Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-khoa-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghiên-cứu-khoa-học. Hiển thị tất cả bài đăng

20/01/2022

Vin muốn chơi lớn : Giải thưởng VinFuture (cập nhật 2022)

Giải thưởng VinFuture dành cho các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá trên thế giới, thì từ tháng 12 năm 2020 đã có thông tin ban đầu, xem lại ở đây.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2022, lần trao giải đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội. Với tôi, là một lễ trao giải ấn tượng, nên đã ngồi xem trọn vẹn qua tivi buổi tối tại tệ xá.

Tôi ấn tượng với màn trình diễn của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (có cả Chopin, có cả trống cơm Bắc Ninh). Ấn tượng với cách trình bày bài hát của ca sĩ John. Nhưng ấn tượng nhất là với các giải thưởng !

04/07/2021

19/08/2019

Lần đầu ở Việt Nam : Quỹ VinIF tài trợ cho nghiên cứu (khoảng 10 tỉ/nghiên cứu, với tổng hơn 120 tỉ)

Một bước đột phá đáng ghi nhận.

Vị chi là năm 2019 có hơn 10 nghiên cứu vừa được phía Vingroup tài trợ. Toàn bộ là khoa học tự nhiên và công nghệ.

Cần có ngày một nhiều các quĩ tư nhân tương tự, và không chỉ cho khoa học tự nhiên và công nghệ.

Nhiều quĩ tài trợ cho cả khối tự nhiên và khối xã hội. Ví dụ, Quĩ khoa học mà cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (cũng là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản; 1896-1963) thành lập và tồn tại đến ngày nay, mà mình có được nhận một lần hồi các năm 2005-2006, là cho khoa học xã hội (đặc biệt là cho Dân tộc học/Nhân loại học Văn hóa và Văn hóa Dân gian), đọc ở đây hay ở đây.

03/12/2018

Nghiên cứu cơ bản mới là hướng đi xa (góc nhìn Phan Thanh Sơn Nam)

Mình là bên Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn, nhưng hoàn toàn đồng quan điểm với Nam - người của bên Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Nghiên cứu cơ bản, cho đến hiện tại, vẫn chưa được xem trọng trong sinh thái khoa học Việt Nam. Nam nói là vẫn "bị ghẻ lạnh".

Vì bị ghẻ lạnh, nên tính đến cuối năm 2018, Nam đã có tới 80 bài ISI !

01/10/2018

Nobel Y sinh 2018 : thêm tin vui từ Nhật Bản, cha đẻ của thuốc trị ung thư phương pháp mới

Giáo sư đặc biệt của Đại học Kyoto, 76 tuổi. Chìa khóa là thành phần mang tên PD-1. Các từ khóa là "phanh", "cắt phanh", "miễn dịch". Phát minh bắt đầu từ đó.

Người Nhật Bản thứ 26 nhận Nobel.

Mấy năm trước, trong lúc tìm hiểu qua tài liệu tiếng Nhật, đã thấy các thuyết minh về PD-1 cùng với "phanh". Bây giờ thì thực sự là giải Nobel Y sinh 2018.

Giải thưởng được chia đôi. Một người Nhật (sinh năm 1942) và một người Mĩ (sinh năm 1948).

08/05/2018

04/02/2018

Đầu năm 2018 : Chạy nước rút, có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư

"tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và sẽ rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó. Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục ĐH sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo. Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS).
Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế."

24/09/2017

Luận về vai trò của KHOA HỌC trong đời sống: vừa như "nghệ thuật", vừa như "tạo mẫu"

Bên nghệ thuật thì đại khái giống như một chiếc chén mà cả thế giới chỉ có một mình nó. Còn bên "mẫu" (hoặc dễ hiểu là "tạo mẫu") thì là một kiểu mẫu được làm ra, rồi thì toàn thế giới bắt chước làm theo.