Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/07/2021

Báo chí Việt Nam bắt đầu thu phí từ tháng 7/2021

Như báo chí Nhật Bản thì khoảng từ 2002 trở đi, mình đã thấy việc báo chí thu tiền khi độc giả muốn đọc bản trên mạng. Chi tiết về ngày tháng thì kiểm tra lại sau. Sau này, hệ thống blog cũng có phần thu phí (chỉ ai đóng phí thì mới đọc được những nội dung hạn chế).

Báo chí chính thống của Việt Nam thì bắt đầu từ tháng 7 năm 2021.

Quan sát đầu tiên là trang Premium của báo điện tử VNN - tức là nội dung thu phí của VNN vốn miễn phí cho đến tháng 7 năm 2021.

Có lẽ hệ thống blog, như Giao Blog, cũng dần dần đặt chế độ thu phí cho tương xứng.

04/07/2021

03/07/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : quốc kì Việt Nam trên sân giải đấu EURO 2020 (2021)

Quốc kì, tức National Flag, là biểu tượng của quốc gia.

Việt Nam là quốc gia không tham dự EURO. Dĩ nhiên rồi.

Việt Nam là quốc gia không thuộc châu Âu. Dĩ nhiên rồi.

Thế tại sao lại có rất nhiều quốc kì Việt Nam trên sân của giải đấu EURO 2020 đang diễn ra ở châu Âu vào mùa hè 2021 này ?

Giả như có một lá thôi, thì còn có thể chấp nhận được. Đây lại đem quốc kì của một quốc gia không liên quan đến EURO 2020 và châu Âu treo ở nhiều chỗ trên sân như vậy, là sao đây ?

01/07/2021

Thay đổi từ 2021 của Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi AISF : mở rộng cho cả người Nhật Bản

Về Quĩ Học bổng Quốc tế Atsumi (nay đã đổi tên thành Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi) dành cho các nghiên cứu sinh đang viết luận văn tiến sĩ ở Nhật Bản (hạn vào vùng Kanto), thì trên Giao Blog đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Bắt đầu từ năm 2021, sẽ có thay đổi quan trọng như sau. Trước đây, quĩ học bổng chỉ dành cho nghiên cứu sinh quốc tế, nhưng từ 2021 thì mở rộng thêm cả nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản. Số nghiên cứu sinh được nhận học bổng tăng lên thành 16 suất, trong đó, nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản có thể lên tới 5 người (vốn trước đây, mỗi năm chỉ có 12 suất).

26/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : dành cả một buổi chiều cuối tuần cho CCCD gắn chíp 2021

Đã quan tâm và chuẩn bị tâm thế đi làm CCCD (căn cước công dân) gắn chíp từ lâu, ví dụ ở đây (bắt đầu từ tháng 3 năm 2021). Bây giờ mới có điều kiện đi làm. Hoàn toàn không phải là sắp đến hạn 30/6, mà thực sự là bây giờ mới có điều kiện.

Chúng tôi tới Công an Quận lúc khoảng 7h30 sáng, thì được người bảo vệ ở cổng hướng dẫn đại khái: chiều hôm qua nói với bác là 7h30 sáng, nhưng bác hiểu lầm rồi, 7h30 là giờ phát số thứ tự, nên phải đến tầm 6h trở ra bác phải có mặt mới kịp có được số ! Bây giờ 7h30 là hết số rồi ! Bác về nhé, chiều ra sớm tầm hơn 12h trưa, để tầm 1h30 thì lại đến giờ phát số !

Buổi sáng Thứ Bảy khá mát mẻ, nhà lại gần Công an Quận, nên mình vui vẻ về nhà. 

Trên đường về, mới nhớ ra, hồi lâu lâu rồi, có lẽ tháng 4 gì đó, mình đã ra Công an Quận một lần, nhưng hôm đó người ta dán một tờ giấy A4 ở ngoài cổng đại ý bảo là hệ thống máy tính bị lỗi nên tạm ngưng làm CCCD. Đã chụp ảnh tờ A4 ấy và gửi vào nhóm zalo của tổ dân phố để mọi người cùng biết.

Đền Mẫu Thượng và quần thể Phủ Giày (ảnh cập nhật 2021)

21/06/2021

Báo chí cách mạng từ 1925 và hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021

Kênh Nguyễn Phương Hằng của năm 2021 là gắn với sự kiện đang diễn ra của vợ chồng ông Dũng Lò Vôi (đã đi ở đây ở đây).

Kênh này đã thu hút một lượng khán thính giả đông đảo mà bất cứ một kênh báo hình báo tiếng nào ở Việt Nam hiện nay cũng phải thèm khát.

Thế mới nói đến "hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021". Nhìn lại, thì vào năm 1925, tờ Thanh Niên được ra đời cũng là một tờ báo tư nhân.

Bắt đầu của những vận động xã hội, thì đều là từ những cá nhân. 

Ví dụ cụ thể thì, năm 1919, vào ngày 4 tháng 5 đã nổ ra phong trào thanh niên Trung Quốc, kêu gọi cải cách, với các cá nhân tiêu biểu như Trần Độc Tú - Lỗ Tấn - Hồ Thích - Thái Nguyên Bồi - Lý Đại Lợi. Sau này, gọi tắt là phong trào Ngũ Tứ (mùng 4 tháng 5).

Muộn lại vài năm nữa, tờ Thanh Niên năm 1925 gắn với nhóm thanh niên Việt Nam đang hoạt động tại Trung Quốc lúc đó, cũng là phong trào từ các cá nhân xuất sắc.

Bây giờ, hãy cùng nhìn lại hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyên Phương Hằng 2021, mà bắt đầu là các ý kiến cá nhân của các nhà báo đang hoạt động trong ngành báo chí cách mạng Việt Nam.

20/06/2021

Kỉ niệm 1 năm ngày mất của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) : trò chuyện về văn hóa dân gian

Học giả Phan Đăng Nhật đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Xem lại tin của năm 2020 ở đây.

Trò chuyện về Văn hóa Dân gian của ông được Truyền hình Quốc hội cử phóng viên tới phỏng vấn, rồi phát vào đầu năm 2018.

Cuộc trò chuyện đầu tiên với phóng viên, theo kí ức của tôi thì được thực hiện tại nhà riêng vào dịp mùa đông năm 2017. Hồi đó, sức khỏe của ông đã sa sút nhiều, rất hay phải vào bệnh viện. Những cuộc phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội được thực hiện ở khoảng giữa những lần vào viện.

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

Bàn thờ tổ quốc lập ở Thượng Hải năm 1946 : nhóm Nguyễn Thành By gửi Hồ Chủ tịch

Bàn thờ tổ quốc được lập nhân ngày quốc hội năm 1946. Kiều bào ở Thượng Hải lập bàn thờ ấy, rồi nhóm Nguyễn Thành By có thay mặt bà con gửi thư cho Hồ Chủ tịch.

Dần dần đã nhận thức được rõ hơn bóng dáng của nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) ở Thượng Hải hồi năm 1946. Có liên quan đến tư liệu đã đi trên Giao Blog ở đây (đã đăng tháng 9 năm 2013).

18/06/2021

Giấc mơ của một cô gái Việt Nam hiện đại : em Trà Mi trong xe đông lạnh đi Anh năm 2019

Em Trà Mi đã có một thời gian làm việc tại Nhật Bản. Em có viết về giấc mơ của mình khi đó, bằng tiếng Nhật. Văn bản đó hiện còn tìm thấy ở Nhật.

Rồi sau đó, em đã đến Trung Quốc. Một hộ chiếu giả mang quốc tịch Trung Quốc đã được chuẩn bị. Em đã tử nạn trong xe đông lạnh khi từ Pháp nhập cảnh vào Anh. Đọc lại sự kiện này trên Giao Blog ở đâyở đây.

Bây giờ, là một tường thuật của phía Nhật Bản về cô gái Việt Nam này. Loạt bài của kí giả báo Mainichi-Shimbun - tờ báo phổ thông và lớn nhất tại Nhật Bản.

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".