Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

Chuyện như đùa mà thôi ! Vì chỉ cần xem riêng các báo với nhau thôi, thì cũng có tờ còn bình tĩnh nói là "một thế kỉ", tức 100 tuổi mà thôi.

Từ 100 tuổi lên luôn 1000 tuổi.

Đại khái thế. Chạy một ít tư liệu trực tuyến.

Ảnh chụp năm 2013 (đọc thêm ở đây)







---




TƯ LIỆU


4. Sau một đêm, có một số báo đã chỉnh sửa, xóa bỏ chỗ ghi "1.000 năm tuổi". Nhưng có khi sửa rồi, mà lỗi vẫn còn !



Thứ sáu, 15/2/2019, 21:36 (GMT+7)

Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh

Từ việc xử lý vi phạm giao thông, công an phát hiện trong đêm mưa gió, nhóm đạo chích chuyên nghiệp đã đột nhập đình cổ Hoàng Châu (Hải Phòng).
Chiếc khám thờ Mẫu Liệu Hạnh gần 1000 năm tuổi bị nhóm Nguyễn Thành VInh đột nhập lấy đi vào đêm 8/8/2018 đã được công an Hải Phòng thu hồi. 
Chiếc khám thờ Mẫu Liễu Hạn gần 1.000 năm tuổi bị nhóm Nguyễn Thành Vinh lấy trộm.
17h30 ngày 12/2, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Cát Hải, Hải Phòng khi xử phạt vi phạm luật giao thông với Nguyễn Thành Vinh (34 tuổi), Nguyễn Văn Sớm (33 tuổi), Trung Thị Thanh Thuỷ (37 tuổi) đã phát hiện Sớm và Vinh đều nghiện ma túy, có nhiều tiền án, tiền sự.
Trong túi xách của nhóm này và cốp xe, công an thu dao dài 45cm, kìm thủy lực, một vam phá khoá xe máy, kìm phá lốp cùng một số tang vật. Chiếc xe máy nhóm Vinh sử dụng mang biển số giả.
Khai với công an, Vinh, Sớm và Thuỷ thừa nhận đã gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đặc biệt nhóm này đã phá khóa cửa, đột nhập Đình Hoàng Châu - di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải vào đêm mưa gió ngày 8/8/2018, dùng xe tải chở đi 6 sắc phong, tivi 32 inch, khám thờ, hai dây chuyền vàng và một dây chuyền ngọc.
Ngày 15/2, Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu, Nguyễn Đình Hương cho biết, chiếc khám cổ vừa được công an Hải Phòng thu hồi từ lời khai của nhóm đạo chích là bàn thờ Mẫu Liễu Hạnh. Các cụ cao niên trong xã Hoàng Châu đã đến cơ quan điều tra xác nhận chiếc khám chính là tài sản bị mất trộm.
"Hiện nhà chức trách mới tìm thấy tivi và chiếc khám thờ...", ông Hương nói.

Giang Chinh
https://vnexpress.net/phap-luat/dot-nhap-dinh-lay-trom-kham-tho-mau-lieu-hanh-3881760.html



3. Nhiều báo thì loan tướng thành 1000 năm, làm giật mình một chút









Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi


Từ việc xử lý vi phạm giao thông, công an phát hiện trong đêm mưa gió, nhóm đạo chích chuyên nghiệp đã đột nhập đình cổ Hoàng Châu (Hải Phòng).

17h30 ngày 12/2, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Cát Hải, Hải Phòng khi xử phạt vi phạm luật giao thông với Nguyễn Thành Vinh (34 tuổi), Nguyễn Văn Sớm (33 tuổi), Trung Thị Thanh Thuỷ (37 tuổi) đã phát hiện Sớm và Vinh đều nghiện ma túy, có nhiều tiền án, tiền sự.
Trong túi xách của nhóm này và cốp xe, công an thu dao dài 45cm, kìm thủy lực, một vam phá khoá xe máy, kìm phá lốp cùng một số tang vật. Chiếc xe máy nhóm Vinh sử dụng mang biển số giả.








Dot nhap dinh lay trom kham tho Mau Lieu Hanh 1.000 nam tuoi hinh anh 1
 Chiếc khám thờ Mẫu Liệu Hạnh gần 1.000 năm tuổi bị nhóm Nguyễn Thành Vinh lấy trộm.

Khai với công an, Vinh, Sớm và Thuỷ thừa nhận đã gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đặc biệt nhóm này đã phá khóa cửa, đột nhập Đình Hoàng Châu - di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải vào đêm mưa gió ngày 8/8/2018, lấy đi nhiều cổ vật quý, trong đó có chiếc khám thờ gần 1.000 năm tuổi. Chúng dùng xe tải chở đi 6 sắc phong, tivi 32 inch, khám thờ, hai dây chuyền vàng và một dây chuyền ngọc.

Ngày 15/2, Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu, Nguyễn Đình Hương cho biết, chiếc khám cổ vừa được công an Hải Phòng thu hồi từ lời khai của nhóm đạo trích là bàn thờ Mẫu Liễu Hạnh. Các cụ cao niên trong xã Hoàng Châu đã đến cơ quan điều tra xác nhận chiếc khám chính là tài sản bị mất trộm.
https://vtc.vn/dot-nhap-dinh-lay-trom-kham-tho-mau-lieu-hanh-1000-nam-tuoi-d457725.html



Thứ sáu, 15/2/2019, 21:36 (GMT+7)






Từ việc xử lý vi phạm giao thông, công an phát hiện trong đêm mưa gió, nhóm đạo chích chuyên nghiệp đã đột nhập đình cổ Hoàng Châu (Hải Phòng).
Chiếc khám thờ Mẫu Liệu Hạnh gần 1000 năm tuổi bị nhóm Nguyễn Thành VInh đột nhập lấy đi vào đêm 8/8/2018 đã được công an Hải Phòng thu hồi. 
Chiếc khám thờ Mẫu Liễu Hạnh gần 1.000 năm tuổi bị nhóm Nguyễn Thành Vinh lấy trộm.
17h30 ngày 12/2, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Cát Hải, Hải Phòng khi xử phạt vi phạm luật giao thông với Nguyễn Thành Vinh (34 tuổi), Nguyễn Văn Sớm (33 tuổi), Trung Thị Thanh Thuỷ (37 tuổi) đã phát hiện Sớm và Vinh đều nghiện ma túy, có nhiều tiền án, tiền sự.
Trong túi xách của nhóm này và cốp xe, công an thu dao dài 45cm, kìm thủy lực, một vam phá khoá xe máy, kìm phá lốp cùng một số tang vật. Chiếc xe máy nhóm Vinh sử dụng mang biển số giả.
Khai với công an, Vinh, Sớm và Thuỷ thừa nhận đã gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đặc biệt nhóm này đã phá khóa cửa, đột nhập Đình Hoàng Châu - di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải vào đêm mưa gió ngày 8/8/2018, lấy đi nhiều cổ vật quý, trong đó có chiếc khám thờ gần 1.000 năm tuổi. Chúng dùng xe tải chở đi 6 sắc phong, tivi 32 inch, khám thờ, hai dây chuyền vàng và một dây chuyền ngọc.
Ngày 15/2, Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu, Nguyễn Đình Hương cho biết, chiếc khám cổ vừa được công an Hải Phòng thu hồi từ lời khai của nhóm đạo chích là bàn thờ Mẫu Liễu Hạnh. Các cụ cao niên trong xã Hoàng Châu đã đến cơ quan điều tra xác nhận chiếc khám chính là tài sản bị mất trộm.
"Hiện nhà chức trách mới tìm thấy tivi và chiếc khám thờ...", ông Hương nói.
Giang Chinh
https://vnexpress.net/phap-luat/dot-nhap-dinh-lay-trom-kham-tho-mau-lieu-hanh-1-000-nam-tuoi-3881760.html









2. Có vài chỗ chỉ nói 100 năm







Minh Sơn longson.hp@gmail.com
Thứ 5, 14/02/2019 | 19:39


Sau hơn nửa năm trộm cắp cổ vật tại một ngôi đình thuộc di tích lịch sử Quốc gia ở Hải Phòng, một số đối tượng gây án đã bị bắt giữ.

Ngày 14/2, Công an huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt được một số đối tượng trong ổ nhóm trộm cắp, tiêu thụ tài sản và trộm cắp cổ vật.








An ninh - Hình sự - Tiết lộ danh tính nhóm trộm cắp cổ vật tại di tích lịch sử Quốc gia ở Hải Phòng

Chiếc kiệu cổ được cơ quan chức năng thu hồi.


Cụ thể, khoảng 17h30 ngày 12/2, đội CSGT Công an huyện Cát Hải làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn huyện đã phát hiện 3 đối tượng đi trên 1 xe máy có biểu hiện nghi vấn. Mặc dù các đối tượng có thái độ chống đối, không tuân thủ nhưng với tinh thần kiên quyết tổ công tác đã dừng xe yêu cầu kiểm tra theo quy định.
Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong cốp xe và túi xách của các đối tượng một con dao nhọn dài 45 cm, một kìm thủy lực, một vam phá khoá xe máy, kìm phá lốp cùng một số tang vật khác. Qua xác minh chiếc xe máy mà 3 đối tượng sử dụng, cơ quan công an xác định là biển số giả.
Nhân thân các đối tượng được làm rõ là Nguyễn Thành Vinh (SN 1985); Nguyễn Văn Sớm (SN 1986, cùng trú tại huyện An Lão, TP.Hải Phòng) và Trung Thị Thanh Thuỷ (SN 1982, trú tại huyện An Dương, TP.Hải Phòng).
Cơ quan chức năng kiểm tra nhanh tại chỗ 2 đối tượng Vinh và Sớm, kết quả cả 2 đều dương tính với ma tuý. Ngoài ra, 2 đối tượng này đều có tiền án, tiền sự về các tội Cố ý gây thương tích; Trộm cắp tài sản và Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Qua khai thác, ban đầu Vinh, Sớm và Thuỷ khai nhận, từ đầu năm 2018 đến nay đã cùng nhau gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do một số đối tượng khác trộm cắp được.
Điều tra mở rộng, cơ quan công an xác định trong nhóm đối tượng này có Vinh liên quan đến vụ trộm cắp chiếc Kiệu Mẫu của đình Hoàng Châu, là di tích lịch sử cấp quốc gia tại TP.Hải Phòng.
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đưa, vào đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8/8/2018, kẻ gian đã đột nhập vào đình Hoàng Châu, lấp cắp 1 kiệu thờ Mẫu có niên đại trên 1 thế kỷ. Nhóm của Vinh ban đầu đã thừa nhận thực hiện vụ trộm này.
Cùng thời điểm này, đình làng có mất tiếp 1 bức tượng cổ thờ mẫu Liễu Hạnh và Sắc phong có từ triều đại nhà Nguyễn, những cổ vật này có do nhóm của Vinh trộm cắp hay không đang tiếp tục được Công an huyện Cát Hải làm rõ.
Đình Hoàng Châu là nơi lưu giữ, bảo tồn được nhiều đồ thờ tự, tế khí và tư liệu có giá trị về lịch sử, mỹ thuật văn hóa, như: Sắc phong, nhang án, kiệu bát cống,bát biểu, đại tự, câu đối, bia ký…Đình thờ 3 vị thành hoàng, trong đó có 2 vị là võ tướng có nhiều công lao trấn giữ vùng biên ải và vùng biển phía Đông của đất nước; đồng thời thờ Mẫu Liễu Hạnh, nhân vật huyền thoại đứng đầu các vị thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 2001 đình Hoàng Châu được UBND TP.Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Ngày 4/7/2014, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2084/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích lịch sử đình Hoàng Châu, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng là Di tích Quốc gia.
https://www.nguoiduatin.vn/tiet-lo-danh-tinh-nhom-trom-cap-co-vat-tai-di-tich-lich-su-quoc-gia-o-hai-phong-a422114.html





10/08/2018 20:49:17
Đình Hoàng Châu ở TP Hải Phòng, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa bị trộm 'ghé thăm', lấy đi nhiều cổ vật có giá trị.
Ngày 10/8, trao đổi với PV, ông Ngô Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, (TP Hải Phòng) cho biết, chính quyền địa phương cùng Công an huyện Cát Hải cùng các lực lượng chức năng đang điều tra vụ mất cắp cổ vật ở đình Hoàng Châu.
Lễ hội Xa Mã trong buổi cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia đình Hoàng Châu.
Cụ thể, vào đêm 7 rạng sáng ngày 8/8, kẻ trộm đã đột nhập vào đình Hoàng Châu, lấp cắp 1 kiệu thờ Mẫu có niên đại trên 1 thế kỷ, 1 bức tượng cổ thờ mẫu Liễu Hạnh và Sắc phong có từ triều đại nhà Nguyễn.
Được biết, đình Hoàng Châu là nơi lưu giữ, bảo tồn được nhiều đồ thờ tự, tế khí và tư liệu có giá trị về lịch sử, mỹ thuật văn hóa, như: Sắc phong, nhang án, kiệu bát cống, bát biểu, đại tự, câu đối, bia ký…Đình thờ 3 vị thành hoàng, trong đó có 2 vị là võ tướng có nhiều công lao trấn giữ vùng biên ải và vùng biển phía Đông của đất nước; đồng thời thờ Mẫu Liễu Hạnh, nhân vật huyền thoại đứng đầu các vị thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.
Đình hiện bảo lưu được lễ hội truyền thống dân gian. Đặc biệt, trong lễ hội có hội Xa Mã mang đầy tinh thần thượng võ và độc đáo, chỉ có ở TP Hải Phòng. Hội Xa Mã mang giá trị đặc sắc trong hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của thành phố.
Lễ hội Xa Mã – rước kiệu đình Hoàng Châu đã được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL ngày 08/5/2017.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 2001, đình Hoàng Châu được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Ngày 4/7/2014, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2084/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích lịch sử đình Hoàng Châu, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng là Di tích quốc gia.
Vụ mất cắp các cổ vật ở đình Hoàng Châu đang được nhà chức trách điều tra, làm rõ.
NĐT
http://antt.vn/hai-phong-di-tich-lich-su-quoc-gia-bi-mat-trom-nhieu-co-vat-250022.htm
















Kiệu thờ Mẫu hơn trăm tuổi bị đánh cắp

14:20 09/08/2018

Kẻ trộm đã bẻ khóa, đột nhập vào đình Hoàng Châu lấy đi một kiệu thờ, một bức tượng và sắc phong có từ triều Nguyễn. Tất cả đều là cổ vật có niên đại trên trăm năm.








Ngày 9/8, trả lời phóng viên, ông Nguyễn Cảnh Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ trộm cắp cổ vật.
Theo đó, đêm 8/8, kẻ trộm phá khóa cửa đột nhập vào trong cung Cấm của đình Hoàng Châu lấy đi một kiệu thờ Mẫu có niên đại trên 100 năm, một bức tượng cổ thờ mẫu Liễu Hạnh và sắc phong từ thời nhà Nguyễn.
Kieu tho Mau hon tram tuoi bi danh cap
Lễ hội Xa Mã - rước kiệu đình Hoàng Châu
Những cổ vật bị mất này thường được sử dụng trong lễ hội Xa Mã, tổ chức vào ngày 10 tháng 6 âm lịch hàng năm với những nghi thức truyền thống, đậm chất nghi lễ dân gian và sắc thái tâm linh của người dân vạn chài.
Lễ hội Xa Mã – rước kiệu đình Hoàng Châu đã được Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch cấp giấy chứng nhận, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.
Kieu tho Mau hon tram tuoi bi danh cap
Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của lễ hội Xa Mã - rước kiệu đình Hoàng Châu
Theo người dân địa phương, các cổ vật bị mất có giá trị về mặt tinh thần, liên quan đến hoạt động tín ngưỡng của nhân dân. Người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương để tiến hành điều tra vụ việc

https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/kieu-tho-mau-hon-tram-tuoi-bi-danh-cap-135941/












Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu


Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu gắn với di tích lịch sử quốc gia đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 9 – 12 tháng Sáu Âm lịch hằng năm, để kỷ niệm ngày dân làng dựng đình, tạ ơn đức vua bà Nam Hải và đức vua Đông Hải đã hiển linh giúp dân đưa bè gỗ từ biển Quảng Ninh về dựng đình; tri ân 2 vị Thành hoàng Đô nguyên soái và Phó nguyên soái có công tiễu trừ hải tặc, dạy dân nghề đánh bắt cá; và là thời gian ngư nhàn của ngư dân ven biển Cát Hải, cầu mong thần linh biển cả - thủy thần bảo trợ cho mùa ra khơi đánh bắt cá được an toàn, bội thu.

Làng Hoàng Châu có 12 dòng họ, chia thành 2 giáp Đông và giáp Tây. Để chuẩn bị cho lễ hội, ngày 15 tháng Năm, chính quyền và cộng đồng tổ chức họp rút kinh nghiệm lễ hội năm trước và bàn tổ chức lễ hội tới, lập Ban Tổ chức, các tiểu ban (dựa vào các dòng họ trong xã). Trước ngày hội 15 ngày, Ban Tổ chức lễ hội phân công việc cho từng tiểu ban.

Cộng đồng cùng tổ chức chuẩn bị cho lễ hội như: dọn dẹp vệ sinh, bao sái đồ thờ; Đội tế là những cụ cao niên trong làng, gia đình đuề huề, con cháu ngoan hiền. Đội Nam quan, Nữ quan tham gia Xa Mã - Rước kiệu (đội phù giá) là những nam thanh, nữ tú (giai tân, gái tân), khoẻ mạnh, có lối sống lành mạnh. Trước ngày hội 5 đến 7 ngày họ phải ăn chay, gia đình không có tang trở. Đây là những người đại diện của từng xóm tham gia vào nghi thức tế thần.

Trước đây, vào ngày 5 tháng Sáu, người dân từ 14 tuổi đến 60 tuổi đều phải ra đình để tế Hội diện. Viên Thủ khoán kiểm duyệt nhân đinh và đọc lại Hương ước cho mọi người cùng nghe để nhớ các điều lệ của làng. Ai vắng mặt bị phạt tiền sung công, trừ người đại tang thì được miễn.

Ngày mùng 9, ngay từ sáng sớm, ông Chào vua (người làm nhiệm vụ mời chào, khấn lễ vua Thuỷ Tề - Thần biển), Chủ tế cùng một số người được dân tín nhiệm thực hiện nghi lễ rước nước, đi thuyền ra vùng biển nước trong, lấy nước đựng vào choé, rồi rước về đình để thực hiện nghi lễ mộc dục tượng Mẫu, bao sái kiệu và ngai thờ, lễ Gia quan - mặc áo cho tượng đức Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Công việc hoàn tất, các nhóm được phân công tiến hành trang trí, sắp sửa lễ nghi ở đình và 2 miếu giáp Đông và Tây. Sau đó, Chủ tế và Cai đám mang lễ ra 2 miếu, nơi thờ ngài Đô nguyên soái và Phó nguyên soái, để thắp hương thỉnh 2 Ngài về ngự tại cung đình đình làng, cho nhân dân vào lễ hội.

Buổi chiều, vào 14 giờ làm lễ Cáo yết mời Thánh, thần linh về ngự. Lễ do đoàn tế Nam quan (gồm 20 người) của làng Hoàng Châu tham gia cùng người dân và toàn thể các dòng họ trong làng.

Sau nghi lễ Cáo yết, tại sân đình, người dân tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như chọi gà, cờ tướng; các hoạt động thể dục, thể thao; buổi tối có trình diễn hát Quan họ, hát Chèo...

Mùng 10 là ngày chính hội, đại nghinh thần, đại tế của đình làng Hoàng Châu. Sáng sớm, Chủ tế và Cai đám ra đình thắp hương xin phép các vị Thánh thần cho làng vào lễ hội. Đội Nam quan mặc đồ tế thực hiện các nghi thức lễ trước long đình. Hai Cai đám (của hai giáp) sắp đồ lễ hoa quả cho Chủ tế, Chào vua vào lễ Thánh. Chủ tế thực hiện các nghi thức lễ tế truyền thống, quỵ gối, phủ phục 4 vái rồi làng mở chiêng trống, xin phép thần linh cho làng an toàn, may mắn trong lúc Xa Mã - Rước kiệu.

6 Đình phe, 4 người cầm cờ, 2 người cầm chiêng, tay cầm cờ thần, đầu chít khăn mỏ rìu đỏ, áo thụng vàng, thắt đai đỏ, quần bó ống, vái thánh thần và reo hò rước 2 ông xa mã ra ban, chiêng trống cùng đội nam quan, nữ quan (đội hình phù giá) vào rước lần lượt kiệu long đình, Long ngai Đức Đô nguyên soái, Phó nguyên soái, Long ngai hai vị Đức vua Đông Hải bản lộ đô thống đại vương và Đức vua bà Nam Hải càn quý nương quốc mẫu đại vương (thường gọi là long ngai, kiệu Chào) và kiệu Thánh mẫu Liễu Hạnh ra trước cửa đình để bắt đầu cho nghi lễ Xa Mã - Rước kiệu vào lúc 10 giờ. Trong rước kiệu đình Hoàng Châu, vai trò của những Đình phe rất quan trọng, theo các cụ cao tuổi, Đình phe cầm cờ múa trước khi rước kiệu để ngăn thế lực hắc ám tranh chỗ ngự trên kiệu của các Thánh. Hơn thế, trong lúc rước kiệu, nếu thấy có kiệu rước nào mệt, không thể tiếp tục được nữa nhưng các Thánh vẫn ngự và bay tiếp thì chỉ Đình phe mới có thể dừng kiệu lại được và đổi vai để cho đám phù giá khác vào thay hoặc dừng hẳn kiệu lại. Như vậy, sự có mặt của Đình phe có thể được coi là một trong những nét đặc sắc riêng có của lễ hội đình Hoàng Châu.

Khi làm xong nghi thức dâng hương của đại diện 12 dòng họ trong xã và khách thập phương, cộng đồng tổ chức Xa Mã – Rước kiệu.

Trước đây, trước mỗi lần rước kiệu Thánh là một lần xa mã. Hiện nay, có đôi chút thay đổi: vào buổi sáng, tiến hành rước kiệu Thánh trước, sau đó mới xa mã. Buổi chiều thi xa mã trước, rước kiệu Thánh sau. Lễ rước kiệu được tiến hành sau khi chủ lễ đọc văn khấn. Lễ rước có sự tham gia của 6 cỗ kiệu gồm có kiệu long đình 4 người khiêng là nữ quan của đội tế trong trang phục áo vàng khăn xếp; kiệu bát cống đặt khám và thần tượng đức Thánh mẫu Liễu Hạnh do 8 nữ tú trong trang phục áo đỏ, khăn xếp vàng, quần bó ống khiêng; 2 kiệu đòn trên đặt long ngai và hòm sắc của đức Đô nguyên soái và Phó nguyên soái được 8 nam thanh trong trang phục truyền thống khiêng; 2 kiệu đòn trên cũng đặt long ngai Đức vua Bà Nam Hải và Đức vua Đông Hải được 8 nữ tú khiêng.

Nét đặc biệt của nghi lễ rước kiệu đình Hoàng Châu mang dấu ấn văn hoá vùng biển, không có cờ thần, cờ tiết mao, chấp kích, bát bửu, phường bát âm, chiêng trống. Trong không gian và thời gian linh thiêng, con người được hoà vào cùng đội rước, được chứng kiến những cỗ kiệu bay, kiệu quay trên đôi vai của những nam thanh, nữ tú phù giá. Thông thường kiệu long đình được rước trước, đến kiệu mẫu Liễu Hạnh và các kiệu khác. Nhưng trong khoảnh khắc linh thiêng, sự siêu linh đạt độ đỉnh điểm thì các cỗ kiệu cùng phù giá cũng phiêu linh cùng Thánh thần, kiệu không còn theo một trật tự hay quy luật nào. Người dân nơi đây cho rằng khi kiệu bay là lúc Thánh ngự, kiệu quay tròn (cút) là Thánh chưa thoả lòng du ngoạn. Trên đôi vai của những phụ giá, kiệu Thánh có thể bay đi khắp chốn trong vùng mà không theo sự chỉ định nào của con người và thời gian cũng không biết trước được điểm dừng...

Bên cạnh nghi lễ rước kiệu bay, lễ hội truyền thống đình làng Hoàng Châu không thể thiếu nghi lễ, trò diễn xa mã. Trong lễ hội truyền thống Hoàng Châu, dân làng vẫn tổ chức giao hiếu với làng Văn Chấn, xã Văn Phong cùng huyện để tổ chức rước xa mã và rước bát nhang về các đình để cùng hội tế. Tuy nhiên, nay nghi lễ này chỉ tổ chức gói gọn trong khuôn viên của đình.

Lễ hội xa mã đình Hoàng Châu bao giờ cũng chia làm 2 đội chơi, đại diện cho giáp Đông và Tây, mỗi giáp từ 15 – 20 người, gồm: 3 Đình phe và các trai đinh. Trang phục giáp Đông màu đỏ, giáp Tây màu vàng. Ngựa giáp Đông chạm nổi biểu tượng "Hổ phù", "Long mã", mang tính "dương" - chỉ mặt trời. Ngựa giáp Tây chạm biểu tượng "Hổ phù”, “mặt nguyệt", mang tính âm - chỉ mặt trăng. Đôi xa mã đình Hoàng Châu là một cặp âm dương, phản ánh ước vọng cầu sinh sôi, phát triển của người dân. Giáp nào thắng thì năm đó cả làng được may mắn. Xa mã được đội nam quan chằng néo chắc chắn để khi chạy ngựa không làm tổn hại đến xa mã.

Hai ông Đình phe đứng trên xa mã, một ông tay ôm cổ ngựa (gọi là tiền hoạt), tay rung lục lặc để tạo khí thế xung trận; một ông ngồi khom lưng phía cuối xa mã múa cờ thần (gọi là hậu cờ); các trai đinh thì chia đều làm đôi để phân bổ theo hai bên dây kéo, một người cầm đầu dây (người cầm chịch), bên cạnh đó có người cầm chiêng gõ tưng bừng. Tiếng hò reo của những người tham gia đội kéo xe, của người xem tái hiện lại tiếng quân reo, ngựa hý, vó ngựa đạp cùng chiêng trống vang lên khi tập duyệt binh sĩ và xung trận đánh giặc của 2 vị Thành hoàng. Xa mã của hai giáp sẽ chạy ngược chiều, đối nhau theo vòng tròn của sân cỏ đình làng. Xa mã giáp Đông sẽ di chuyển từ Đông sang Tây; Xa mã giáp Tây sẽ di chuyển ngược lại từ Tây sang Đông. Quy định của cuộc chơi, bên nào muốn giành giải thưởng của làng phải kéo ngựa chạy đủ ba vòng, không chạm vạch. Đội thắng cuộc phải ở vòng trong.

Sau khi Xa Mã - Rước kiệu, trong khuôn viên đình tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đu tiên (đã bị mai một), cầu thùm dưới nước, bắt vịt dưới nước, bịt mắt bắt vịt trên sân đình.

Buổi trưa, 2 đội tế thực hiện nghi lễ mời Đức vua Long vương Thuỷ tề, công chúa Thuỷ tề Cô Ba thoải và chư vị thuỷ thần về ngự cung đình.

Buổi chiều tiếp tục Xa Mã - Rước kiệu như buổi sáng. Tuy nhiên, rước kiệu buổi chiều không còn bó hẹp trong không gian đình làng mà các cỗ kiệu trên đôi vai những nam thanh, nữ tú cùng bay ra khỏi khuôn viên của đình và các Thánh được thoả vui khắp chốn. Thời gian kết thúc rước kiệu cũng không dự báo trước được bởi nó phụ thuộc vào sự thăng hoa của đội rước và sự siêu linh của Thánh thần. Sau khi các kiệu quay trở lại đình, tiến hành tế yên vị, rước kiệu Thánh, xa mã ngự tại cung đình. Tham gia tế yên vị là đội tế nữ quan của làng, đây là nét đặc sắc của lễ hội truyền thống đình Hoàng Châu bởi di tích gắn liền với việc phụng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Buổi tối lễ Thánh bằng trà oản.

Theo lệ trước đây, vào ngày 14 tháng Sáu, trước khi làm lễ tống tịch (tống thần), người dân Hoàng Châu còn tổ chức Xa Mã - Rước kiệu lần hai (hai ngày). Rồi sau đó 5 năm, 3 năm thì lại Xa Mã - Rước kiệu hai ngày. Đến nay, thời gian tổ chức lễ hội bị rút ngắn nên Xa mã – Rước kiệu chỉ được tổ chức trong một ngày chính hội vào mùng 10 tháng Sáu.

Ngày 11 tháng Sáu, tế trực nhật trong cung đình. Ngày 12, làm lễ tống tịch, đóng cửa đình. Kết thúc một mùa lễ hội, người dân Hoàng Châu lại trở về với cuộc sống thường nhật, mong một vụ mùa mới no đủ và ra khơi thuận lợi.

Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu là dịp người dân bày tỏ lòng tri ân sâu sắc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tới các vị Thành hoàng làng, các vị tiền nhân, anh hùng dân tộc đã “Hộ quốc tý dân”, tiễu trừ giặc, giữ yên bờ cõi; dạy dân nghề nghiệp để mưu sinh. Lễ hội tổ chức vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vừa thể hiện ước mong được thần linh phù trợ cho biển yên sóng lặng, cuộc sống ngư dân no đủ, buông thuyền khơi xa cá khoang đầy ắp.

Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng mang tính chất cộng đồng dân cư chặt chẽ, góp phần cố kết cộng đồng, xã hội. Thông qua lễ hội, người dân Hoàng Châu còn giáo dục cho các thế hệ con em truyền thống quý báu của cha anh; giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động và sản xuất. Lễ hội còn là nơi lưu giữ nguồn sử liệu quý giá, giúp các nhà nghiên cứu lịch sử có thêm các cứ liệu về những nhân vật lịch sử được nhiều triều đại sắc phong, nhân dân tôn kính thờ phụng.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Xa Mã – Rước kiệu Đình Hoàng Châu được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL ngày 08/5/2017.
Dương Anh (Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa)
http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1268&c=41



1. Mẫu Liễu ở Cát Hải




Đất và người Cát Hải (Phần 3)

Người dân huyện đảo Cát Hải rất dũng cảm kiên cường không chịu khuất phục trước bất kẻ thù xâm lược nào và cùng rất hiền lành, chất phác, trọng nghĩa mến tài; có lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn, tha thiết...
Đất và người Cát Hải (Phần 3)


VĂN HOÁ-TÍN NGƯỠNG
     Trong diễn trình lịch sử khai mở vùng hải đảo này, nhờ sống trên biển, chú trọng khai thác biển, nên người Cát Hải có thế ứng xử với biển, vừa có nét riêng, nhưng cũng vừa có nét tương đồng với cư dân vùng biển Đông Bắc Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng, ngọn gió này, với sức sống kỳ diệu, sáng tạo, nhân dân Cát Hải đã tạo dựng cho mình nhiều hoạt động văn hoá độc đáo, phong phú và đa dạng như: hội đua thuyền truyền thống ở các làng Trân Châu, Phù Long, Hoà Hy, hội kéo ngựa gỗ ở Hoàng Châu, hội mùa xuân ở Hiền Hào...Trước kia, với nghề biển, cả đời sống trong may rủi, nên người Cát Hải thường tin vào sức mạnh của thần linh. Bên cạnh việc tôn thờ các vị nhân thần là người có công với dân với nước, hoặc khai canh, khai cơ làng xóm, nhiều làng xã ở Cát Hải cùng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Thiền sư Không Lộ (nhân dân thường gọi là đức Khổng Lồ) là những vị thần linh bảo trợ tinh thần cho ngư dân nhiều miền sông nước. Có làng thờ hai, ba vị thần, thậm chí năm, sáu vị thần. Hầu như không thấy làng xã nào ở Cát Hải chỉ thờ cúng một vị thần. Trải qua bao biến thiên, tục xưa lệ cũ bị thất truyền, nhiều khi ngay cả những người thay mặt cho dân làng chuyên lo việc thờ cúng cũng chẳng biết sự tích các vị thần dân làng mình thờ là ai.
       Miếu và nghè Đôn Lương thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị dwong thần, 2 vị âm thần đều không có sự tích. Trước năm 1938, xã còn giữ được 7 sắc phong thuộc các đời như: Sắc phong Cảnh Thịnh 44 (1738) cho một vị là Đông Tuấn Anh Nghị Cương Nghị đại vương và một vị là Tây Dực uy Dũng Cảm Ứng đại vương; sắc phong đời Tự Đức thứ 6 (1853) cho một vị là Đông Hải Tôn Thần; sắc phong đời Tự Đức thứ 36 (1882) cho một vị là Quyết Dũng Thượng Đẳng Thần; sắc phong đời Đồng Khánh thứ 2 (1887) cho Trung Hưng Dực Bảo thượng đẳng thần; sắc phong đời Thành Thái thứ nhất (1889) cho một vị là Đông Trấn Linh Phù chi thần; sắc phong đời Duy Tân thứ 3 (1909) hợp phong ba vị một đạo và cho 2 vị âm thần gồm Liễu Hạnh Hoà Diệu công chúa và Bản Thổ Quỳnh Hoa công chúa; sắc phong đời Khải Định thứ 2 (1917) cho Liễu Hạnh là Vy Trang thượng đẳng thần. Các vị thần trên đều được thờ bằng tượng; riêng có một vị thờ bằng mộc bài. Hàng năm xã Đôn Lương thường tế lễ vào ngày kị 11-6 âm lịch (không rõ ngày hoá của vị thần nào).
       Theo bản khai thần tích năm 1938 của hương lý xã Đồng Bài cho biết xã gồm 3 thôn: Chấn, Đoài và Trung (còn huyện Cát Hải được ghi là bang). Đình và miếu cả 3 thôn đều thờ thành hoàng Cao Sơn Quý Minh. Trong lịch sử, do khu vực này thường gặp loạn lạc, bão tố, dân làng không lưu giữ được thần tích, ngọc phả của các thần, nên không rõ sự tích; nhưng chắc là anh em kết nghĩa của thần núi Tản Viên. Trước năm 1938, xã Đồng Bài chỉ còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong thuộc các đời: Tự Đức 13 (1861) lưu giữ ở thôn Chấn; Đồng Khánh thứ 2 (1887) lưu giữ ở thôn Trung; Thành Thái thứ nhất (1889) lưu giữ ở thôn Đoài; Duy Tân thứ 3 (1909) lưu giữ  thôn Chấn và Trung. Đặc biệt, hai thôn Chấn và Trung có lệ giao hiếu, mỗi thôn thờ bài vị, sắc phong các vị thần thành hoàng một lần ở đình làng mình. Thần Cao Sơn Quý Minh được thờ bằng bài vị. Ngày tế hàng năm: 10-6 là lễ đại kỳ phúc, mồng 4-1là lễ tiểu kỳ phúc. Ngoài Cao Sơn Quý Minh, hai thôn Chấn và Trung còn thờ hai vị tiên công ở miếu: thôn Chấn thờ vị thần tên huý là Hoàng Độ, thôn Trung thờ vị thần tên huý là Hoàng Phúc. Sụ tích 2 vị thần này đã bị thất lạc, không có sắc phong, tương truyền là những người có công chiêu dân lập ấp, dậy nghề nghiệp cho dân; cả hai được thờ bằng bài vị, hàng năm 2 thôn tế cùng ngày 23-12.
      Đình và miếu Hoà Hy (tức Hoà Quang sau này), thờ 4 vị thành hoàng: Liễu Hạnh công chúa (thường gọi là đức Thánh Mẫu); Càn Nương - tên hiệu là Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị tôn thần (thường gọi là Đức Thánh Cờn (Càn)); Không Lộ và Giác Hải tôn thần. Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ bằng tượng, còn các vị khác được thờ bằng bài vị để trong ngai. Trước năm 1938, xã Hoà Hy còn giữ được một số đạo sắc phong chưa rõ nội dung. Ngày tế hàng năm vào hai dịp: đại kỳ phúc (tức lệ vào đám) từ ngày 10 đến ngày 16-6 âm lịch, trong lễ có rước bài vị, thần sắc ở hai miếu về đình để hợp tế, đến ngày rã đám lại đưa về miếu; tiểu kỳ phúc vào đúng những ngày tết Nguyên đán. Riêng đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cúng tế vào ngày 3-3 âm lịch. Theo cổ lệ, ngoài những ngày sự lệ trên, dân làng còn có tục làm lễ sóc vào ngày mồng một hàng tháng, lễ chạp thần ở đình, miếu vào các ngày  trong tháng 8 và ngày 1-12, 23-12, gọi là lễ thường tân.
     Đình và miếu Lục Độ thờ 5 vị thành hoàng, gồm: Bản Cảnh thành hoàng, không rõ sự tích, trước năm 1938, dân làng còn giữ được 1 sắc phong đời Thành Thái năm thứ nhất (1889); Giác Hải, tên huý là Viên Y, sinh ngày 15-10, năm Giáp Tý, người huyện Giao Thuỷ, phủ Hải Thanh (nay là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định); Không Lộ, họ Nguyễn, tên huý Chí Thành, sinh ngày 14-8 năm Bính Thìn, người xã Đàm Xá, huyện Gia Viễn (nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Theo bản khai thần tích năm 1938, Giác Hải và Không Lộ quen biết nhau từ nhỏ, cùng làm nghề đánh cá. Một hôm hai người nói với nhau rằng: “Đời người khác nào như bông hoa sớm nở tối tàn, cảnh phù sinh nào được là bao? Vả lại sự vui thú giang hồ sao bằng dạo chơi cảnh Phật, cho tâm thần được cao siêu”. Sau đó hai người cắt tóc đi tu, sang Tây Trúc học đạo. Trở về nước, Không Lộ dựng Am Viên ở trang Hành Cung (nay thuộc xã Hành Thiện, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định) và trụ trì ở đó. Tục truyền, Không Lộ mặc áo cà sa mang một chiếc túi nhỏ và cây tích trượng đi sang Trung Quốc tìm đồng. Trải qua bao gian nguy dọc đường biển, ông đã đem được 10 kho đồng về tới quê hương để đúc nên “Tứ đại khí” gồm:  tháp chùa Báo Thiên (Hà Nội), chuông chuông chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột-Hà Nội), tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), vạc chùa Phổ Minh (Nam Định). Trước năm 1938, dân làng Lục Độ còn giữ được 3 đạo sắc phong chung cho Không Lộ và Giác Hải thuộc các đời: Tự Đức thứ 3 (1850) và 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1887). Không Lộ và Giác Hải đều là đại thiền sư thời Lý (1010-1225), không rõ tại sao ở Lục Độ lại thờ làm thành hoàng ở đình; Liễu Hạnh công chúa và Tứ Vị Thánh Nương. Cũng theo bản khai thần tích trên, Tứ Vị Thánh Nương là 4 người phụ nữ: bà Tống Hậu, mẹ vua Tống Đế Bính (bà là người họ Dương nên dân gian thường gọi là Dương Thái Hậu), cùng hai người con gái của bà và một người cung nữ, sống vào cuối đời Nam Tống. Năm thứ 2 niên hiệu Tường Hưng nhà Tống (1279), quân Tống bị quân Mông Cổ đánh bại, Lục Tú Phu cõng vua Tống là Đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn. Mẹ con bà Thái Hậu cùng người cung nữ cũng nhảy xuống biển tự vẫn theo, gặp cơn giông tố xác 4 người phụ nữ này trôi sang đất Việt, đến Cửa Càn (Cờn) thuộc Nghệ An ngày nay. Tương truyền, khi chết rồi, sắc mặt các vị vẫn như còn sống, được nhân dân địa phương vớt lên khâm liệm, mai táng. Khi vua Trần Anh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành đã đóng quân ở của bể này, đến đêm mộng thấy một người con gái hiện về nói rằng: “Tôi là gái họ Triệu, vì sóng gió đưa tôi đến đây. Thượng đế rủ lòng thương cho tôi làm hải thần cửa bể này, nay nghe bệ hạ thân đi đánh giặc Chiêm Thành, vậy tôi xin cùng giúp sức…”. Vua Anh Tông thắng giặc Chiêm Thành trở về, sai quan đem lễ đến tế, sắc phong là Tứ Vị Thánh Nương và gia phong làm phúc thần, truyền lệnh cho các nơi ở miền duyên hải phải làm miếu thờ. Trước năm 1938, dân làng còn giữ được 3 đạo sắc phong cho Tứ Vị Thánh Nương thuộc các đời: Tự Đức thứ 3 (1850) và 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887). Theo cổ lệ, ngày tế lễ hàng năm của dân làng được tổ chức như sau: lễ kỳ phúc diễn ra từ ngày mồng 1 đến hết ngày mồng 4-1, hội làng diễn ra từ ngày 12 đến hết ngày 15 tháng 6, lễ trung nguyên 15-7, lễ thường tân 15-8; riêng ngày 3-3 là ngày lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
     Theo bản khai thần tích ngày 13-4-1938 của hương lý làng Lương Năng (tên cũ là Lương Lãnh) cho biết: chùa, đình và miếu thờ 3 vị thành hoàng, gồm hai vị dương thần và một vị âm thần, đều không rõ tên gọi, sự tích. Hai vị dương thần được thờ bằng bài vị, có áo, mũ, đai; trước năm 1938, làng còn giữ được 3 đạo sắc phong thờ ở đình, một sắc thờ ở miếu và một sắc hợp phong. Vị âm thần được thờ ở chùa. Ngày tế lễ hàng năm: tế hai vị dương thần từ ngày 11 đến ngày 14-6, tế vị âm thần vào ngày 3-3. Làng có tục hội họp luận bàn sự làm ăn vào ngày 1-6.
     Đình và miếu Hoàng Châu thờ 3 vị thành hoàng: Liễu Hạnh công chúa được thờ bằng tượng sơn son thếp vàng ở đình (trước năm 1938, còn giư được một số sắc phong thời Nguyễn) và hai vị dương thần, không rõ tên hiệu và sự tích, nhân dân địa phương thường gọi là Đức Vua Ông, hoặc Đức Thành hoàng, được thờ ở miếu, bằng long ngai, không bài vị. Bản khai thần tích năm 1938 cung cấp: xưa kia, làng Hoàng Châu có ngọc phả ghi chép về hai vị dương thần này, sau vì hoả hoạn nên thất lạc. Ngày tế lễ hàng năm gồm: 3-3 là ngày tế Thánh Mẫu Liễu Hạnh; các ngày 1-6, 1-12 tổ chức chạp thần đối với cả 3 vị. Làng Hoàng Châu còn bảo lưu được tấm bia đá “ Tư văn ký”, tạo năm Tự Đức 15 (1862), bài minh văn có đoạn ghi: “Phủ Đông Hải, huyện Hoa Phong, tổng An Khoái (sau là tổng Đôn Lương), xã Hoàng Châu có hội tư văn, hằng năm vào xuân thu có tế Khổng tử, nên tạc một tấm bia đá ghi danh sách các nhà hậu Nho kể từ đời Tiền Lê đến đời Minh Mệnh thứ mười lăm để ở văn từ hàng xã, đến khi tế lễ thì các người có tên trong bia đó được tế phối hưởng”. Trong bia đá ghi tên 4 vị giám sinh Quốc tử giám thời Tiền Lê (tức sau đời Lê Thái Tổ) là Bùi Quốc Hoa, Bùi Thế Trạch, Nguyễn Khắc Ninh, Vũ Tiến Tước và hơn 100 người là sinh đồ từ thời Tiền Lê về sau.
     Làng Phong Niên (tên cũ là An Phong), xưa kia gồm 3 thôn, đình các thôn đều cùng thờ 4 vị thành hoàng là: Càn Hải, Đông Hải tôn thần (tức Đoàn Thượng-một danh tướng thời nhà Lý, khi triều lý sụp đổ, ông đã từng xây dựng hệ thống đồn luỹ ở vùng ven biển Hải Phòng ngày nay để chống lại quân đội nhà Trần do Thái sư Trần Thủ Độ chỉ huy), Đông Đặng Phù Tang chi thần, không rõ sự tích và Liễu Hạnh công chúa. Xưa kia, làng có thần phả của các thần, sau bị hoả hoạn nên thất lạc. Trước năm 1938, làng Phong Niên còn giữ được một số sắc phong thuộc các đời Thành Thái, Duy Tân, Đồng Khánh. Ngày tế lễ hàng năm: 3-3 tế Thánh chúa Liễu Hạnh, hội làng diễn ra từ ngày 11 đến 13-6, 1-12 là ngày khánh hạ.
    Theo bản thần tích khai ngày 15-4-1938 của hương lý xã Văn Chấn (tên cũ Văn Minh), đình và miếu Văn Chấn (dựng thế kỷ 16) thờ 6 vị thành hoàng, đều là nhân thần, không rõ sự tích vì thần phả thất lạc. Đó là: Bản Cảnh, Cao Lang, Hoàng Hoá, Nga My Nương, Thiên Nhượng, Liễn Đầu. Các vị thần trên đều được thờ bằng kiệu có mũ. Trước 1938, xã còn giữ được ít nhất 6 đạo sắc phong thuộc các đời : Duy Tân 3 (1911), Tự Đức 6 (1853) và 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1887), Thành Thái 1 (1889), Khải Định 2 (1917). Ngày tế lễ hàng năm 10-6 âm lịch; “lúc đọc chúc đến tên húy của các ngài thì phải điểm trống không ai được nghe”.
    Đình Nghĩa Lộ thờ thành hoàng Đông Hải - hiệu là Đông Hải Linh Thắng, Hùng Sơn Bản Lộ Bảo Vệ Chính Trực, không rõ sự tích. Thần Đông Hải được thờ bằng ngai, bài vị. Trước năm 1938, xã Nghĩa Lộ còn giữ được 5 đạo sắc phong thuộc các đời: Tự Đức 3 (1850) và 30 (1877), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909). Ngày tế lễ hàng năm: 12- 6 âm lịch.
     Đình và nghè Phù Long thờ 5 vị thành hoàng đều chưa rõ sự tích: Bản Lộ Đô Thống Đông Hải thần; Đệ Nhất Chúa Tiên Hồng Nữ Thuỷ thiên thần; Lý Bạch Chỉ Linh Thánh đại vương; Nam Hải tôn thần; Thái Uý. Ở làng Phù Long xưa, 5 vị thần trên đều được thờ bằng bài vị ở nghè, chỉ khi vào đám mới được rước về đình. Trong trường tồn lịch sử, xã Phù Long có sắc phong thuộc một số đời nhưng do hoả hoạn nên bị thất lạc. Ngày tế lễ hàng năm: từ mồng 3 đến mồng 8 tháng 4 và từ 12 đến 15 tháng 6 âm lịch.
     Đình và miếu Hiền Hào thờ 2 vị thành hoàng là Đào Hoa công chúa và Khổng Lồ (Khổng Minh Không). Cả 2 vị đều chưa rõ sự tích, được thờ bằng tượng; vị Đào Hoa được thờ ở miếu, vị Khổng Lồ thờ ở đình. Bản khai năm 1938 cho biết, trước kia, xã Hiền Hào còn giữ được các sắc phong từ đời Thiệu Trị đến Duy Tân, nhưng do hoả hoạn nên thất lạc. Ngày tế lễ hàng năm: mồng 5 tháng 1; 14-6 âm lịch; ngoài ra còn tế theo thời tiết vào các ngày 3-1, 15-6 âm lịch.
     Đình, miếu và nghè Gia Luận thờ 4 vị thành hoàng: Đương cảnh thành hoàng Chính Thống đại vương, không rõ sự tích, được thờ ở đình; Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị thượng đẳng thần, theo sự tích là người Tống bên Trung Quốc, sau chạy sang Nam Việt, âm phù vua Việt đánh giặc Chiêm Thành nên được thờ ở các cửa biển; Đề Điếm Đoàn Nghĩa thượng đẳng thần, được thờ ở miếu, theo sự tích có công chiêu dân lập ấp; Quản Trị Đề Dũng đại vương Dực Bảo Trung Hưng Tôn thượng đẳng thần, không rõ sự tích, được thờ ở miếu. Cả 4 vị được thờ bằng tượng. Trước năm 1938, xã Gia Luận còn giữ được một số đạo sắc phong, chưa rõ nội dung, thuộc các đời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Ngày tế lễ hàng năm: mồng 5 tháng 1 và 14-6 âm lịch
     Tôn giáo thịnh hành ở Cát Bà chủ yếu là đạo Phật, làng xã nào ở Cát Hải cũng có chùa thờ Phật. Thờ Phật là tín ngưỡng tự do, tự nguyện của nhân dân. Trong quá trình đẩu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, các tín đồ Phật tử Cát Hải đã tích cực tham gia, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung đó. Với bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ cao, nhân dân Cát Hải đã tạo một công trình kiến trúc- nghệ thuật nổi tiếng như: toà cổ miếu Văn Chấn mang phong cách kiến trúc-nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 15); Tấm bia đá “Tân tạo thạch bi” ở chùa Gia Lộc dựng năm Cảnh Thịnh tứ niên (1797) là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật có giá trị, góp phần làm rạng danh nền mỹ thuật nước nhà; đình Đôn Lương được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663-1671)- một công trình kiến trúc-nghệ thuật sáng giá. Đặc biệt, cầu đá Gia Lộc và khu thành đồn nhà Mạc ở Xuân Đám đều là những công trình thể hiện tri thức sâu rộng của người Cát Hải về mọi mặt, nhất là về khả năng tính toán chính xác, óc thẩm mỹ và nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc.
     Đời sống vật chất đa dạng và cuộc sống xã hội phong phú đã làm nảy nở nền nghệ thuật và sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Hát hò trong lao động, hát đối đáp trong các dịp hội hè là hình thức sinh hoạt không thể thiếu của người Cát Hải. Hàng năm, vào những ngày đầu xuân, nhân dân các xã Gia Lộc, Cao Minh, Phù Long, Hoàng Châu…thường tổ chức hội đua thuyền và đánh cá tế thần truyền thống. Sự tích về miếu thờ Các Bà, về Hòn Guốc, bãi Phù Long, về cây kim giao…từ bao đời nay luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Làng Hoàng Châu là quê hương của tục đua ngựa gỗ trên bãi cát. Xã Trân Châu có kho tàng văn hoá dân gian truyền miệng hết sức phong phú…Hiếu học là truyền thống quý báu và cũng là một đức tính tốt đẹp của nhân dân Cát Hải. Bia đình Hoàng Châu còn lưu danh tên tuổi những người đặt nền móng cho truyền thống hiếu học của quê hương.
TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM
        Truyền thống chống ngoại xâm là biểu hiện cao đẹp của ý thức độc lập dân tộc mà nhân dân Cát Hải hàng ngàn năm nay đã hun đúc, rèn luyện nên. Bất kỳ kẻ thù ngoại xâm nào khi xâm phạm vùng biển đông bắc Tổ quốc, vùng biển Cát Hải cũng đều bị nhân dân địa phương nhất tề đoàn kết đứng lên tổ chức chiến đấu, kháng chiến đánh đuổi, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của sơn hà xã tắc.
       Cách đây hơn 4 nghìn năm, các vua Hùng đã thống nhất 15 bộ lạc sống ở trung du, đồng bằng và vùng ven biển Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ ngày nay thành lập nước Văn Lang. Ngày ấy, nhờ đã có người Việt sinh sống ở các đảo xa trên quần đảo Cát Bà và Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vỹ mà nước Văn Lang của các vua Hùng đã khẳng định chủ quyền quốc gia đến vịnh Bắc Bộ. Nước Văn Lang ở vào vị trí là cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nằm ở ngã tư của con đường thuỷ giao lưu quốc tế quan trọng: từ Bắc xuống Nam; nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; nối liền Đông Á với Tây Âu và Châu Phi…Do vị trí địa lý của mình, ngay từ buổi đầu dựng nước, người Cát Hải thời Hùng Vương đã phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược mang các tên truyền thuyết như giặc “Man”, giặc “Mũi đỏ”, giặc “Ân”, giặc “Bể”…Hoà chung với tinh thần quật cường của dân tộc, những cư dân thời Hùng Vương thứ 6 (Hùng Duệ Vương) sinh sống trên đất Cát Hải đã đem hết tinh thần và nghị lực cùng cả dân tộc cùng Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi giặc Ân. Ngày nay truyền thuyết, thần tích, ngọc phả còn lưu danh những con  người từng cưỡi thuyền ra khơi đuổi đánh giặc Ân như: tráng sĩ Hùng Sơn ở Nghĩa Lộ; sự tích về các vị thần Cao Sơn, Quý Minh ở Đồng Bài…đã phần nào nói lên sự thật đó. Thần phả xã Nghĩa Lộ ghi: Đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân vào đánh phá nước ta. Vua Hùng phái sứ giả đến các nơi trong nước để cầu người hiền tại ra giúp nước. Ở vùng biển- đảo nay thuộc xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải có một tráng niên là Hùng Sơn xin được đầu quân diệt giặc. Cha Hùng Sơn mất sớm, hai mẹ con làm lụng cần cù nuôi nhau. Là một người có sức khoẻ, lại giỏi sắn bắn, thạo nghề đi biển đánh bắt cá tôm, Hùng Sơn xin phép mẹ ra đi giết giặc cứu nước. Người mẹ vui lòng, gạt nước mắt tiễn con trai duy nhất của mình ra trận. Hùng Sơn được nhà vua giao chỉ huy đạo thuỷ binh gồm các tráng đinh miền bể. Hùng Sơn tham dự nhiều trận thuỷ chiến trên biển, giặc Ân thua to, bị quét ra khỏi cõi bờ. Nhưng trong trận tập kích cuối cùng vào trại thuỷ binh của giặc, tướng Hùng Sơn đã anh dũng hy sinh. Thi thể của Hùng Sơn được phủ bằng một cành cây lớn, cành lá xum xuê trôi về đảo quê hương tại khu gò Cốt Múa (tương truyền, mọi người thấy cành lá cư xoay tròn xung quanh thi hải của ông). Dân làng vô cùng thương tiếc, rước thi thể ông chôn cất trọng thể, rồi xây ngôi miếu thờ tưởng niệm. Thấy cành cây trôi theo thi thể Hùng Sơn đâm trồi nẩy rễ, dân làng ngắt làm ba nhánh: hai nhánh đem trồng ở khu miếu thờ, còn nhánh thứ ba đem trồng nơi bà mẹ ở. Không ai biết tên cây, dân làng gọi là “cây thơm”. Khi bà mẹ qua đời, dân làng mai táng chu đáo và cho dựng miếu thờ dưới bóng cây thơm. Ba cây thơm này hiện là những cổ thụ đang toả bóng mát tại đình, miếu thờ Hùng Sơn và miếu Tổ Mẫu ở Nghĩa Lộ.
     Do vị trí địa lý quy định, kẻ thù bên ngoài thường tấn công nước ta bằng đường biển. Và rất tự nhiên vùng biển-đảo Cát Hải trở thành một thứ “vũ khí” đầy sức mạnh của nhân dân ta trong việc chặn bàn tay xâm lược, bảo vệ cõi bờ, biên cương Tổ quốc. Có thể viện dẫn ra một vài sự kiện lịch sử minh chứng cho điều này: Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nam Hán, cùng với cả nước, nhân dân huyện đảo Cát Hải đã đóng góp sức người, sức của giúp Ngô Vương Quyền xây dựng thế trận quyết chiến chiến lược ở vùng cửa biển Bạch Đằng. Hòn Cẩm Thạch ở Gia Luận là nơi Ngô Quyền giấu cọc gỗ được bí mật khai thác trong rừng nguyên sinh để chuẩn bị xây dựng trận địa trên cửa biển Bạch Đằng năm 938. Vùng biển-đảo Cát Bà- Vân Hải (Quảng Ninh) là nơi Thượng tướng Trần Khánh Dư ém quân chờ thời cơ tiêu diệt, đốt cháy và đánh chìm toàn bộ đoàn thuyền chở lương thực của tướng giặc Trương Văn Hổ tại vùng biển Vân Đồn (Quảng Ninh), góp phần cùng quân dân Đại Việt chôn vùi mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên-Mông trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288.
     Dưới chế độ phong kiến, nhiều cuộc khởi nghĩa chống áp bức, bóc lột của bọn vua chúa, quan lại tham nhũng đã nổ ra trên huyện đảo Cát Hải. Nhờ có địa hình hiểm trở, nên khi cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ 18 do Nguyễn Hữu Cầu chỉ huy chống lại triều đình Lê-Trịnh tại căn cứ Đồ Sơn bị đàn áp, một số nghĩa quân đã chạy ra đảo Cát Bà tiếp tục gây dựng căn cứ chiến đấu. Dân gian còn lưu truyền câu ca phản ánh về vai trò và vị trí của quần đảo Cát Bà đối với các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nông dân: “Thắng vi đế, vi vương- Bại Cát Bà vi cứ”. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, phong trào cần vương bùng nổ, Cát Bà trở thành địa bàn hoạt động và căn cứ địa chống Pháp của nhiều phong trào yêu nước như: cuộc khởi nghĩa Đốc Tít, phong trào chống Pháp của nghĩa quân Tiền Đức, cuộc nổi dậy của nhân dân huyện đảo do Hoàng Thống Tề chỉ huy...
    Năm 1885, Gustaf Oberg là người Thuỵ Điển được chính quyền bảo hộ Pháp cho mở một hãng buôn và được thay mặt chính quyền đánh thuế thuyền đánh cá của người Hoa ở đảo Cát Bà. Được sự giúp đỡ cả nhân dân huyện đảo, nghĩa quân Đốc Tít đã bí mật khống chế, buộc Gustat Oberg phải bí mật cung cấp vũ khí cho cuộc khởi nghĩa. Tháng 6-1885, khi nhà Thanh ký hoà ước với Pháp, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phải rút về Trung Quốc. Một số đầu mục, binh lính của Lưu Vĩnh Phúc không chịu về, ở lại cùng nhân dân địa phương chống Pháp, trong số đó có Tiền Đức. Tiền Đức cùng Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng, Đề Hẹn phối hợp hoạt động ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh) và vùng biển Cát Bà, có lúc lấy vùng Hà Vóc (phía Tây đảo Cái Bầu), khi lại chọn đảo Cát Bà làm căn cứ chỉ huy. Tiền Đức đã dựa vào địa hình hiểm trở vùng Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu…xây dựng đồn tiền phương, đồn trung, đồn hậu cần. Cả khu căn cứ được bố trí hệ thống phòng ngự kiên cố, vững chắc với các bẫy đá, hầm chông liên hoàn, thuận công tiện thủ. Tiền Đức nguyên trước là hải phỉ nổi tiếng, tự xưng là Tiền quân đô thống, sau tham gia đảng Cần Vương. Hiện trên đảo có một hang được gọi là hang Tiền Đức, thuộc địa bàn xã Việt Hải. Trong cuốn “Tự phê phán”, cụ Phan Bội Châu có nói một lần Tiền Đức đã đưa cụ hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây rất lắm thổ phỉ, không xảy ra việc gì.
    Năm 1893, thực dân Pháp đổ bộ lên đảo Cát Bà, dưới sự chỉ huy của Hoàng Thống Tề, nhân dân các đảo Cát Bà, Cát Hải nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Hoàng Thống Tề là người làng Trân Châu trên đảo Cát Bà cùng người em gái là bà Hoàng Lan Vù đã tổ chức các đội nghĩa binh chiến đấu dũng cảm ngay trên quê hương mình. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cát Bà, Cát Hải do Hoàng Thống Tề lãnh đạo nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhân dân các địa phương miền duyên hải Bắc Bộ như Quảng Yên, Hải Dương, Thái Bình, nghĩa quân đi đến đâu là bộ máy quan lại phong kiến tay sai sụp đổ đến đấy. Trước sự lớn mạnh và uy tín lan rộng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Thống Tề và các phong trào chống Pháp khác như cuộc khởi nghĩa Bãy Sậy, phong trào Cần Vương, Văn Thân… triều đình Huế vội vàng cấu kết với thực dân Pháp huy động lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa. Để tránh thế bao vây của địch, Hoàng Thống Tề và bộ tham mưu cuộc khởi nghĩa đã tiến vào vùng ven biển Thái Bình xây dựng căn cứ để dễ dàng liên kết với các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước chống Pháp khác. Nhưng trước thế giặc mạnh, nghĩa quân lại chưa kịp thông thổ địa hình, căn cứ còn sơ sài nên cuộc khởi nghĩa của hai anh em Hoàng Thống Tề và Hoàng Lan Vù nhanh chóng bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng nó đã khẳng định lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của nhân dân huyện đảo Cát Hải.
     Như vậy, người dân huyện đảo Cát Hải rất dũng cảm kiên cường không chịu khuất phục trước bất kẻ thù xâm lược nào và cùng rất hiền lành, chất phác, trọng nghĩa mến tài; có lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn, tha thiết; say sưa học tập và lao động cần cù sáng tạo; có ý thức cộng đồng dân tộc, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc và vì lẽ phải giúp bạn cứu đời. Đó là bản sắc quý báu của nhân dân Cát Hải đã được hun đúc và rèn luyện hàng ngàn năm qua trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước kết tinh lại. Truyền thống ấy đã được các thế hệ người Cát Hải phát huy mạnh mẽ trong đấu tranh và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngày nay tất cả những tinh hoa, truyên thống tốt đẹp đó đang được nhân dân Cát Hải duy trì và phát huy để phục vụ sự nghiệp xây dựng  và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.     

HPH
http://www.datvietjsc.net.vn/index.php?act=newsdetail&nid=137&id=2484

..



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.