Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/02/2023

Cao Đài ra Bắc --- một tổng quan đương đại (2022-2023)

Ở miền Bắc, tại thời điểm hiện tại có hai dòng Cao Đài: 1). Tòa thánh Tây Ninh (Tây Ninh, hộ pháp Phạm Công Tắc); 2). Bản chỉnh đạo (Bến Tre, giáo tông Nguyễn Ngọc Tương).

Đại khái có một hình ảnh đại diện như sau cho dòng Tây Ninh: hình ảnh tại tòa thánh Tây Ninh vào đêm Hội Yến Diêu Trì 2022 (dâng lễ cho Đức Phật Mẫu và cửu vị tiên nương, được tổ chức vào Rằm tháng Tám hàng năm).

Mở rộng thêm, là hình ảnh trong Đại hội Nhơn sanh 2022.

Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung 2022  (tại Tây Ninh)




Đại hội Nhơn sanh 2022 (tại Tây Ninh)





Lại có một lược sử như sau:

"

THÔNG TIN TỪ HÀ NỘI
Ngày 19 tháng 11 năm Nhâm Dần(12/12/2022) An vị Thánh Tượng Thiên Nhãn Hương Đạo Tây Tựu! Cùng ôn lại LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁNH THẤT TRUNG KIÊN(TÂY TỰU)

👉
Năm 1935 ông Lễ sanh Ngọc Hoà Thanh(người đầu tiên mang đạo Cao Đài ra miền Bắc năm 1930) cùng ông Chu Văn Hậu và ông Chu Viết Thân(tên thật là Chu Bá Giáp) mở đạo ở Tây Tựu. Cơ sở đầu tiên được đặt tại nhà ông Chu Văn Hậu ở thôn 1 Trung Kiên - Tây Tựu.
👉
Năm 1945 ông Chu Văn Hậu cùng gia đình di cư ra phố Bạch Mai sinh sống. Cơ sở thờ tự được chuyển về tư gia ông Đặng Trần Viên(tức cụ Viên Bẹp)
👉
Đến năm 1946 Pháp tăng cường đánh phá Hà Nội, đồng đạo phải tản cư về các nơi. Một nhóm về Vĩnh Lộc, Thạch Thất và thành lập được một cơ sở Đạo tại đây. Nhóm của ông Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh tản cư về làng Đăm, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. Ở đây ông cũng thành lập được một cơ sở Đạo với hơn chục gia đình đi theo.
👉
Đến năm 1947 tình hình chiến sự tạm lắng xuống, ông Chu Viết Thân trở về, quyết định tái lập lại cơ sở đạo tại tư gia của mình ở thôn 3 Trung Kiên, Tây Tựu thành lập Thánh Thất Trung Kiên, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Ngày nay là số 68 đường Trung Tựu, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Quy tụ được 175 gia đình theo đạo.
👉
Ngày 12 tháng 3 Đinh Hợi (2/5/1947) ông Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh mất ở làng Đăm, Đông Anh.
👉
Năm 1953 ông Chu Viết Thân di cốt của cụ Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh về Tây Tựu để tiện phụng thờ và chăm sóc. Đám tang tổ chức vô cùng long trọng, quy tụ đồng đạo ở khắp nơi về, hàng ngàn tín đồ Cao Đài trong sắc phục màu trắng rợp cả một vùng Hà Nội. (Cũng vì sự kiện này mà các ông Tạ Văn Châu, Nguyễn Văn Bẫy, cùng các ông lý trưởng, hương cả ở làng Phúc Đức mới biết đến Đạo Cao Đài và tìm đến nhập môn vào Đạo. Khởi đầu cho việc hình thành Họ Đạo Cao Đài Phúc Đức sau này)
👉
Năm 1975, nhóm ông Tô Văn Pho và bà Hương Bình (Ban Chỉnh) sau khi xoá sổ được Thánh Thất Thăng Long 29 Lý Thường Kiệt thì tiếp tục về Thánh Thất Tây Tựu tìm cách lôi kéo chia rẽ tín đồ nơi đây, nhằm hạ bệ uy tín của ông Chu Viết Thân. Nhóm theo ông Chu Viết Thân có ông lễ sanh Ngọc Mười Thanh (Lê Xuân Mười) ở Thánh Thất Thăng Long, bà Dụ, bà Xuyến đồng nhi Thánh Thất Thăng Long, bà Lễ sanh Hương Ba (em gái ông Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh). Nhóm ông Lịch theo ông Pho được thăng lên phẩm Giáo Hữu phái Ngọc.
👉
Mùng 6 tháng 8 năm Đinh Tỵ (12/9/1977) ông Chu Viết Thân mất.
👉
Năm 1987 ông Chu Viết Hào là con trai của cụ Chu Viết Thân vào Nam tìm kiếm hồ sơ của anh trai tham gia hoạt động cách mạng và hi sinh tại Quân khu 7, có đi về Tòa Thánh Tây Ninh. Nhớ lại lời căn dặn của cha mình, ông phát nguyện đi hết 172 thánh thất cả Tây Ninh và các chi phái để tìm hiểu đạo. Trong thời gian ông Hào vắng mặt, ông Tô Văn Pho và bà Hương Bình (Ban Chỉnh) đưa người đến lấy hết hồ sơ, con dấu của Thánh Thất Trung Kiên - Tây Tựu mang về Hoà Mã. Họ Đạo Tây Tựu thiếu người lãnh đạo nên cũng dần mai một.
👉
Năm 1989 ông Chu Viết Hào quyết định nhập môn theo đạo. Và hành đạo độc lập tại tư gia. Phía Hoà Mã nhiều lần về lôi kéo nhưng không thành.
👉
Đến năm 2014, ông Nguyễn Quang Hợi và Tạ Thành Giáo ở họ đạo Phúc Đức ra thăm, ông Chu Viết Hào mới biết họ Đạo Phúc Đức trực thuộc Tòa Thánh Tây Ninh nên từ đó ông quyết định trở về sinh hoạt tại họ đạo Phúc Đức, và đắc phẩm Chánh Trị Sự phụ trách hương đạo Tây Tựu.
👉
Thông qua đại hội Nhơn sanh và đại hội Hội Thánh năm Nhâm Dần Dl. 2022, tại Toà Thánh Tây ninh, Chánh trị sự Chu Viết Hào được đắc phong phẩm Lễ sanh phái Ngọc!


"

Đại khái vậy, cập nhật và bổ sung dần ở bên dưới.

Tháng 2 năm 2023,

Giao Blog


---



BỔ SUNG


..


3.

Quản trị viên
  
THÔNG TIN TỪ HÀ NỘI

Ngày 19 tháng 11 năm Nhâm Dần(12/12/2022) An vị Thánh Tượng Thiên Nhãn Hương Đạo Tây Tựu! Cùng ôn lại LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁNH THẤT TRUNG KIÊN(TÂY TỰU)

👉
Năm 1935 ông Lễ sanh Ngọc Hoà Thanh(người đầu tiên mang đạo Cao Đài ra miền Bắc năm 1930) cùng ông Chu Văn Hậu và ông Chu Viết Thân(tên thật là Chu Bá Giáp) mở đạo ở Tây Tựu. Cơ sở đầu tiên được đặt tại nhà ông Chu Văn Hậu ở thôn 1 Trung Kiên - Tây Tựu.
👉
Năm 1945 ông Chu Văn Hậu cùng gia đình di cư ra phố Bạch Mai sinh sống. Cơ sở thờ tự được chuyển về tư gia ông Đặng Trần Viên(tức cụ Viên Bẹp)
👉
Đến năm 1946 Pháp tăng cường đánh phá Hà Nội, đồng đạo phải tản cư về các nơi. Một nhóm về Vĩnh Lộc, Thạch Thất và thành lập được một cơ sở Đạo tại đây. Nhóm của ông Lễ Sanh Ngọc Hòa Thanh tản cư về làng Đăm, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. Ở đây ông cũng thành lập được một cơ sở Đạo với hơn chục gia đình đi theo.
👉
Đến năm 1947 tình hình chiến sự tạm lắng xuống, ông Chu Viết Thân trở về, quyết định tái lập lại cơ sở đạo tại tư gia của mình ở thôn 3 Trung Kiên, Tây Tựu thành lập Thánh Thất Trung Kiên, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Ngày nay là số 68 đường Trung Tựu, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Quy tụ được 175 gia đình theo đạo.
👉
Ngày 12 tháng 3 Đinh Hợi (2/5/1947) ông Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh mất ở làng Đăm, Đông Anh.
👉
Năm 1953 ông Chu Viết Thân di cốt của cụ Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh về Tây Tựu để tiện phụng thờ và chăm sóc. Đám tang tổ chức vô cùng long trọng, quy tụ đồng đạo ở khắp nơi về, hàng ngàn tín đồ Cao Đài trong sắc phục màu trắng rợp cả một vùng Hà Nội. (Cũng vì sự kiện này mà các ông Tạ Văn Châu, Nguyễn Văn Bẫy, cùng các ông lý trưởng, hương cả ở làng Phúc Đức mới biết đến Đạo Cao Đài và tìm đến nhập môn vào Đạo. Khởi đầu cho việc hình thành Họ Đạo Cao Đài Phúc Đức sau này)
👉
Năm 1975, nhóm ông Tô Văn Pho và bà Hương Bình (Ban Chỉnh) sau khi xoá sổ được Thánh Thất Thăng Long 29 Lý Thường Kiệt thì tiếp tục về Thánh Thất Tây Tựu tìm cách lôi kéo chia rẽ tín đồ nơi đây, nhằm hạ bệ uy tín của ông Chu Viết Thân. Nhóm theo ông Chu Viết Thân có ông lễ sanh Ngọc Mười Thanh (Lê Xuân Mười) ở Thánh Thất Thăng Long, bà Dụ, bà Xuyến đồng nhi Thánh Thất Thăng Long, bà Lễ sanh Hương Ba (em gái ông Lễ sanh Ngọc Hòa Thanh). Nhóm ông Lịch theo ông Pho được thăng lên phẩm Giáo Hữu phái Ngọc.
👉
Mùng 6 tháng 8 năm Đinh Tỵ (12/9/1977) ông Chu Viết Thân mất.
👉
Năm 1987 ông Chu Viết Hào là con trai của cụ Chu Viết Thân vào Nam tìm kiếm hồ sơ của anh trai tham gia hoạt động cách mạng và hi sinh tại Quân khu 7, có đi về Tòa Thánh Tây Ninh. Nhớ lại lời căn dặn của cha mình, ông phát nguyện đi hết 172 thánh thất cả Tây Ninh và các chi phái để tìm hiểu đạo. Trong thời gian ông Hào vắng mặt, ông Tô Văn Pho và bà Hương Bình (Ban Chỉnh) đưa người đến lấy hết hồ sơ, con dấu của Thánh Thất Trung Kiên - Tây Tựu mang về Hoà Mã. Họ Đạo Tây Tựu thiếu người lãnh đạo nên cũng dần mai một.
👉
Năm 1989 ông Chu Viết Hào quyết định nhập môn theo đạo. Và hành đạo độc lập tại tư gia. Phía Hoà Mã nhiều lần về lôi kéo nhưng không thành.
👉
Đến năm 2014, ông Nguyễn Quang Hợi và Tạ Thành Giáo ở họ đạo Phúc Đức ra thăm, ông Chu Viết Hào mới biết họ Đạo Phúc Đức trực thuộc Tòa Thánh Tây Ninh nên từ đó ông quyết định trở về sinh hoạt tại họ đạo Phúc Đức, và đắc phẩm Chánh Trị Sự phụ trách hương đạo Tây Tựu.
👉
Thông qua đại hội Nhơn sanh và đại hội Hội Thánh năm Nhâm Dần Dl. 2022, tại Toà Thánh Tây ninh, Chánh trị sự Chu Viết Hào được đắc phong phẩm Lễ sanh phái Ngọc!

https://www.facebook.com/groups/304075176403698/posts/2988220321322490/






















2.

Một số hình ảnh gian hàng miền Bắc trong Hội Yến Diêu Trì Cung tại Tòa Thánh Tây Ninh














https://www.facebook.com/groups/304075176403698/posts/2896159040528619/

.. 


1.

Phái đoàn chức sắc Toà Thánh Tây Ninh truyền giáo Cao Đài tại Bắc Việt quá bận rộn công việc tại Hà Nội, mãi đến gần cuối năm 1934 các vị Chức sắc Toà Thánh Tây Ninh mới đem ánh sáng chơn lý của CHÍ TÔN đến Hải Phòng, một hải cảng lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, có nhà máy xi măng, nhà máy sợi, nhà máy phosphate, nhà máy thuỷ tinh, xưởng đóng tàu biển, v.v…
Ngôi Thánh Thất Cao Đài được tạm lập tại Hải Phòng ước độ 15 gia đình, nhưng tinh thần bổn đạo rất vững chắc do sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Vũ Văn Huy (một trí thức trước kia là hội viên Việt Nam Quốc dân Đảng do nhà cách mạng Nguyễn Thái Học lãnh đạo) dẫn dắt thường xuyên đến bái lễ CHÍ TÔN trong ngày sóc vọng cùng sang Hà Nội dự nhiều buổi học để thu nhận các lời huấn giáo của Chức sắc.
Năm 1935, số tín hữu càng đông thêm nhanh chóng, bổn đạo bàn định phải tìm một nơi rộng rãi và khang trang để dời ngôi Thánh Thất Hải Phòng tạm về đường Cát Dài (tức phố d’Endhal) gần ngõ Khang Lạc Lý, cách phố Đầu Cầu Đất (phố Paul Doumer chừng 150m). Hữu hạnh thay! Trong khi lo di chuyển ngôi Thánh Thất Hải Phòng về căn gác đường Cát Dài để có nơi rộng rãi cho nhơn sanh có nơi lễ bái CHÍ TÔN trong những ngày đàn vía và sóc vọng thì được sự tiếp tay lo chung gánh vác công việc Đạo tại Hải Phòng là Lễ sanh Thượng Định Thanh (Nguyễn Văn Định) và Lễ sanh Thượng Bút Thanh (Lê Văn Bút) nhiệt tình chạy lo một nơi khang trang để dời ngôi Thánh Thất Hải Phòng , thì may mắn thay có một nữ mạnh thường quân xuất hiện là bà Nguyễn Thị Long (một nữ đồng bóng chuyên nghiệp từ lâu, lợi dụng nghề đồng bóng mà nuôi sống bản thân) đi ngang qua Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng được nghe tiếng chuông mõ và Đồng Nhi đọc kinh thúc đẩy sự tò mò của người đồng bóng.
Bà Nguyễn Thị Long dừng lại, xin vào dự lễ Đàn tại Thánh Thất Cao Đài cho biết sự cúng kính ra sao mà từ trước đến giờ chưa vinh hạnh tham dự. Sau buổi lễ hầu Đàn, bà Nguyễn Thị Long hết lòng khâm phục sự nghiêm trang và thành kính của bổn đạo hiến dâng Đức THƯỢNG ĐẾ CAO ĐÀI khác hẳn các nghi lễ của các Tôn giáo mà bà Long đã từng tham dự, nhứt là bộ Đạo phục trắng của Bổn đạo nghiêm trang hiến lễ Đức CHÍ TÔN.
Một đêm thao thức suy nghĩ, sáng ngày hôm sau bà Nguyễn Thị Long, quần áo chỉnh tề đi đến Thánh Thất Hải Phòng yêu cầu xin được nhập môn cầu Đạo. Khi nhập môn cầu Đạo xong, bà Nguyễn Thị Long khẩn nguyện trước Thiên bàn CHÍ TÔN ban ơn cho bà dứt khoát bỏ nghề đồng bóng mà bà đã hành nghề nuôi sống suốt 10 năm qua. Đồng thời bà Long tự nguyện hiến dâng cho Đạo ngôi đền (mà bà đã thờ đồng bóng trên 10 năm nay) để Bổn Đạo làm ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng tại ngõ Tam Giang (phố Belgique) Thành phố Hải Phòng. Ngôi đền thờ đồng bóng này do bà Long và 4 người bạn chung đậu tiền lại để mua căn nhà nầy lập thành ngôi đền thờ đặng mưu sinh trên 10 năm rồi. Hôm nay bà Long tự nguyện dứt khoát không hành nghề mê tín dị đoan nữa, quyết tâm theo Đạo Cao Đài, hoàn toàn giác ngộ để sống một cuộc đời lương thiện lúc tuổi đã xế chiều, nhứt là từ bỏ sự gian dối lôi cuốn đồng bào nhẹ dạ non lòng mê tín dị đoan, và tự nguyện ăn chay trường để chuộc bao tội lỗi lường gạt đồng bào đặng nuôi sống bản thân và gia đình trước kia…
Huyền diệu Thiêng Liêng giúp cho Bổn đạo Hải Phòng có nơi thờ phượng lễ bái CHÍ TÔN trong những ngày Đàn vía và Sóc vọng, nên mới có sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Long tự nguyện nhập môn cầu Đạo, và hiến Đền cho Ban Cai Quản Hải Phòng tạo thành ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng, cùng hướng dẫn bốn người bạn nhập môn theo Đạo Cao Đài, dứt khoát bỏ nghề đồng bóng là một hành động hi hữu tại Hải Phòng lúc bấy giờ.
Ngoài bàn tay Thiêng liêng độ dẫn, khai tâm mở trí cho bà Long cùng 4 người bạn chung sống nghề đồng bóng trên 10 năm qua phút chốc từ bỏ hành động không lương thiện để trở về đường ngay lẻ chánh, tự nguyện nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI tu tâm dưỡng tánh hiến thân làm công quả tại thánh thất Hải Phòng cho đến cuối năm 1945 chiến tranh bùng nổ, đồng bào và bổn đạo Hải Phòng di tản khỏi Hải Phòng, duy chỉ mình bà Nguyễn Thị Long tình nguyện ở lại gìn giữ ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng cho đến cuối năm 1946, một ít tín hữu hồi cư trở về chung lo việc Đạo với Bà Long. Nhưng Lễ Sanh Thượng Định Thanh chưa hồi cư thì qui vị. Thiết tưởng bà Nguyễn Thị Long đã tự nguyện hiến dâng cho bổn Đạo lập ngôi Thánh Thất Hải Phòng, nhưng Bàn Cai Quản Thánh Thất Hải Phòng rất tế nhị là xin bà Long nhận cho một đồng thuê nhà hằng tháng và đến năm sau. Bàn Cai Quản xin mua đứt ngôi Đền với giá tượng trưng là 10 đồng với sự vui vẻ chấp nhận của bà Long không chút do dự đắn đo, bởi bà Long đã vững niềm tin nơi Đức CHÍ TÔN nên mới hiến thân công quả nơi Thánh Thất Hải Phòng vô cùng đắc lực, bất chấp mọi hiểm nguy. Trong lúc Chức Sắc cùng Bổn Đạo Thánh Thất Hải Phòng đồng di tản vào chiến khu hết, chỉ một mình bà Long can đảm ở lại bảo vệ và lo phần hương khói nơi Thánh Thất là một sự hy sinh hiếm có của người tín nữ mới bước chân vào cửa Đạo mà đầy đủ đức tin vững chắc nơi quyền năng Thiêng liêng của CHÍ TÔN hộ trì.
Ngôi Thánh Thất Hải Phòng vẫn giữ nguyên trạng cho đến ngày hôm nay, duy chỉ có tên đường con phố là thay đổi.
Địa chỉ hiện nay là số 9/28, ngõ Chu Văn An, phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
Chánh quyền mượn phần trước thánh thất làm nơi xử án trong nhiều năm liền và chỉ hoàn trả vào đầu những năm 2000.




https://www.facebook.com/su.kiennguyen/posts/pfbid02nf1fjEVkgTMKvf1RiJfDMNfrYZArQCLAbV3SsLVLugjtiQ87RZVwv57SmeexSoG9l

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.