Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

02/11/2019

"Quốc dân" đang vượt biên : ngang nhiên dùng "quốc cơ", hay đổi "quốc tịch" lậu mà trốn trong thùng xe đông lạnh (tiếp)

Tiếp tục điểm tin từ các nơi.

Bắt đầu quan sát ở đây (đánh số từ 1 đến 15).

Dưới là bắt đầu từ số 16, và cập nhật ngược như mọi khi.












Ahmad (10 tuổi) vẽ bức tranh về chiếc xe tải đông lạnh mà cậu bé cùng anh trai Jawad Amiri ở trong đó khi tìm đường sang Anh - Ảnh: AHMAD AMIRI

Cảnh sát phát hiện 58 thi thể người Trung Quốc trong container chở cà chua tại Dover vào tháng 6-2000 - Ảnh: PA







Di ảnh Phạm Thị Trà My - người mà thông dịch viên cho nhà chức trách Anh gọi điện thông báo là 1 trong 39 nạn nhân chết ở xe container - Ảnh: VĂN ĐỊNH



---

31.

Tối nay, Bộ Công an vừa công bố danh sách 39 nạn nhân người Việt chết trong container tại Essex, Anh

Sau khi xác định danh tính các nạn nhân, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên hệ với từng gia đình nạn nhân để thông báo một số thông tin liên quan đối với những nạn nhân này.
Danh tính 39 nạn nhân:

1. Đinh Đình Bình; quê quán: Hải Phòng
2. Võ Nhân Du; quê quán: Hà Tĩnh
3. Cao Tiến Dũng; quê quán: Nghệ An
4. Nguyễn Tiến Dũng; quê quán: Quảng Bình
5. Lê Văn Hà; quê quán: Nghệ An
6. Nguyễn Ngọc Hà; quê quán: Quảng Bình
7. Nguyễn Văn Hiệp; quê quán: Nghệ An
8. Trần Ngọc Hiếu; quê quán: Hải Dương
9. Hoàng Văn Hợi; quê quán: Nghệ An
10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; quê quán: Thừa Thiên - Huế
11. Trần Mạnh Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
12. Nguyễn Huy Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
13. Nguyễn Văn Hùng; quê quán: Nghệ An
14. Võ Văn Linh; quê quán: Hà Tĩnh
15. Trần Hải Lộc; quê quán: Nghệ An
16. Nguyễn Đình Lượng; quê quán: Hà Tĩnh
17. Phạm Thị Trà My; quê quán: Hà Tĩnh
18. Võ Ngọc Nam; quê quán: Nghệ An
19. Trần Thị Ngọc; quê quán: Nghệ An
20. Nguyễn Văn Nhân; quê quán: Hà Tĩnh
21. Bùi Thị Nhung; quê quán: Nghệ An
22. Trần Thị Mai Nhung; quê quán: Nghệ An
23. Phạm Thị Ngọc Oanh; quê quán: Nghệ An
24. Nguyễn Huy Phong; quê quán: Hà Tĩnh
25. Nguyễn Minh Quang; quê quán: Nghệ An
26. Đinh Đình Thái Quyền; quê quán: Hải Phòng
27. Nguyễn Trọng Thái; quê quán: Nghệ An
28. Bùi Phan Thắng; quê quán: Hà Tĩnh
29. Phan Thị Thanh; quê quán: Hải Phòng
30. Cao Huy Thành; quê quán: Nghệ An
31. Lê Ngọc Thành; quê quán: Nghệ An
32. Trần Thị Thơ; quê quán: Nghệ An
33. Trần Khánh Thọ; quê quán: Hà Tĩnh
34. Hoàng Văn Tiếp; quê quán: Nghệ An
35. Nguyễn Đình Tứ; quê quán: Nghệ An
36. Nguyễn Thọ Tuân; quê quán: Nghệ An
37. Dương Minh Tuấn; quê quán: Quảng Bình
38. Đặng Hữu Tuyên; quê quán: Nghệ An
39. Nguyễn Thị Vân; quê quán: Nghệ An.

39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh, thành. Trong đó Hải Phòng có 3 người, Hải Dương 1 người, Nghệ An 21 người, Hà Tĩnh 10 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên - Huế 1 người.
Bộ Công an Việt Nam rất lấy làm tiếc và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này.
Hiện, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng Vương quốc Anh thực hiện công tác bảo hộ công dân; đồng thời, phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.
Trần Thường
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bo-cong-an-cong-bo-danh-tinh-39-nan-nhan-nguoi-viet-chet-trong-container-586436.html#inner-article




30.




Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Anh xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container.

Trong thông cáo vừa phát đi, Bộ Công an cho biết, sau một thời gian tích cực phối hợp, kiểm tra, so sánh đặc điểm nhận dạng cá nhân, đến 20h ngày 7/11, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Anh xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container, được phát hiện tại hạt Essex, Đông Bắc London, Vương quốc Anh vào ngày 23/10 đều là người Việt Nam.
39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.


Bộ Công an rất lấy làm tiếc và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này.


Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng Vương quốc Anh thực hiện công tác bảo hộ công dân; đồng thời, phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.
Cổng TTĐT Bộ Ngoại giao vừa thông tin: Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang Vương quốc Anh từ ngày 3/11 theo chỉ đạo của Thủ tướng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Anh để đẩy nhanh quá trình xác minh này.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông tin và chia buồn đến gia đình các nạn nhân, đồng thời đang phối hợp với phía Anh và gia đình các nạn nhân để giải quyết sớm nhất công việc hậu sự.
Đại sứ quán Việt Nam thông tin về quá trình hồi hương 39 nạn nhân Việt

Đại sứ quán Việt Nam thông tin về quá trình hồi hương 39 nạn nhân Việt

Các gia đình của 39 nạn nhân chết trong container ở Anh có thể liên hệ với Bộ phận Lãnh sự tại Việt ....
Trần Thường
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/39-nan-nhan-chet-trong-container-deu-la-nguoi-viet-o-6-tinh-thanh-586071.html






29.


vụ 9 người đi nhờ chuyên cơ với chủ tịch quốc hội nguyễn kim ngân bỏ trốn ở hàn quốc cứ như bị ỉm đi, để lâu cứt trâu hóa bùn. chắc hẳn có khuất tất, dính líu gì đó với lãnh đạo cực cao cấp nên không dám khởi tố để điều tra vụ việc. không khéo quốc hội việt nam là một mắt xích trong tổ chức buôn người quốc tế, và nếu đúng như thế thì vụ này chìm xuồng là cái chắc, dư luận khỏi cần quan tâm, bức xúc làm gì.

https://www.facebook.com/donga01/posts/10218864996007954




28.



05/11/2019 08:45








Sáng 5/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo bước đầu vụ 39 người chết trong container tại Anh.






Keyword đầu tiên có dấu
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Sáng 5/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội đã báo cáo bước đầu vụ 39 người chết trong container tại Anh.
Theo đó, ngày 23/10, cảnh sát Anh nhận được thông tin có 39 người chết trong xe tải đông lạnh. Ngày 24/10, cảnh sát Anh thông báo các nạn nhân có thể là người Trung Quốc. Song đến ngày 25/10, nhà chức trách Anh khẳng định họ không chắc chắn, có thể có người quốc tịch khác ngoài người Trung Quốc.
Sau khi có thông tin có thể có người Việt Nam trong số 39 nạn nhân, ngày 26/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông cáo khẳng định sẵn sàng bảo hộ công dân nếu có nạn nhân là người Việt Nam.
Ngày 29/10, Anh chuyển cho Việt Nam hồ sơ vân tay toàn bộ 39 nạn nhân để đối chiếu chéo nhằm xác định danh tính, quốc tịch của nạn nhân. Ngày 2 - 3/11 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu đã sang làm việc với các cơ quan chức năng của Anh để phối hợp xử lý các công việc liên quan.
Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, hiện có nhiều nguồn tin về số người Việt Nam trong số 39 nạn nhân, song theo thông tin từ tối qua, 4/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã điện trực tiếp với cảnh sát hạt Essex, thì dù hai bên đã rất tích cực phối hợp, song thủ tục nhận diện nạn nhân theo quy định của Anh rất phức tạp. Sau khi đối chiếu danh tính, lập hồ sơ báo cáo lên Tòa án của Anh, Thẩm phán phê duyệt mới được công bố danh tính, nên vẫn phải chờ vài ngày nữa mới có kết quả công bố chính thức.
“Sáng nay chúng tôi đang chờ thông tin từ bên Anh gửi về”, ông Phúc nói.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết thêm, ngay sau khi có thông tin có thể nạn nhân là người Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sớm xác định danh tính các nạn nhân theo đề xuất của phía Anh, điều tra, phát hiện các vụ việc, đường dây tổ chức đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật. Đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định, thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp với Anh giải quyết vụ việc, thông báo trực tiếp cho gia đình các nạn nhân để giải quyết hậu sự cho các nạn nhân.
Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin truyền thông thông tin tuyên truyền các đường dây lừa đảo người dân, xuất cảnh trái phép vi phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài; Phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc vụ việc của các thế lực chính trị phản động.
“Ngày 3/11, lãnh đạo Chính phủ cũng đã tổ chức cuộc họp với các bộ ngành, địa phương liên quan bàn, thống nhất kế hoạch tiếp nhận, bàn giao từ phía Anh để đưa thi thể các nạn nhân về Việt Nam trên tinh thần đề cao trách nhiệm của ta trong việc bảo hộ công dân”, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin.
Sáng 5/11, trước khi tham gia điều hành phiên thảo luận tại hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân trong vụ 39 người tử vong trong container. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các nước liên quan xác minh, làm rõ, có biện pháp bảo hộ công dân. Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.


https://www.baogiaothong.vn/vai-ngay-nua-moi-co-danh-sach-39-nan-nhan-tu-vong-trong-container-o-anh-d440732.html?fbclid=IwAR1lEfDVO50UFBbjFaqeQmBEwOmFWnFE-MC9hAl2v2neIcN40mo_elWMXHE




27.

"

nhìn tấm ảnh này tôi không khỏi ngạc nhiên. ngạc nhiên không phải vì sự giàu có ở một miền quê, mà vì sao một vùng quê lại có kiến trúc ổn như thế. thường thường những người có tiền ở những vùng miền khác, ngay ở hà nội, xây những căn nhà kiến trúc rất kinh, nhìn phát hãi, tổng thể kiến trúc thì lởm khởm, cao thấp nhấp nhô, hoa hòe hoa sói ngược nhau chan chát. những người rơm, qua kiến trúc về ngôi nhà của họ, nói lên nhiều thứ, ít nhất không như nhiều người có thể tưởng, họ có gu thẩm mỹ tốt hơn những đại gia ở xứ sở này. qua đó có thể thấy chúng ta không hiểu về những người rơm, thân phận và số phận của họ trong một xã hội toàn trị băng hoại về mọi mặt.


"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10218849153731907&set=a.10201758810684012&type=3&theater





26.



03/11/2019 13:17 GMT+7

TTO - Hầu hết những "lao động chui" đều thông qua một mạng lưới "cò" ở địa phương. Các "cò" đều là các mắt xích ở các ngôi làng có người thân đi nước ngoài thành công và móc nối được với đường dây lớn hơn.

Đường dây cò đưa lao động chui sang châu Âu ra sao? - Ảnh 1.
Nhiều ngôi nhà hai tầng khang trang mọc lên san sát nhau ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) - Ảnh: DOÃN HÒA
Dân địa phương gọi những "cò" này là "cầu". Có thể hiểu từ này theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: những người bắc cầu.
Thực chất đây là những người từng đi làm thuê ở trời Âu, sau đó trở về quê trở thành đầu mối "gom người" cho những đường dây đưa người vào Pháp, Đức, Anh... bất hợp pháp.
"Cầu" lặn mất tăm
Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Phạm Văn Thìn - bố của em Phạm Thị Trà My, trú tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, người được cho là đã nhắn những dòng tin cuối cùng trước khi thiệt mạng trong thùng container ở Anh. 
Ông Thìn xác nhận người đàn ông tên Tr. là người làm thủ tục cho Trà My từ Việt Nam qua Trung Quốc.
Theo người dân địa phương, Tr. mới ngoài 30, cũng từng có thời gian đi lao động chui ở Anh. Sau khi trở về, Tr. trở thành mắt xích gần nhất, chuyên thực hiện những thủ tục đầu tiên cho lao động muốn đi chui qua Anh. Những "cầu" cấp trên của Tr. chính là một số người thân bên vợ, có người hiện ở Hà Tĩnh, có người đang ở nước ngoài.
Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm về ngôi nhà được cho là của người tên Tr.. Đó là ngôi nhà nằm ngay mặt tiền quốc lộ qua xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Ngôi nhà này nhiều ngày qua đã đóng kín cửa. Hàng xóm nói rằng nhà của Tr. đóng cửa từ sau ngày có thông tin về xe container chở 39 người chết ở Anh. Tr. đi đâu thì không ai rõ.
Ông Võ Nhân Quế - bố của Võ Nhân Du, trú xã Thiên Lộc, người được cho là đang mất tích khi vượt biên qua Anh đợt vừa rồi. Khi chúng tôi đến, ông Quế nhắc tới nhắc lui một chi tiết: Ngày 23-10, ngay khi sự việc đáng tiếc xảy ra, có một người gọi điện đến hỏi vợ ông có phải người thân cháu Du không. 
Biết là "cầu" đưa con mình đi nước ngoài nên vợ ông gặng hỏi tình hình con thì người này im lặng và xin phép được trả lời sau. Liên tục những ngày sau đó, ông Quế tìm cách liên lạc lại với số điện thoại này thì đều không kết nối được.
Thiên Lộc là xã có 5 người mất liên lạc trùng với thời gian xảy ra sự việc ở Anh. Xã này được cho là có "phong trào" đi Anh lao động chui mạnh nhất vùng. Có khá nhiều "cầu" là đầu mối của nhiều đường dây khác nhau cùng đưa người qua Anh lao động chui. T.B., ở thôn Trường Lộc, được người địa phương giới thiệu là đầu mối lớn nhất.
Theo những người từng đi Anh ở Thiên Lộc, T.B. khá "mát tay". Theo "cầu" này, nhiều người ở Thiên Lộc đã qua được Anh và sau đó gửi khá nhiều tiền về cho gia đình. Uy tín của T.B. cũng ngày càng được nâng lên theo đó.
Tìm được "hàng", T.B. lo hộ chiếu giấy tờ để bay sang Trung Quốc. T.B. luôn khoe rằng chỉ cần đặt chân sang Trung Quốc được ít ngày là có visa bay sang Pháp. "Khi nào đưa được người sang Anh an toàn thì T.B. mới lấy tiền. Sau mỗi lần đưa được một lao động sang Anh trót lọt, T.B. chỉ được vài ba nghìn đô tiền hoa hồng" - anh N. thông tin.
Cuối tháng 10, sau khoảng một tuần từ khi sự việc đau lòng xảy ra ở Anh, chúng tôi tìm đến nhà của T.B.. Đó là một ngôi nhà nằm sâu trong con ngõ ở thôn Trường Lộc. Phải gọi rất lâu bà Tr., mẹ của T.B., mới ra mở cửa. Nhưng vừa mở cửa, bà Tr. đã đuổi khách: "Nó đi khỏi nhà mấy ngày rồi. Không biết đi đâu. Các chú đừng hỏi nữa".
Đường dây cò đưa lao động chui sang châu Âu ra sao? - Ảnh 2.
Ông H. nói chi phí đi xuất khẩu lao động ở châu Âu khoảng 16.000 USD - Ảnh: DOÃN HÒA
Đi "chui" vào 26 nước châu Âu?
Những ngôi nhà cao tầng san sát nhau đang mọc lên từng ngày ở xã Đô Thành, được xem là một trong những địa phương có số người đi nhiều nhất ở huyện Yên Thành, Nghệ An, đặc biệt là đi các nước châu Âu.
Hầu hết những người đi "chui" đều thông qua một mạng lưới "cò" ở địa phương. Các "cò" đều là các mắt xích ở các ngôi làng có người thân đi nước ngoài thành công và móc nối được với đường dây lớn hơn. Đằng sau những cái mác là "công ty xuất khẩu lao động", các "chân rết" này đứng ra môi giới đưa người đi châu Âu với giá trên dưới 1 tỉ đồng.
Ông H. - một chủ tiệm tạp hóa ở trung tâm xã Đô Thành - được người địa phương giới thiệu là môi giới đi nước ngoài. Ông H. khoe với chúng tôi: "Đi đường dây của anh rất an toàn nên các em cứ yên tâm, không sợ mất tiền oan đâu. Thế nhưng bây giờ đi Anh khó lắm, các em đi 26 nước còn lại ở châu Âu, nước nào anh cũng đưa đi được".
Ông H. giải thích: "Vừa qua có chuyện 39 người chết trong thùng container đông lạnh ở Anh chưa rõ nguyên nhân nên các tuyến biên giới họ kiểm soát gắt gao hơn, bên đầu mối vừa báo lại thị trường này phải tạm dừng".
Giới thiệu với chúng tôi về đường dây "xuất cảnh nhanh không cần học tiếng" sang châu Âu để có "việc nhẹ, lương cao", ông H. nói chúng tôi chỉ cần đóng 16.000 USD sẽ được "lo trọn gói". 
"Bên anh sẽ làm visa, thủ tục mất khoảng 3 tháng. Em chỉ cần sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và hộ chiếu. Nếu em muốn đi nhanh thì hết khoảng 23.000 USD, hơn một tháng là đi ngay. Quan trọng nhất là em phải có người thân quen, bạn bè đang làm việc ở bên đó mới dễ tìm việc" - ông H. hứa hẹn.
Để thêm thuyết phục, ông H. giải thích rõ: "Bên anh chỉ lo visa đi theo dạng "khách du lịch", qua đó em sẽ không còn giấy tờ tùy thân và có thể làm nail (làm móng tay, chân - PV), nhà hàng, quán ăn... Thu nhập không dưới 2.000 USD/tháng. Làm ít tháng là em có thể lấy lại vốn" - ông H. quả quyết.
Chúng tôi tìm gặp bà T. (40 tuổi, ngụ xã Đô Thành) có hai người con đang "du lịch" ở nước Anh. Cũng giống như ông H., bà T. cũng giới thiệu cho chúng tôi về đường dây "chạy" đi lao động ở các nước châu Âu với giá từ 16.000 USD.
5 năm trước, con trai đầu bà T. vừa học xong lớp 9, do không tìm được việc làm nên vợ chồng bà vay mượn hơn 400 triệu đồng cho con đi nước ngoài với mong ước "đổi đời". "Chạy" qua được nước Anh, con trai bà T. làm ở một tiệm nail, dành dụm tiền gửi về cho bố mẹ. Đến nay, vợ chồng bà T. đã trả hết nợ và cất được ngôi nhà 2 tầng khang trang cạnh gian nhà cấp 4 đã xuống cấp.
"Cả làng này, cả xã này, nhà nào cũng có 1-2 người đi lao động nước ngoài. Nếu em muốn đi châu Âu sẽ hết khoảng 16.000 USD, đường dây này rất an toàn. Nếu không quen biết thì em phải cọc 1.000 - 2.000 USD cho bọn chị. Lúc nào em qua đến nơi an toàn thì ở nhà mới đóng số tiền còn lại" - bà T. giới thiệu.
Hơn một tháng trước, đứa con trai thứ hai của bà T. cũng theo anh trai "xuất ngoại". Bà T. cho biết theo lời kể của con trai và những "đầu mối cấp cao" thì sau khi làm thủ tục visa "đi du lịch", con bà bay qua Nga nhập cảnh ở đây rồi vượt biên bằng đường rừng hoặc theo các xe tải để vào châu Âu làm việc "chui".
"Cầu thẳng", "cầu ngang"
Anh N., một người từng đi Anh về, cho biết "cầu" T.B. chuyên đưa người ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đi Anh chỉ là một mắt xích trong đường dây đưa người đi châu Âu. Nhiệm vụ của T.B. là gom người và ra giá đi Anh. T.B. có thể làm đầu mối cho cả "cầu thẳng" và "cầu ngang".
Giá đi "cầu thẳng" của T.B. rất "chát", cả tỉ bạc. Nếu đi cầu này, người lao động sẽ được đưa qua Trung Quốc bay thẳng qua Pháp rồi sẽ có cầu khác lo tiếp chuyện qua Anh. Nếu chọn "cầu ngang", T.B. sẽ kết nối cho người lao động đi qua Nga, Cộng hòa Czech hoặc một số nước ở Đông Âu. Sau đó, người lao động sẽ được đưa qua rất nhiều nước khác. Có khi hàng tháng trời mới đến Pháp để qua Anh.
Khấm khá hơn nhờ... đi châu Âu
Ông Lê Xuân Dương - phó chủ tịch UBND xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) - không giấu giếm chuyện con đi lao động ở Đức theo dạng "đi du lịch" từ ba năm trước. "Trong xã có nhiều người bỏ mạng khi làm việc ở xứ người, tiềm ẩn rủi ro khi không có giấy tờ hợp lệ, có thể bị trục xuất về nước nhưng không còn cách nào khác. Cũng nhờ đi châu Âu, nhiều gia đình mới khấm khá hơn trước" - ông Dương bộc bạch.

https://tuoitre.vn/duong-day-co-dua-lao-dong-chui-sang-chau-au-ra-sao-2019110308343231.htm





25. Ngày 03/11/2019, Fb Phạm Lưu Vũ:

"
Đây là lý do khiến chí dũng và hạnh phúc không dám công bố danh sách. Biết đâu đó cũng là lý do khiến quốc hội trong tay nữ hoàng đưa luật dấu giếm thân phận lãnh đạo vào chương trình nghị sự. Dân mạng đã truy ra tên tuổi của 2 ả "tố nga" kia là Thùy Dung và Thùy Dương.
Không gì có thể che dấu mãi. Vấn đề là nó chọn thời điểm, tức là phải "đủ duyên", sao cho mức độ thối khắm dâng lên cao nhất, thì mới lộ ra mà thôi.
"
https://www.facebook.com/vuphong.luuplv/posts/147758216481019




24.

Chủ nhật, 3/11/2019, 09:32 (GMT+7)




ANH Cộng đồng người Việt thắp nến và cầu nguyện cho 39 người thiệt mạng trên xe container tại một thánh đường ở London.
Lễ tưởng niệm được tổ chức tại Nhà thờ Tên Thánh và Đức Mẹ Thánh Tâm ở phía đông thủ đô London tối 2/11, với sự tham dự của hơn 100 người. Những ngọn nến được xếp thành số 39 đặt dưới chân bàn thờ, khi các linh mục làm lễ. 
Các linh mục chủ trì lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết trên xe container tại Nhà thờ Tên Thánh và Đức Mẹ Thánh Tâm, London tối 2/11. Ảnh: PA
Các linh mục chủ trì lễ cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết trên xe container tại Nhà thờ Tên Thánh và Đức Mẹ Thánh Tâm, London tối 2/11. Ảnh: PA
"Hôm nay chúng ta tập trung ở đây để tưởng nhớ những người đã ra đi", Đức cha Simo Nguyễn nói. "Những con người ấy từng sống giữa chúng ta, ăn tối với chúng ta. Hôm nay họ không còn bên cạnh chúng ta nữa".
Các thành viên của giáo đoàn sau đó đọc kinh cầu nguyện và thắp nến.
Cảnh sát hạt Essex, Anh hôm 1/11 ra thông báo tin rằng các nạn nhân trong vụ 39 người chết trên xe container là công dân Việt Nam và đang liên lạc trực tiếp với gia đình một số nạn nhân. Các bằng chứng nhận dạng cần thiết để trình lên Viện trưởng Viện Pháp y Hoàng gia Anh đang được thu thập nên họ chưa thể công bố danh tính các nạn nhân.
Cộng đồng người Việt cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết trên xe container tại Nhà thờ Tên Thánh và Đức Mẹ Thánh Tâm, London tối 2/11. Ảnh: PA
Cộng đồng người Việt cầu nguyện tại Nhà thờ Tên Thánh và Đức Mẹ Thánh Tâm, London tối 2/11. Ảnh: PA
39 thi thể được tìm thấy trên xe container ở khu công nghiệp tại hạt Essex rạng sáng 23/10. Tài xế của chiếc xe, Maurice Robinson, 25 tuổi, đã bị truy tố với 39 cáo buộc ngộ sát, hai cáo buộc buôn người và một cáo buộc rửa tiền. Eamon Harrison, 23 tuổi, tài xế chở container đến cảng Zeebrugge, Bỉ trước khi nó lên phà tới Anh, cũng đã bị bắt và truy tố với cáo buộc ngộ sát. Cảnh sát đang truy nã hai nghi phạm khác là Ronan Hughes và Christopher Hughes.
Trong khi đó tại Việt Nam, công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt giam hai nghi can để điều tra tội Tổ chức, môi giới người khác trốn ra nước ngoài trái phép, hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân và yêu cầu chính quyền các địa phương có biện pháp phù hợp, động viên gia đình các nạn nhân trong xe container. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cử ngay các đoàn công tác trực tiếp sang Anh để làm việc với nhà chức trách sở tại.






03/11/2019 10:23 GMT+7

TTO - Họ xếp nến thành con số 39 và cầu nguyện cho 39 nạn nhân đã không may qua đời trong thảm kịch kinh hoàng.

Người Việt ở Anh tưởng niệm 39 nạn nhân trong container - Ảnh 1.
Những người Việt ở Anh tham dự lễ cầu nguyện và tưởng niệm các nạn nhân - Ảnh chụp màn hình
Khoảng 100 người Việt sống tại Anh đã tề tựu tại lễ tưởng niệm và cầu nguyện tại một nhà thờ phía đông London tối 2-11 (giờ Anh), theo báo Telegraph của Anh.
"Ngày hôm nay chúng ta có mặt ở đây để tưởng nhớ những người đã khuất. Họ đã sống cùng với chúng ta, đã cùng ăn với chúng ta - những người đó giờ không còn nữa", mục sư Simon Nguyen nói trong buổi lễ.
Sau buổi đọc kinh cầu nguyện, tất cả cùng thắp nến tưởng niệm các nạn nhân. Vài người không kìm được nước mắt.
Cảnh sát hạt Essex của Anh ngày 2-11 thông tin họ tin rằng các nạn nhân trong container là người Việt Nam nhưng chưa công bố được danh tính vì còn chờ xác định.
Người Việt ở Anh tưởng niệm 39 nạn nhân trong container - Ảnh 2.
Nến được xếp thành con số 39, tượng trưng cho 39 nạn nhân - Ảnh chụp màn hình
Mục sư Nguyen, người đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1984, kể lại ông đã nhận được các cuộc gọi từ các gia đình ở Việt Nam, muốn ông giúp họ biết liệu con cái của họ có nằm trong số 39 thi thể hay không.
"Những người mẹ, người cha gọi cho tôi trong nước mắt và thổn thức. Họ đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ cho chuyến đi này và hi vọng con mình thành công nơi xứ người để trả nợ ở quê nhà.
Thà những người trong container bị bắt còn tốt hơn vì họ còn sống. Giờ thì họ đã mất hai thứ: hi vọng và cả mạng sống", mục sư Nguyen trải lòng với tờ báo Mỹ New York Times.




23.




03/11/2019 08:04 GMT+7

TTO - Trước thông tin có người Việt trong vụ 39 người thiệt mạng tại Anh, từ Bangkok (Thái Lan), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn với gia đình các nạn nhân thiệt mạng tại Anh - Ảnh 1.
Thông tin vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi ngay sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bộ Ngoại giao báo cáo về việc cảnh sát hạt Essex thông báo tin rằng các nạn nhân là người Việt, chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc Londo (Anh), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân khi đang có chuyến công tác tại Thái Lan.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cử ngay các đoàn công tác do lãnh đạo bộ làm trưởng đoàn trực tiếp sang Anh để làm việc với nhà hành chức trách Anh xử lý các công việc có liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu chính quyền các địa phương có gia đình nạn nhân có các biện pháp phù hợp, quan tâm chia sẻ động viên để họ sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này.
Trước đó, ngay sau khi có thông tin vụ việc 39 người thiệt mạng được phát hiện trên xe tải tại Anh, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo yêu cầu các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, các địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Điều tra phát hiện các vụ việc đưa công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thủ tướng cũng giao Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Anh theo dõi tình hình, phối hợp chặt chẽ, làm việc với các cơ quan liên quan phía Anh để xác nhận danh tính nạn nhân trong trường hợp là công dân Việt Nam.
Đồng thời thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5-11-2019.



22.




“Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”!

Thứ Sáu, 01/11/2019, 02:28:18
Mấy ngày qua, việc 39 người thiệt mạng trong container khi tìm đường vào nước Anh đã trở thành một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.
“Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”!
Cảnh sát có mặt tại hiện trường, nơi nhiều thi thể được phát hiện trong xe container ở hạt Essex, Anh. (Ảnh: Reuters)
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức giao Bộ Công an phối hợp Bộ Ngoại giao, UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, các địa phương và cơ quan liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế; điều tra phát hiện các vụ đưa công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài để xử lý hành vi vi phạm. Bên cạnh việc tiến hành các liên hệ cần thiết, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cũng sẵn sàng thực hiện biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp có nạn nhân là công dân Việt Nam; chính quyền một số địa phương đã gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu, lấy mẫu ADN... Song, trong khi nhà chức trách nước Anh chưa công bố thông tin về quốc tịch của 39 người đã mất, thì trên in-tơ-nét, đặc biệt là mạng xã hội, đã xuất hiện nhiều tin tức cho rằng nạn nhân là người Việt Nam. Và lợi dụng việc xảy ra rất đau lòng này, một số tổ chức, cá nhân đã nhân cơ hội hướng dư luận vào xu hướng phê phán Nhà nước Việt Nam, quy kết vì để đất nước đói khổ mà nhiều người phải dấn thân vào cuộc mưu sinh nguy hiểm. Nổi lên trong đó là luận điệu của tổ chức khủng bố “Việt tân”, của một số người như Lysa Phạm, Trần Nhật Phong,... ở Mỹ, bài giảng của linh mục Ngô Văn Khả tại Thánh lễ tổ chức ngày 27-10-2019 ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) nhân danh điều gọi là “cầu nguyện cho 39 nạn nhân”... Đặc biệt, trong khi ngay cả nhiều người Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận sự việc một cách thận trọng, thì một số người ở trong nước lại hùa theo sự sai trái để đưa lên mạng xã hội các ý kiến không đúng mực.
Thí dụ, họ không bận tâm những gì mà Nguyễn Quang, phóng viên BBC, nói trong video-clip trả lời phỏng vấn BBC ngày 27-10-2019: “Tôi xin nhắc lại rõ ràng là cảnh sát hạt Essex ở phía đông Luân Đôn rất cẩn thận, đến giờ này họ vẫn không công bố danh tính cũng như quốc tịch bất cứ nạn nhân nào trong số 39 tử thi đó. Vì thế vẫn có khả năng nghi vấn một số người có thể là người Việt Nam, một số người có thể là người Trung Quốc. Chúng ta phải chờ, vì họ đang xét nghiệm tử thi… Quyền tự do đi lại ở Việt Nam đã khá tốt, quyền mưu cầu hạnh phúc hoặc quyền tìm kiếm một tương lai cho mình là quyền của bất cứ ai, dù là người Việt Nam hay người khác... Vấn đề không phải họ đói, không có tiền. Như anh trai của Nguyễn Đình Lượng nói ở nhà vẫn sống được, vẫn làm ăn được nhưng vẫn muốn đi… Tôi cũng không tin việc này là đặc thù của Việt Nam. Như ở Ba Lan chẳng hạn, tôi đã đến những làng quê có mức sống cao hơn ở Việt Nam nhưng người ta vẫn sang Anh. Đồng bảng ở Anh có sức hút rất lớn, làm việc tại Anh thu nhập bằng bảng, gửi về quê ở đâu thì lợi nhuận cũng cao hơn... Đại sứ quán Việt Nam có nhiều động thái tích cực giúp cảnh sát Anh nhận diện. Đến lúc này cảnh sát Anh chưa xác nhận quốc tịch nạn nhân, nhưng Đại sứ quán Việt Nam đã liên lạc với cảnh sát và công bố trên mạng xã hội, trên BBC tiếng Việt, lập đường dây nóng hướng dẫn người biết tiếng Anh hoặc không biết tiếng Anh”.
Từ nước Mỹ, qua video-clip “Đừng quyết định ra đi vì thiếu hiểu biết” trên Trực diện TV ngày 26-10-2019, ông Minh Giang nói: “Di dân lậu là hết sức nguy hiểm. Quyết định làm điều này là giao tính mạng, tiền bạc cho người khác nắm giữ. Phương tiện đi lại, hiểm nguy chờ phía trước là không thể lường, đó là con đường “thập tử nhất sinh”. Ngay cả khi đến nước Anh rồi cũng không sáng sủa gì, cuộc sống chẳng ra làm sao, sống chui sống lủi, sống mà tương lai không được bảo đảm. Trong khi đó, đi thì phải tốn tiền, thậm chí rất tốn tiền. Trong số người gia đình nghi là nạn nhân, đã tốn gần một tỷ đồng. Với gần một tỷ đồng, với tuổi trẻ tương lai đang ở phía trước, tại sao không dùng số tiền đó để đầu tư, làm một việc gì đó xây dựng tương lai cho mình, mà đi làm một việc tôi cho là hết sức dại dột, nguy hiểm. Qua Anh, Mỹ hay nước khác cũng thế thôi, cuộc sống sẽ rất khó khăn, bất cứ lúc nào cũng có thể bị trục xuất về nguyên quán, bị bắt bớ. Cuộc sống phập phù và hết sức nguy hiểm, rất dễ vướng vào các đường dây làm ăn phi pháp. Vì không có giấy tờ, không có bảo hiểm, không dễ ai thuê mướn, muốn đi làm chính danh cũng không được, không có quyền công dân, sống bên lề rất nguy hiểm… Điều 349 Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định cụ thể về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác đi nước ngoài, hoặc ở lại nước ngoài trái phép”. Đây là điều Việt Nam cấm, đã từng xử lý rất nghiêm khắc. Nên không thể có cái gì xấu, cái gì tồi tệ xảy ra là lại đổ lỗi cho Nhà nước Việt Nam, như vậy là rất thiếu công bằng. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc làm đó, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã có nhiều động thái tích cực giúp làm sáng tỏ sự thật. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn hiện tượng này. Người ra nước ngoài trái phép qua nhiều nước cho thấy đây là đường dây tổ chức chặt chẽ, có sự phân công, phương án một không thực hiện được thì phương án hai. Với người còn trẻ, các bậc cha mẹ cần xem xét trước khi tham gia, đầu tư thiếu sáng suốt vì nghe theo lời xúi giục, dụ dỗ của kẻ khác. Cha mẹ có sẵn tiền, hoặc vay mượn, cho con làm việc này là rất đáng tiếc, vì đã đầu tư vào một việc đầy rủi ro, không có tương lai sáng sủa, đó là canh bạc mười phần thì thua chín”.
Tương tự, từ nước Pháp, qua video-clip “Góc nhìn John Nguyễn về 39 người nhập cư trái phép ở nước Anh” công bố ngày 27-10-2019 trên Vhvntv, ông John Nguyễn đã nói: “Tôi buồn và chia sẻ với gia đình nạn nhân, nhưng nếu nạn nhân là người Việt thì tôi buồn hơn. Thật tiếc vì gia đình và những người trẻ ở Việt Nam bỏ ra số tiền rất lớn cho phần tử xấu. Những kẻ này vẽ nên một bức tranh đẹp rằng ở các nước tư bản sống thoải mái hơn ở Việt Nam, nhưng đó chỉ là ảo ảnh… Trước khi bỏ ra một khoản tiền lớn đến một nước khác vì mong có cuộc sống mới, cần xem xét hợp pháp hay không. Tuy nhiên, dù hợp pháp vẫn phải nỗ lực gấp năm lần, thậm chí mười lần người dân bản xứ, mới có cuộc sống như họ. Đó là sống bình thường, chứ chưa nói đến làm giàu. Rồi nữa bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa có thể “bóp chết” con người. Việt Nam giờ là thiên đường. 10 nghìn Euro, 20 nghìn Euro là số tiền lớn ở Việt Nam, có thể làm được nhiều việc để sống. Đất nước đang trên đà phát triển, không cần phải đi đâu cả. Hãy ở lại đi! Tôi thành thực khuyên các bạn trẻ nếu có ham muốn ra nước ngoài để đổi đời hãy ở lại. Hãy sử dụng tiền vay mượn được để làm vốn và sinh sống trên quê hương mình, tính mạng của các bạn được an toàn. Sử dụng số tiền đó để ra nước ngoài, tính mạng các bạn không được an toàn và gia đình phải gánh chịu nợ nần, làm như vậy để làm gì? Kẻ buôn người vẽ nên một bức tranh mà các bạn không biết phía sau bức tranh là thiên đường hay địa ngục. Đối với tôi, đó là địa ngục. Người sống ngoài vòng pháp luật sẽ không có cuộc sống yên bình mà phải làm nô lệ hiện đại. Tiền không từ trên trời rơi xuống. Sống bất hợp pháp thì không có quyền lựa chọn, nam có thể đi trồng “cỏ” (cần sa), nữ có thể bị bán sống vào “động”, không thể biết được… Dù còn khó khăn nhưng đất nước đã phát triển, sao phải nhập cư lậu để làm nô lệ?”.
Cũng từ nước Mỹ, ngày 26-10-2019, khi trả lời phỏng vấn của trang Trust Media Network trong video-clip “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”, ông Nguyễn Hồng Phúc - một người Mỹ gốc Việt, đã nói: “Dù người nước nào thì vẫn xót xa, đau lòng, tin này không có thì tốt hơn. Xin được thắp nén hương cho người đã khuất. Họ bị bọn buôn người vẽ vời viễn cảnh ở nước Anh hay nước nào đó ở châu Âu kiếm tiền rất dễ dàng, bỏ tiền ra đi lấy lại cũng nhanh, được thay đổi cuộc đời. Họ đi vì thiếu hiểu biết. Một số kênh Youtube của người Việt Nam ở hải ngoại đổ thừa, lên án Nhà nước Việt Nam là hoàn toàn sai lạc. Sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh nếu có người Việt Nam thì phải điều tra ráo riết. Tôi nghĩ không có chính quyền nào muốn công dân của mình vượt biên trái phép sang nước khác. Kinh tế Mê-hi-cô hơn Việt Nam, vì sao dân của họ vẫn vượt biên sang Mỹ, đã bao nhiêu người chết vì vượt qua sa mạc, đâu phải chính quyền Mê-hi-cô xúi họ làm điều đó. Nhiều nước khác nữa, chính quyền đâu có khuyến khích... Xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt xấu, với nước Mỹ cũng vậy. Những người ở đây làm Youtube chống cộng đều nói xấu Việt Nam, không bao giờ họ nói xấu đất nước họ đang sống, không bao giờ nói mặt xấu của nước Mỹ mà chỉ có khen điều tốt”.
Rồi đây, sự việc sẽ được sáng tỏ. Dù kết quả thế nào các nạn nhân cụ thể là ai, cư dân nước nào thì cũng là điều đau xót. Tuy nhiên cũng từ sự kiện này, Nhà nước cùng chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng cần xem xét, tổ chức thị trường lao động, tạo cơ hội và hỗ trợ về việc làm cho toàn dân, đặc biệt là thanh niên; thường xuyên kiểm tra, quản lý các đơn vị tuyển dụng lao động để phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, về thủ đoạn của kẻ xấu; đồng thời đưa kẻ buôn người ra xử lý trước pháp luật… Đặc biệt, nếu những ai muốn phê phán Nhà nước về hiện tượng này, thì trước khi lên tiếng, nên tham khảo ý kiến của một người đã viết trên Facebook: “Nước có tỷ lệ người di cư trên dân số cao nhất ở châu Á không phải Việt Nam, không phải Trung Quốc, thậm chí không phải Ấn Độ hay Phi-líp-pin, mà là một nước phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người trên 30 nghìn USD. Lý do vì đâu? Vì áp lực cạnh tranh cao, vì phải làm việc 70 giờ/tuần, vì thực phẩm, dịch vụ đắt như vàng cốm, và hỡi ôi, vì chật… Nên lý do di cư là cực kỳ đa dạng, nhiều khi rất trời ơi, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế, mưu sinh của từng hoàn cảnh người, chẳng liên quan gì đến đất nước. Tranh thủ sự vụ để bôi xấu nước mình như là địa ngục trần gian thì chỉ thể hiện sự yếm thế, thiếu hiểu biết mà thôi”.
HỒNG QUANG
21.


02/11/2019 17:56 GMT+7

TTO - "Con gái Trà My của tôi chết ở Anh là sự thật rồi" - ông Thìn nghẹn ngào, nước mắt giàn giụa. Trước đó, gia đình ông đã đọc tin nhắn của Trà My: "Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được".

Con gái Trà My của tôi chết ở Anh là sự thật rồi - Ảnh 1.
Di ảnh Phạm Thị Trà My - người mà thông dịch viên cho nhà chức trách Anh gọi điện thông báo là 1 trong 39 nạn nhân chết ở xe container - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Sau khi Cảnh sát Essex (Anh) thông báo 39 thi thể trên container đều là người Việt, một số gia đình người Hà Tĩnh nghi có người thân chết trong xe container ở Anh nói đã cạn hết hi vọng. Việc con chết ở Anh là chuyện không còn mơ hồ với họ nữa.
Từ tối qua đến chiều nay (2-11), ông Nguyễn Đình Gia (57 tuổi, ở xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suy sụp hẳn vì có một người xưng là thông dịch viên cho nhà chức trách của nước Anh gọi về báo tin nói con ông, Nguyễn Đình Lượng, là 1 trong số 39 người bị chết trong thùng xe container.
"Khoảng 20h tối 1-11, có một người xưng là thông dịch viên cho nhà chức trách của nước Anh gọi về báo tin em nó là 1 trong số 39 người bị chết trong container. Tôi không tin đó là sự thật" - ông Gia đau đớn thốt lên.
Vào trong căn nhà cấp bốn lụp xụp, chúng tôi thấy gia đình ông Gia đã lập bàn thờ có di ảnh của Lượng. Năm nay Lượng tròn 20 tuổi. Cuối năm 2017, vợ chồng ông Gia vay hơn 450 triệu đồng  cho Lượng qua Pháp làm thuê. Nhưng phải tới tháng 4-2018, Lượng mới đến đất Pháp, giúp việc tại nhà hàng ăn uống.
Ngày 21-10, Lượng gọi điện về báo rằng "chuẩn bị sang Anh bằng đường ôtô". Và đến chiều 23-10, một người Việt ở bên Anh gọi về nói với ông Gia rằng chuẩn bị "chồng tiền" cho Lượng sang Anh. Nhưng mãi sau đó gia đình ông không thấy Lượng gọi về.
"Hơn một tuần nay tôi chỉ cầu mong cho con được an lành thì nay không còn hi vọng nữa. Nếu tôi biết có ngày hôm nay thì đã không cho con nó đi làm thuê rồi. Sao con tôi chết sớm vậy” - bà Nguyễn Thị Huân, mẹ của Lượng, nằm trên giường thều thào khóc thương con.
Con gái Trà My của tôi chết ở Anh là sự thật rồi - Ảnh 2.
Giờ đây ông Phạm Văn Thìn tin rằng con gái Trà My chết ở Anh là sự thật - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Cũng như ông Gia, ông Phạm Văn Thìn ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cũng nói gia đình ông vừa nhận được một cuộc điện thoại từ nước Anh nói là con gái ông - Phạm Thị Trà My - là 1 trong 39 nạn nhân chết ở Anh.
"Giờ tin con gái tôi chết ở Anh là đúng sự thật rồi. Đau xót quá. Giờ vợ chồng tôi biết làm sao đưa con gái về mai táng đây", ông Thìn nghẹn ngào nói.
Trước đó, gia đình ông Thìn có đọc tin nhắn của Trà My nói rằng: "Con xin lỗi bố mẹ nhiều. Con đường đi nước ngoài không thành. Con chết vì không thở được". Sau tin nhắn đó, gia đình ông   Thìn có linh cảm Trà My có chuyện chẳng lành nên đã lập bàn thờ.
Được biết Trà My là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em - 2 trai, 1 gái. Cuộc sống quá khó khăn nên học hết lớp 12, Trà My đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.
Trở về quê, số tiền dành dụm được ở Nhật Trà My đều đưa cho bố mẹ và các anh trai làm ăn, nhưng rồi kinh tế gia đình vẫn không thoát khỏi khó khăn. Thấy cuộc sống quá vất vả, Trà My đã xin bố mẹ đi Anh làm thuê thì gặp nạn.
Ông Bùi Huy Cường, phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, cho biết đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng 8 trong số 39 người chết ở Anh chính là người của địa phương.
"Tuy nhiên, việc phát ngôn hay khẳng định là phải từ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện địa phương đang lên nhiều phương án đón thi thể các nạn nhân về mai táng ở quê nhà" - ông Cường nói.
 Liên quan đến vụ 39 người chết trong container ở Anh, Cảnh sát hạt Essex ngày 1-11 thông báo rằng đến lúc này họ tin rằng những người chết trong xe container đều là người Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh đã có 10 gia đình trình báo cho cơ quan chức năng về việc người thân của họ mất liên lạc khi tìm đường nhập cư trái phép vào nước Anh.



20.



28/10/2019 11:51 GMT+7

TTO - "Chúng tôi cởi quần áo, bỏ chăn. Chúng tôi uống hết nước nhưng không có nơi để đi vệ sinh. Em trai tôi bắt đầu khóc. Chúng tôi liên tục đập vào trần xe để gọi tài xế vì sắp không thở nổi".


Container, địa ngục trần gian chở người nhập cư sang Anh - Ảnh 1.
Ahmad (10 tuổi) vẽ bức tranh về chiếc xe tải đông lạnh mà cậu bé cùng anh trai Jawad Amiri ở trong đó khi tìm đường sang Anh - Ảnh: AHMAD AMIRI
Không nước, thức ăn, thông gió hay nhà vệ sinh, hành trình địa ngục của những người đi lậu có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Trước thảm kịch 39 thi thể đông cứng được tìm thấy tại hạt Essex, nhiều người nhập cư đã may mắn đến được Anh trên container đông lạnh nhớ lại cảm giác lướt qua mặt tử thần. Bên trong những container này có gì?
Sống chết mặc bay sau khi nhận tiền 
Jawad Amiri và 14 người khác đã suýt chết ngạt trong thùng xe tải đông lạnh M1 ba năm trước, nếu không nhờ tin nhắn từ chiếc điện thoại của người em trai 7 tuổi tên Ahmad.
Hành trình lướt qua mặt tử thần của anh em nhà Amiri, theo câu chuyện đăng tải trên Đài BBC, bắt đầu từ một nơi tập trung người tị nạn tại Calais, Pháp.
"Mỗi đêm, những kẻ đưa người đi lậu mở cửa một chiếc xe tải và đưa những nhóm từ 20 đến 30 người vào trong. Họ lấy tiền rồi thì không quan tâm ai sống ai chết" - anh Amiri (28 tuổi) chia sẻ.
Hai anh em Amiri ở trong xe tải cùng 13 người khác. Cửa bị khóa và mọi người đều sợ hãi do không thể mở khóa từ bên trong.
Bên trong xe tải là những thùng thuốc tây. Có khoảng trống nửa mét giữa các thùng thuốc và trần xe, và họ phải nằm yên không thể nhúc nhích, ngồi dậy hay đi vệ sinh trong suốt 15 - 16 giờ.
"Nó như một nấm mồ di động" - Amiri nhớ lại. Theo lời kể của Amiri, bên trong container rất tối và lạnh. Tuy nhiên sau đó máy điều hòa bị hỏng nên ngày càng ấm hơn.
"Chúng tôi cởi quần áo, bỏ chăn. Chúng tôi uống hết nước nhưng không có nơi để đi vệ sinh. Em trai tôi bắt đầu khóc. Chúng tôi liên tục đập vào trần xe để gọi tài xế vì sắp không thở nổi" - Amiri kể về ký ức kinh hoàng.
Container, địa ngục trần gian chở người nhập cư sang Anh - Ảnh 2.
Jawad Amiri hiện đang sống tại Peterborough và học ngành xây dựng - Ảnh: JAWAD AMIRI
Tài xế đã dừng lại nhiều lần để la hét và ngăn những người trong xe làm ồn, nhưng không chịu mở cửa xe. Nhiều người trong xe có điện thoại nhưng lại không muốn gọi cảnh sát vì sợ bị gửi trả về trại.
Điện thoại của ông Amiri hết pin, nhưng cậu bé Ahmad có một chiếc điện thoại nhỏ và đã gửi tin nhắn cho một phụ nữ làm việc cho tổ chức từ thiện ở khu tập trung tại Calais.
"Thằng bé nói rằng chúng tôi cần giúp đỡ, tài xế không chịu dừng lại và không có oxy" - Amiri cho biết.
Người phụ nữ đó đã phản hồi và dặn nhóm người họ hãy ngồi yên, thư giãn và cố gắng đừng nói chuyện nhiều. Bà cho biết đang gọi cảnh sát.
Cảnh sát đã sử dụng chó nghiệp vụ và phát hiện ra chiếc xe tải. "Mọi người đều thở phào vì được cứu nhưng một số người lo lắng chuyện sẽ bị gửi trả lại trại tị nạn" - thanh niên 28 tuổi chia sẻ.
May mắn là cả Amiri và em trai đều được ở lại Anh. "Hiện tại tôi rất hạnh phúc. Tôi có quyền ở lại Anh và đang học về xây dựng" - ông Amiri nói.
Mùi của tử thần
Amiri cho biết anh thấy rất buồn khi hay tin về vụ 39 người chết ở Anh trong xe container đông lạnh ở Essex. "Tôi nghĩ 39 người đó bị hết oxy và tôi rất buồn cho họ. Họ không chỉ là 39 người chết. Họ là 39 gia đình đã mất đi một người thân" - ông Amiri nói.
Container, địa ngục trần gian chở người nhập cư sang Anh - Ảnh 3.
Ahmad al-Rashid đã trải qua hành trình 55 ngày với những lần phải ngồi trong xe đông lạnh để trốn chạy khỏi Syria và đến được Anh - Ảnh: BBC
Một người tị nạn may mắn khác là Ahmad Al-Rashid đến Anh năm 2015. Theo BBC, ông Rashid đã trải qua hành trình dài 55 ngày kể từ khi rời Aleppo, Syria để đến Anh.
"Tôi đã ở đằng sau một vài xe tải đông lạnh vào năm 2015 với thịt gà và thịt đông lạnh" - ông Rashid chia sẻ trên Twitter sau khi hay tin về vụ 39 nạn nhân ở Essex.
"Một trong các sự cố tôi gặp phải khi đó là việc bị kẹt trong container đông lạnh suốt 2 giờ. Mọi thứ lạnh cóng, mọi người bắt đầu tê dại và ho nên chúng tôi bắt đầu đập tay vào cửa liên tục" - ông Rashid nhớ lại.
"Bạn phải cầu xin bọn tổ chức đưa người đi lậu thương tình đưa bạn ra ngoài vì cửa khóa ngoài. Tiếng hét của những người trong đó vẫn còn ám ảnh tôi" - ông Rashid chia sẻ.
"Tôi không bao giờ có thể quên những đôi mắt đã ở đó cùng tôi, trong một thùng xe tối om, không có không khí, chỉ đầy mùi tử thần. Không thể quên. Tôi có thể nghe họ la hét đến chết bởi vì tôi đã ở đó" - ông Rashid viết trên Twitter.
Container, địa ngục trần gian chở người nhập cư sang Anh - Ảnh 4.
Cảnh sát phát hiện 58 thi thể người Trung Quốc trong container chở cà chua tại Dover vào tháng 6-2000 - Ảnh: PA
Tấn thảm kịch của 39 nạn nhân tại Essex đã từng xảy ra tại cảng Dover, vùng Kent ở miền nam nước Anh vào tháng 6-2000 khi cảnh sát phát hiện 58 thi thể bên trong một container đóng kín chở cà chua. Họ là những người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nguyên nhân chết của 58 con người này, theo Hãng tin Reuters, cũng là vì hết dưỡng khí. Cảnh sát cũng phát hiện các bằng chứng cho thấy họ đã điên cuồng đập tay vào container để bám víu lấy hi vọng sống còn. Chỉ hai người may mắn sống sót nhờ những người khác chết trước, không tiêu thụ oxy nữa.
Năm 2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng tuyên bố sẽ không còn trại tị nạn quy mô lớn nào khác tại Calais, và cảnh báo những người tị nạn không nên tìm đường đến Anh vì đó là một "cửa tử".




19.


















Với gần 1.500 người xuất khẩu lao động, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) được gọi là 'làng tỷ phú', 'làng biệt thự' với hàng loạt nhà cao tầng, xe sang.
















Xã Đô Thành, huyện Yên Thành cách trung tâm TP Vinh (Nghệ An) khoảng 50km. Những năm gần đây, địa phương này xuất hiện nhiều biệt thự sau "cơn bão" xuất khẩu lao động.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Đô Thành, cho hay phong trào xuất ngoại diễn ra hơn 15 năm nay. Xã này hiện có gần 1.500 người đi xuất khẩu lao động. Nhiều người trong số này xuất cảnh "chui".

Ông Hà thừa nhận làng quê nơi đây thay đổi diện mạo vì có tiền từ người đi xuất khẩu lao động gửi về. Những ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự châu Âu mọc lên san sát.

Việc xây biệt thự trên nền những căn nhà mái ngói cấp 4 cũ kỹ vẫn đang diễn ra. Cơ quan chức năng chưa thống kê cụ thể số biệt thự mọc lên trong thời gian gần đây.

Một cán bộ địa phương cho biết hơn 15 năm trước, dòng người địa phương tỏa đi các nước châu Á, châu Âu để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Có người ăn nên làm ra đã rủ thêm người thân, bạn bè sang lập nghiệp. Họ gửi tiền về quê để làm nhà, mua sắm ôtô, vật dụng đắt tiền.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hà nói về cơ bản, Đô Thành vẫn là một xã nông nghiệp, người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi để làm kinh tế. "Xuất khẩu lao động chỉ là một trong những nguồn giúp họ tăng thu nhập", ông nói.

Ở địa phương này, có gia đình có đến 4, 5 người cùng đi xuất khẩu lao động. "Con trai, con gái, con dâu và cả cháu nội tôi đang ở Đài Loan làm thuê. Chi phí đi nước ngoài chủ yếu là vay mượn", một người dân ở xóm Hoàng Lồ chia sẻ.

Cũng nhờ ra nước ngoài làm thuê, không ít gia đình đã tự mua được ôtô đắt tiền làm phương tiện đi lại.

Gia đình có người đi xuất khẩu lao động không tiết lộ thu nhập. Còn cơ quan chức năng cũng không thống kê vì nhiều người xuất cảnh "chui", không khai báo.

Một người trở về Châu Âu nói rằng để có được việc làm ở các nước như Anh, Đức hay Ba Lan, có người phải đánh đổi bằng tính mạng. "Có người còn bị bắt vào tù do đi trồng cây cần sa thuê", anh này kể.

Nhiều gia đình ở Đô Thành và một số xã lân cận chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em ở lại. ''Chồng sẽ ra nước ngoài làm việc và gửi tiền về. Vợ ở nhà chăm sóc con cái và xây dựng nhà cửa", một chủ thầu xây dựng tên Bình cho hay.

Mới đây, liên quan vụ 39 thi thể được tìm thấy trong xe container ở Anh, lãnh đạo xã Đô Thành cho biết có 3 gia đình ở địa phương gửi đơn trình báo có con mất liên lạc khi sang Anh. Cơ quan chức năng cũng ghi nhận 18 gia đình ở Nghệ An và 10 trường hợp khác tại Hà Tĩnh đã trình báo mất liên lạc với người thân trong đợt này.

Xuất khẩu lao động: Dính 'quả đắng' của Công ty TNHH Du học Hà Nội, khách tiền mất nợ mangNhiều lao động tại Nghệ An và Hà Tĩnh dính "quả đắng" khi nộp cho Công ty TNHH Du học Hà Nội hàng trăm triệu đồng với lời hứa được sang nước ngoài làm việc.

Người Việt nghi gặp nạn ở Anh: ‘Không phải xứ phồn hoa nào cũng là miền đất hứa’Đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải tạo việc làm trong nước để người lao động có thể kiếm sống và không nghe theo những kẻ buôn người đưa đến 'miền đất hứa'.





































06:30 01/11/2019


Với gần 1.500 người xuất khẩu lao động, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) được gọi là "làng tỷ phú", "làng biệt thự" với hàng loạt nhà cao tầng, xe sang

.




Xã Đô Thành, huyện Yên Thành cách trung tâm TP Vinh (Nghệ An) khoảng 50 km. Những năm gần đây, địa phương này xuất hiện nhiều biệt thự sau "cơn bão" xuất khẩu lao động.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Đô Thành, cho hay phong trào xuất ngoại diễn ra hơn 15 năm nay. Xã này hiện có gần 1.500 người đi xuất khẩu lao động. Nhiều người trong số này xuất cảnh "chui".





18.


HƯƠNG THẢO
02-11-2019 07:24

Kinhtedothi - Theo đó, vì bằng chứng đang được thu thập ở nhiều khu vực trên toàn thế giới nên hiện cảnh sát Anh chưa thể công bố danh tính của bất kỳ nạn nhân nào.
Đại diện cảnh sát Essex tối 1/11 (giờ địa phương) tuyên bố, 39 người di cư được tìm thấy trong thùng đông lạnh trên xe tải hôm 23/10 vừa qua nhiều khả nang đều là công dân Việt Nam.
"Tại thời điểm này, chúng tôi tin rằng các nạn nhân là người Việt Nam, chúng tôi đang liên lạc với Chính phủ Việt Nam", Trợ lý trưởng Tim Smith nói.
Theo đó, cảnh sát hạt này đang liên lạc trực tiếp với một số gia đình ở Việt Nam và Vương quốc Anh khi đã xác định được thân nhân cho một số nạn nhân xấu số. Tuy nhiên, vì "bằng chứng đang được thu thập ở nhiều khu vực trên toàn thế giới", nên hiện chưa thể công bố danh tính của bất kỳ nạn nhân nào.
Đại sứ quán Việt Nam tại London cho biết danh tính cụ thể của các nạn nhân vẫn cần được xác nhận bởi các cơ quan hữu quan của cả Anh và Việt Nam.
"Chúng tôi vô cùng đau buồn trước phát hiện ban đầu của cảnh sát Essex rằng trong số các nạn nhân mất mạng trong xe tải vào ngày 23/10/2019 có thể là công dân Việt Nam", tuyên bố của Đại sứ quán Việt Nam viết, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để hỗ trợ gia đình các nạn nhân người Việt đưa thi thể người thân trở về.
DIỄN BIẾN VỤ 39 THI THỂ TRÊN XE CONTAINER TẠI ESSEX CHO ĐẾN NAY
Ngày 23-10: Cảnh sát Essex nhận được điện báo phát hiện 39 thi thể trong container tại khu công nghiệp Waterglade. Tài xế điều khiển xe đầu kéo tên Maurice "Mo" Robinson lập tức bị bắt giữ.
Ngày 24-10: Cảnh sát Anh thông tin các nạn nhân có thể là người Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lập tức vào cuộc.
Ngày 25-10: Đại sứ quán Việt Nam tại Anh vào cuộc. Hai nghi phạm là chủ xe đầu kéo bị bắt.
Ngày 26-10: Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ra thông cáo khẳng định sẵn sàng bảo hộ công dân nếu có nạn nhân là người Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và chính quyền Nghệ An, Hà Tĩnh vào cuộc xác minh.
Cảnh sát Anh yêu cầu ngừng suy đoán danh tính các nạn nhân và khởi tố hình sự tài xế Robinson với 42 tội danh, trong đó có 39 tội ngộ sát. Cộng hòa Ireland bắt nghi phạm là tài xế lái container chứa 39 thi thể trên lục địa châu Âu.
Ngày 27-10: Anh hoàn tất việc chuyển các thi thể tới nhà xác bệnh viện, hơn 500 hiện vật bằng chứng được thu giữ làm căn cứ xác định danh tính.
Ngày 28-10: Tài xế Robinson ra tòa và bị từ chối cho bảo lãnh tại ngoại với các tội danh được giữ nguyên. Thủ tướng Anh Boris Johnson đến hiện trường, cam kết "làm tất cả có thể" trong sổ chia buồn.
Ngày 29-10: Bộ Công an Việt Nam tuyên bố sẵn sàng cử Đoàn công tác sang Anh hỗ trợ điều tra, xác minh danh tính nạn nhân. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh xác nhận đã gửi 14 hồ sơ sang Anh để nhận diện.
Ngày 30-10: Cảnh sát Anh phát lệnh truy nã hai anh em ruột người Bắc Ireland với cáo buộc ngộ sát và buôn người. Công an Hà Tĩnh khởi tố điều tra vụ "tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép". Anh tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của người Việt tại
Ngày 1-11: Cảnh sát Cộng hòa Ireland khởi tố Eamon Harrison, tài xế chở container chứa 39 thi thể tới cảng Zeebrugge của Bỉ - nơi nó lên đường sang Anh tối 22-10. 




17.



Qua người phiên dịch, cảnh sát Anh thông báo cho gia đình ông Gia ở Hà Tĩnh rằng con trai ông nằm trong danh sách 39 nạn nhân ở Anh.

Ông Nguyễn Đình Gia (57 tuổi, xã Thanh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, ông mất bình tĩnh và chấn động khi cảnh sát Anh gọi về thông báo con trai ông là Nguyễn Đình L. (20 tuổi) nằm trong danh sách 39 nạn nhân tử vong trong xe container.
'Tôi bị chấn động khi cảnh sát Anh nói con tôi nằm trong số 39 nạn nhân'
Ông Gia thất thần sau khi cảnh sát Anh gọi về
Theo ông Gia, khoảng 20h tối qua, khi cả gia đình đang ăn cơm thì ông nhận được cuộc gọi qua mạng xã hội Zalo, thông qua người phiên dịch, ông Gia được biết đó là cảnh sát Anh.
"Cuộc gọi kéo dài khoảng 8 phút. Tôi, cảnh sát Anh và một người phiên dịch nữa nói chuyện. Tôi có hỏi con tôi có nằm trong danh sách 39 nạn nhân hay không thì cảnh sát bảo rằng chắc chắn con tôi nằm trong số đó", ông Gia nói.
'Tôi bị chấn động khi cảnh sát Anh nói con tôi nằm trong số 39 nạn nhân'
Mẹ của L. bên bàn thờ, cầu nguyện cho con trai
"Cảnh sát Anh có hỏi nguyện vọng của gia đình là gì? Tôi chỉ nói bây giờ nguyện vọng của tôi là mong chính phủ 2 nước tạo điều kiện đưa thi thể con tôi về nước, chứ gia đình tôi giờ không thể sang Anh để đưa thi thể con về được nữa", ông Gia nói.
Ông Gia cho biết, cuộc gọi từ cảnh sát Anh đã dập tắt hết mọi hy vọng cuối cùng của gia đình.
"Trước đó tôi vẫn nghĩ là 80% con trai tôi chết rồi nên tôi lập bàn thờ. Nhưng cả gia đình vẫn hi vọng, vẫn mong có phép màu. Nhưng cảnh sát thông báo vậy khiến cả gia đình bị chấn động và mất bình tĩnh", ông Gia nghẹn ngào.
'Tôi bị chấn động khi cảnh sát Anh nói con tôi nằm trong số 39 nạn nhân'
Mẹ của T.M. nằm liệt giường chờ tin con
Còn ông Phạm Văn Thìn (55 tuổi, thị trấn Nghèn, Can Lộc), người trình báo con gái Phạm Thị T.M. (26 tuổi) mất tích tại Anh cho biết, tối hôm qua gia đình ông cũng nhận được cuộc gọi của cảnh sát Anh. Nhưng họ vẫn chưa khẳng định con gái ông nằm trong danh sách 39 nạn nhân.
'Tôi bị chấn động khi cảnh sát Anh nói con tôi nằm trong số 39 nạn nhân'
Gia đình T.M. đã căng bạt, lập bàn thờ cho con
“Họ vẫn chưa khẳng định con gái tôi nằm trong danh sách 39 nạn nhân. Cảnh sát Anh gọi, có người phiên dịch kèm nữa. Cuộc gọi kéo dài khoảng 5 phút, họ hỏi về đặc điểm nhận dạng của con gái tôi, trên người có đeo trang sức gì không? Người có vết sẹo nào không?...”, ông Thìn nói.
Ngoài ra, ông Bùi Chính (trú phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), người bố trình báo con trai là Bùi Phan Th. (SN 1979) cũng mất tích trùng thời điểm với việc phát hiện 39 thi thể tại Anh cho biết, tối hôm qua cảnh sát Anh cũng đã gọi điện về cho gia đình.
Tuy nhiên, cảnh sát Anh cũng chưa khẳng định với gia đình là anh Th. nằm trong danh sách 39 thi thể.
'Tôi bị chấn động khi cảnh sát Anh nói con tôi nằm trong số 39 nạn nhân'
Ông Bùi Chính đau buồn chờ tin con trong vô vọng
“Họ chưa khẳng định. Họ chỉ hỏi đặc điểm nhận dạng của con tôi, chiều cao và cân nặng như thế nào…”, ông Chính cho hay.
Ông Bùi Huy Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, ở Can Lộc có 8 trường hợp trình báo con mất tích. Trong đó, có 1 người ở thị trấn Nghèn, 5 người ở xã Thiên Lộc, 1 người ở xã Thanh Lộc, và 1 người ở Vĩnh Lộc.
“Hiện tại đang có thông tin cảnh sát Anh gọi về thông báo cho gia đình. Tuy nhiên, tôi chưa nắm được, để tôi liên hệ với gia đình nắm lại thông tin xem thử như thế nào”, ông Cường nói.
Thiện Lương






16. Ngày 2/11/2019


vụ 39 người việt nam tử vong bị buôn người đưa vào anh thuộc về trách nhiệm của đảng cầm quyền và chính phủ việt nam. đổ lỗi cho quốc gia khác hay gia đình nạn nhân là vô liêm sỉ. đảng cầm quyền và chính phủ việt nam sống bằng tiền thuế của dân thì phải có trách nhiệm bảo vệ người dân khỏi nạn buôn người. một người bị cướp thì đó là trách nhiệm không đảm bảo an ninh xã hội của đảng cầm quyền và chính phủ, chứ không phải lỗi người bị cướp có tài sản hay có ý thích khoe khoang của cải. không bảo vệ được người dân thì không có tư cách để lãnh đạo và điều hành đất nước. đó là điều hiển nhiên.
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.