trường xưa tưởng nhớ người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở 1 lần vào đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ âm - dương.

Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi, những người đi chợ không dám nói cười ồn ào, vì sợ linh hồn hoảng sợ; không dám thắp đèn vì sợ gà sẽ cất tiếng gáy, làm linh hồn tan tác…

Mặt hàng được mua bán nhiều nhất trong chợ là những chú gà đen và các đồ vật tế lễ. Ngay ở cổng chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm dương. Người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó chuyện làm điều phúc, điều thiện. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, phiên chợ độc đáo không còn tổ chức và chỉ đọng lại trong trí nhớ của người dân.

Hội thảo khoa học "Phiên chợ âm dương - Giá trị lịch sử văn hóa" được tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu đã xoay quanh những nội dung về nguồn gốc, lịch sử cũng như ý nghĩa phục dựng phiên chợ này.

https://vtc.vn/bac-ninh-phuc-dung-phien-cho-am-duong-mua-may-ban-rui-ar648124.html

..



Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào

TIN NHANH 24HThứ Sáu, 04/02/2022 23:10:00 +07:00
(VTC News) - 

Chợ Âm - Dương chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết, trong phiên chợ người mua kẻ bán không nói gì với nhau.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 1

Chợ Âm - Dương nằm ở địa phận làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), phường Võ Cường, TP Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 2

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về chiến trường xưa tưởng nhớ người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 3

Người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng Âm lịch cho người dưới cõi âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm - Dương.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 4

Chợ bắt đầu họp vào lúc "lên đèn" trên một bãi đất trống, cạnh một ngôi miếu có tiếng linh thiêng trong vùng.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 5

Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi, những người đi chợ không dám nói cười ồn ào, vì sợ linh hồn hoảng sợ, họ cũng không dám thắp đèn vì sợ gà sẽ cất tiếng gáy, làm linh hồn tan tác…

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 6

Mặt hàng được mua bán nhiều nhất trong chợ là những chú gà đen và các đồ vật tế lễ.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 7

Anh Nguyễn Thế Ngọc, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) cho biết: "Đây là lần đầu Bắc Ninh có phiên chợ đặc biệt này nên tôi cùng anh em thử đi cho biết. Đến đây chúng tôi hiểu được ý nghĩa của phiên chợ và may mắn thành tâm mua được mấy chú gà đen".

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 8

Tại chợ Âm - Dương, người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó là chuyện làm điều phúc, điều thiện.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 9

Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ Bắc Ninh.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 10

Bên cạnh ý nghĩa “mua may bán rủi”, phiên chợ Âm - Dương còn mang ý nghĩa tâm linh.

Ảnh: Độc đáo 'phiên chợ Âm - Dương' làng Ó, người mua kẻ bán không nói lời nào - 11

Nhiều bạn trẻ may mắn khi mua được những chú gà đen trong phiên chợ đặc biệt này.



..

https://vtc.vn/anh-doc-dao-phien-cho-am-duong-lang-o-nguoi-mua-ke-ban-khong-noi-loi-nao-ar659981.html


..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.