Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-chung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-văn-chung. Hiển thị tất cả bài đăng

15/12/2021

"Cái khó làm ló cái khôn" - công nghệ mạng mang đến khả năng đặc biệt lớn cho hội thảo từ xa

Sáng nay, Thứ Tư ngày 15 tháng 12, ở đầu cầu Hà Nội, tôi đã bày tỏ sự xúc động khi thấy hình ảnh hai vị lão thành hiện lên ở đầu Hải Phòng. Một người là học giả chuyên về sử Hải Phòng và sử nhà Mạc - bác Ngô Đăng Lợi đã hơn 90 tuổi ! Một người là cán bộ lão thành của huyện Kiến Thụy và hiện là một người nắm giữ nhiều tri thức về lễ hội dân gian - bác Phạm Đăng Khoa đã 87 tuổi.

Hai vị tham gia hội thảo kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Một số người tham gia trực tiếp thì ở đầu mối chính là Hà Nội, còn chủ yếu là tham gia trực tuyến (từ nhiều nơi trong Việt Nam và nước ngoài). Hai vị lão thành của Hải Phòng ngồi trước màn hình máy tính ở nhà riêng tại Hải Phòng rồi trình bày tham luận hay phát biểu qua mạng !

Đó là một lợi thế rất lớn của công nghệ mạng. Chuyện bình thường của mấy năm covid kéo dài này rồi (ví dụ xem lại ở đây), thế nhưng, khi thấy hai vị lão thành trên dưới 90 tuổi tham gia hội thảo, các vị vẫn cực kì minh mẫn và sắc sảo, thì tự nhiên dâng trào cảm xúc.

21/12/2019

Khoa học Việt Nam : tin vui trong bước đường "quốc tế hóa" tạp chí trong nước

Kì vọng về việc quốc tế hóa các tạp chí học thuật của Việt Nam, thì có thể đọc lại ở đây.

Dưới là một tin vui từ Đại học Quốc gia Hà Nội: một tạp chí của đại học đã được công nhận và đưa vào hệ thống ISI quốc tế. 

10/02/2019

Tang lễ học giả Nguyễn Quốc Tuấn (1957-2019)

Một học giả đàn anh của lứa chúng tôi. Chúng tôi biết anh từ nửa cuối thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học và về công tác tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ở khoảng nửa cuối thập niên 1990, anh thường xuất hiện cùng anh Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) và đặc biệt là thầy Trần Quốc Vượng, trong các hội nghị/hội thảo, các chuyến điền dã, các cuộc du chơi, các cuộc nhậu. Nhiều khi, ngẫu nhiên gặp anh tại nhà thầy Vượng ở khu Kim Liên ngày trước. Thầy Vượng là người đầu tiên cho tôi biết (khoảng năm 1997-1999) rằng, anh chính là con trai của học giả Nguyễn Kiến Giang (về cụ Kiến Giang có thể đọc ở đây hay ở đây).