Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/06/2021

Báo chí cách mạng từ 1925 và hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021

Kênh Nguyễn Phương Hằng của năm 2021 là gắn với sự kiện đang diễn ra của vợ chồng ông Dũng Lò Vôi (đã đi ở đây ở đây).

Kênh này đã thu hút một lượng khán thính giả đông đảo mà bất cứ một kênh báo hình báo tiếng nào ở Việt Nam hiện nay cũng phải thèm khát.

Thế mới nói đến "hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021". Nhìn lại, thì vào năm 1925, tờ Thanh Niên được ra đời cũng là một tờ báo tư nhân.

Bắt đầu của những vận động xã hội, thì đều là từ những cá nhân. 

Ví dụ cụ thể thì, năm 1919, vào ngày 4 tháng 5 đã nổ ra phong trào thanh niên Trung Quốc, kêu gọi cải cách, với các cá nhân tiêu biểu như Trần Độc Tú - Lỗ Tấn - Hồ Thích - Thái Nguyên Bồi - Lý Đại Lợi. Sau này, gọi tắt là phong trào Ngũ Tứ (mùng 4 tháng 5).

Muộn lại vài năm nữa, tờ Thanh Niên năm 1925 gắn với nhóm thanh niên Việt Nam đang hoạt động tại Trung Quốc lúc đó, cũng là phong trào từ các cá nhân xuất sắc.

Bây giờ, hãy cùng nhìn lại hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyên Phương Hằng 2021, mà bắt đầu là các ý kiến cá nhân của các nhà báo đang hoạt động trong ngành báo chí cách mạng Việt Nam.

Đi mấy bài đầu tiên xuất hiện vào ngày 21 tháng 6 năm 2021. Dưới là đó là cập nhật dần như mọi khi.

Tháng 6 năm 2021,

Giao Blog

---



fanpage nào đạt 4,6 triệu lượt xem, 265 ngàn lượt thích, hơn 450 ngàn lượt bình luận và hơn 55 ngàn lượt chia sẻ sau vài ngày?

Nhà báo nào tung ra câu nào lập tức trở thành trends câu đó?

Và bài điều tra nào ngay lập tức mang lại 14 tỉ cho đồng bào vùng lũ?

Chả cần giới thiệu chắc cacc cũng thừa biết chúng ta đang nói đến chị tôi. Nay 21.6, khẳng định luôn: chị tôi là số 1, số 2 và là cả số 3 trong làng báo. Đừng cãi.
Nhớ sau buổi họp báo đầu tiên, chị tôi thôi, chả họp hành gì trông chờ gì vào bọn 9 điểm 3 môn, hay nền báo chí cách mạng nữa.

chị tự mình làm tổng biên tập, kiêm biên tập viên, kiêm MC, kiêm phóng viên, kiêm luôn nguồn tin. Nói đâu trúng đó. Bá đạo trên từng hột gạo.

buổi livestream nửa triệu view, và “hiện tượng chị tôi” đáng để loại như tôi coi như một bài học.

Bài học rằng: nói thật, nói đúng như chị tôi người ta mới tin chứ không phải cứ mãi tô hồng “khu vui chơi giải trí” rồi bảo khu trĩ cũng thơm.

Bài học rằng báo chí mậu dịch- ngôn từ thắt cà vạt, đúng lề, giờ thậm chí không còn tác dụng đi wc nữa cơ.

Thành ngữ @ giờ có câu: Muốn thịt lợn rẻ lên tivi mà mua…

Không biết các đồng nghiệp nghĩ sao chứ tôi thì tôi thấy xấu hổ với chị tôi lắm.

Nhân tiện: đây chỉ là một stt tự nhục cá nhân viết ra để tự răn mình.



https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4188388414517042



Bạn tôi gọi điện chúcmừng “Ngày nhà báo”, hỏi tôi có hứng thú với nghề làm báo không. Thật khó trả lời, nên tôi bảo không. Hỏi không hứng thú sao làm. Tôi nói không có việc gì làm mới đi làm báo, nhưng đã làm báo thì toàn tâm toàn ý, nếu không thì hết đường sinh sống.
Nhân loại vốn không cần có nghề báo và sẽ không còn cần đến nghề báo nữa. Nghề báo, cùng với nghề viết văn, mới có sau khi có nghề in. Trước đó, có nghề kể chuyện trong quán xá. Ban đầu ngẫu nhiên có một ông khách ngồi kể chuyện, người xung quanh tụ lại hóng hớt. Thấy mỗi lần ông khách này có mặt, quán bỗng nhiên đông người, chủ quán liền thuê luôn ông ta đến kể chuyện để câu khách (có lẽ từ “câu khách” bắt đầu từ đây). Từ đó, các quán xá cạnh tranh nhau không chỉ bằng rượu ngon trà ngon thức ăn ngon mà còn bằng người kể chuyện hấp dẫn. Người kể chuyện cũng dần dần trở thành chuyên nghiệp, anh ta phải trau dồi những kiến thức lịch sử, đi hóng hớt thu nhặt những chuyện diễn ra khắp nơi và bịa ra những câu chuyện liên tu bất tận. Một số tiểu thuyết chương hồi như Tam Quốc chí diễn nghĩa ngày nay chúng ta đọc được hình thành từ đây.
Khi nghề in phát triển, những người kể chuyện dần dần thoát khỏi quán xá, mấy ảnh thấy tự mình in ra những câu chuyện đó mang đi bán có lợi hơn là bán cho mấy anh chủ quán. Nghề kể chuyện được chia thành hai nhánh, một nhánh trở thành nhà văn, một nhánh trở thành nhà báo. Dù tự phong cho mình sứ mệnh cao cả gì thì bản chất của nhà văn nhà báo cũng là đi mua vui cho thiên hạ để kiếm tiền. Trong hai nhánh này thì nhánh nhà văn được viết những câu chuyện bịa, còn nhánh nhà báo nhất định phải viết những câu chuyện thật. Nhà báo mà muốn bịa như nhà văn thì thành tào lao ngay, không chỉ tào lao mà còn gây hại cho xã hội.
Để có thể sinh sống được với nghề báo, tôi là người có thể làm được tất cả các công đoạn của nghề này từ trước khi máy vi tính và internet được phổ cập. Tôi từng làm “hoạ sĩ trình bày” cho một tờ báo, khi không đủ tin bài để trình bày tôi viết luôn cho đủ, rồi mang maquette mình vẽ ra đưa đến nhà in nhìn họ sắp chữ chế phim, xong in ra một bản để tôi sửa lỗi (gọi là chấm morasse) và chỉnh sửa màu sắc, báo in xong mang đi phát hành. Khi làm Tổng thư ký toà soạn báo Thanh Niên, tôi “tổng chỉ huy” tất cả các công đoạn trên nhưng vẫn tiếp tục viết bài. Và tôi đã chứng kiến sự cáo chung của một loạt công đoạn liên quan đến một số nghề biến mất : Nghề đánh máy chữ (ngày xưa gọi là đả tự viên), nghề sắp chữ của nhà in, nghề chế bản ở các toà soạn và đang chứng kiến sự đe doạ biến mất của báo in.
Với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ, không chỉ báo in sẽ cáo chung mà ngay cả nghề báo cũng sẽ sớm cáo chung. Chúng ta đang nhìn và đang phụ thuộc vào các Big Tech như Facebook, Twitter, Google… Hiện nay nghề báo đang bị lép vế trước các Big Tech tập trung quyền lực ghê gớm này nhưng vẫn có thể tương tác dựa dẫm vào bọn họ để tồn tại.
Nhưng sự phát triển vũ bão của công nghệ đang đẻ ra một thứ công nghệ chống tập trung quyền lực. Đó là công nghệ blockchain, được coi là trái tim của cuộc cách mạng 4.0. Ra đời chỉ hơn 10 năm nay, blockchain không chỉ tạo ra Bitcoin và các loại tiền điện tử mã hoá mà sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Với nguyên lý phân tán đồng đẳng, nó sẽ trao quyền lực lại cho từng cá nhân, tạo nền tảng cho sự chia sẻ thông tin của tất cả mọi người, đập tan các trung tâm quyền lực công nghệ. Nó cũng thúc đẩy hình thành một xã hội không có lãnh tụ, bảo đảm các quyền tự nhiên của con người, làm tiêu tan mọi thứ quyền lực, trong đó có quyền lực thứ tư mà các nhà báo đang nuôi ảo tưởng. Nghề báo cũng sẽ cáo chung, như nó từng không tồn tại, chỉ là thời gian lâu hay mau thôi, nhưng chắc là không lâu.
Không bao lâu nữa, chúng ta sẽ tưởng nhớ đến các nhà báo như tưởng nhớ mấy anh kể chuyện nơi hàng quán. Chúc.mừng các nhà báo thì vẫn cứ nên chúc.mừng, nhưng sự sắp cáo chung của nghề báo là chuyện nên chúc.mừng trước.
HOÀNG HẢI VÂN

(Hoa báo Thanh Niên vừa gửi tới mừng. Cám ơn Báo Thanh Niên)

https://www.facebook.com/hksanh/posts/4231189363606758









21/06/2021

Trịnh Hữu Long

Xài tiền thuế: điều bất hợp lý duy nhất của báo chí cách mạng

Sớm hay muộn, báo chí cũng phải vận hành theo cơ chế thị trường như mọi ngành nghề khác.

Người ta có thể chỉ trích báo chí cách mạng vì nhiều thứ, như đưa tin một chiều, đưa tin vịt, làm loa phóng thanh cho một đảng chính trị, v.v. Nhưng điều đó xảy ra với mọi nền báo chí, dù tự do đến đâu. Trong hầu hết các trường hợp, những điều đó không phạm pháp gì cả, nó chỉ đáng tranh cãi về mặt nghiệp vụ và đạo đức báo chí.

Điều bất hợp lý của báo chí cách mạng hiện nay, mà theo tôi là điều bất hợp lý duy nhất, là nguồn thu nhập của họ.

Với tư cách là các đơn vị báo chí nhà nước, họ nghiễm nhiên nhận ngân sách nhà nước để sống.

Với các tờ báo có cơ quan chủ quản là cơ quan nhà nước như các bộ, viện kiểm sát, tòa án, ủy ban nhân dân và các cơ quan lập pháp trung ương lẫn địa phương, họ nhận tiền trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

Với các tờ báo là đơn vị trực thuộc các tổ chức chính trị như Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, họ nhận tiền thông qua các gói ngân sách mà nhà nước dành cho các tổ chức này hàng năm.

Với các tờ báo trực thuộc các tổ chức xã hội như các hội nghề nghiệp và các tờ báo tư nhân núp bóng tổ chức xã hội, họ có thể tự chủ một phần thu nhập, hoặc tự chủ hoàn toàn. Số này chỉ vào khoảng 1/3 tổng số cơ quan báo chí tại Việt Nam. Nghĩa là, vẫn có khoảng 556 cơ quan báo chí khác nhau đang bám vào bầu sữa ngân sách. [1]

Lấy ví dụ (dữ liệu từ Bộ Tài chính [2] và Chính phủ [3]): 

  • Năm 2021, ngân sách nhà nước cấp cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) xấp xỉ 228 tỷ đồng, cho Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hơn 1.000 tỷ đồng.
  • Năm 2019, ngân sách nhà nước cấp cho hai tờ báo của Bộ Tài chính là Thời báo Tài chính Việt Nam (hơn 16 tỷ đồng) và Tạp chí Tài chính (gần 5 tỷ đồng).
  • Năm 2019, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội chi cho báo Kinh tế và Đô thị hơn 7 tỷ đồng, Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh chi cho Đài Tiếng nói Nhân dân 46,5 tỷ đồng, chưa kể ngân sách chi cho các báo khác thông qua ngân sách cho các sở, ban, ngành, đoàn thể.
  • Năm 2019, Báo Phụ nữ Việt Nam được cấp 3,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 18/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nói rõ năm lĩnh vực báo chí, truyền thông mà ngân sách nhà nước đảm bảo 100%. [4]

Giả sử tính bình quân mỗi tỉnh mỗi năm chi cho các tờ báo và đài phát thanh, truyền hình của họ 10 tỷ đồng thì con số của riêng các tỉnh đã là 640 tỷ đồng. Cộng với con số tính bằng nghìn tỷ đồng cấp cho các cơ quan báo chí trung ương thì chúng ta có thể thấy mức độ đầu tư dành cho báo chí lớn thế nào.

Nếu cho rằng Việt Nam có 50 triệu người đóng thuế hàng năm, thì số tiền trung bình mỗi người đó phải trả cho VOV đã là 20.000 đ/người/năm.

Nói cách khác, bất kể có mua báo hàng ngày hay không, người dân vẫn đang phải trả tiền mua báo, thông qua việc trả tiền thuế để nuôi hàng trăm cơ quan báo chí nhà nước.

Nếu các cơ quan báo chí này không dùng tiền ngân sách nữa thì họ muốn tuyên truyền cho ai cũng được, muốn viết thế nào cũng được. Khi đó, chuyện họ hoạt động ra sao không còn là một vấn đề công cộng nữa, mà thuần túy là vấn đề thị trường và xã hội dân sự.

Nếu họ muốn tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đảng Cộng sản tự bỏ tiền ra cho báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và hàng loạt cơ quan báo chí khác xài. Khi đó sẽ không ai kêu ca gì nữa. Không có lý do gì hàng chục triệu người dân đóng thuế phải bỏ tiền ra để vận hành các tờ báo của một đảng phái của hơn 4 triệu đảng viên.

Việc nhà nước độc quyền cung cấp dịch vụ báo chí là tước đi quyền kinh doanh báo chí của thị trường và tước đi cơ hội được mua báo theo nhu cầu của người tiêu dùng. Thay vào đó, người tiêu dùng phải chấp nhận tiêu thụ thông tin do các cơ quan báo chí của một đảng chính trị cung cấp. Hay ít nhất, các cơ quan báo chí này cũng đã thề trung thành với đảng chính trị đó.

Trước năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quốc doanh hóa tất cả các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Mọi việc mua bán phải đi qua các cửa hàng mậu dịch của nhà nước. Chất lượng và số lượng hàng hóa thời kỳ đó thế nào, chắc lớp trung niên hiện nay còn nhớ rõ. Và chất lượng hàng hóa kể từ năm 1986 đến nay đã tăng cao thế nào, số lượng đã dồi dào ra sao, sự lựa chọn đã nhiều lên thế nào, chúng ta đều hiểu rõ.

Nói vậy không có nghĩa là báo chí cách mạng không có những sản phẩm tốt. Nhưng đó không phải vấn đề bài viết này muốn nói.

Sớm hay muộn cũng phải cắt bầu sữa ngân sách dành cho báo chí và để cho báo chí vận hành theo cơ chế thị trường, như những gì đã xảy ra với các ngành nghề khác từ năm 1986 đến nay.

https://www.luatkhoa.org/2021/06/xai-tien-thue-dieu-bat-hop-ly-duy-nhat-cua-bao-chi-cach-mang/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=xai-tien-thue-dieu-bat-hop-ly-duy-nhat-cua-bao-chi-cach-mang




Thứ 2, 21 tháng 06 ,2021

Lược sử báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Ngay từ thời kì đầu, những tờ báo ra đời dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc mở mang kiến văn, “khai dân trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp cận những giá trị tiến bộ từ phương Tây. Sang đến thời kì 1945 – 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ của nền Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều là một “người thư ký trung thành” của thời đại, luôn luôn song hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tới tận ngày hôm nay, trong thời đại hội nhập, đổi mới, nền báo chí nước nhà một mặt đã có những bước chuyển mình để phù hợp với bối cảnh hiện đại, mặt khác vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc truyền bá tri thức, văn hóa, định hướng những mục tiêu phát triển bền vững cho xã hội, đồng thời nhanh chóng nắm bắt và cung cấp đầy đủ những thông tin khách quan, chân thực, chính xác nhất tới mọi người dân Việt Nam. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cùng điểm lại những mốc phát triển của toàn bộ nền báo chí Việt Nam nói chung và Báo chí Cách mạng nói riêng để thấy được toàn bộ tiến trình lịch sử thăng trầm mà vẻ vang của sự nghiệp báo chí nước nhà; từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về sức mạnh, tầm ảnh hưởng của báo chí đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thêm thấu hiểu và trân trọng những lao động nhọc nhằn mà vinh quang của người làm báo xưa và nay.

Ở thời kì đầu, khi thực dân Pháp nổ tiếng súng mở màn cuộc xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (1858), họ đã hoạch định một chiến lược đô hộ hết sức quy mô và bài bản mà trong đó vấn đề ngôn ngữ, văn hóa  và báo chí đã được đặt ra như một ưu tiên hàng đầu, vì mục tiêu “đồng hóa” người Việt, mang văn minh phương Tây truyền bá sâu rộng hơn nữa vào lãnh thổ nước ta. Báo chí Việt Nam ra đời và phát triển trước tiên ở Nam Kỳ, bởi lẽ, đây là nơi hội tụ 3 yếu tố căn bản để xuất hiện báo chí, bao gồm: văn tự (chữ quốc ngữ), sự phát triển của các kỹ thuật in ấn hiện đại và sự xuất hiện của các đối tượng độc giả. Trước hết, cần thấy rằng, khi công cuộc khai thác thuộc địa được thực hiện tại Nam Kỳ, Pháp đã ra sức truyền bá chữ quốc ngữ – một loại chữ có tính phổ thông cao hơn chữ Hán, đồng thời cho xuất bản nhiều tờ báo bằng loại văn tự này để dễ dàng phổ biến văn hóa phương Tây, đặc biệt là đạo Công giáo ở Việt Nam. Do đó, hầu hết những người viết văn, làm báo đầu tiên ở Việt Nam đều là những người Công giáo. Có thể kể đến những cái tên như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản… Bên cạnh đó, các phương tiện kỹ thuật in ấn hiện đại, nhà in, thợ in giỏi… đều được Pháp đưa sang Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình xuất bản báo chí tại Nam Kỳ lúc bấy giờ. Đồng thời, với đặc tính văn hóa cởi mở, dễ tiếp thu cái mới của con người Nam Bộ, một cộng đồng độc giả dễ dàng được hình thành, giúp đời sống báo chí ngày càng mở rộng và phát triển hơn.

1. Thời kì 1865 – 1945 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Nam Kỳ với sự nở rộ của nhiều tờ báo viết bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ, chữ Hán kết hợp chữ quốc ngữ. Báo chí được xuất bản đa dạng từ hình thức tới nội dung. Bên cạnh các tờ báo chuyên về mảng thời sự, chính trị, công vụ như Gia Định Báo(1865), cũng tồn tại những tờ báo với phong cách nội dung hướng tới các đối tượng độc giả riêng như: Nông Cổ Mín Đàm chuyên về kinh tế; Thông Loại Khóa Trình chuyên về văn hóa,  Phụ nữ Tân Văn – báo phụ nữ, Nam Kỳ địa phận báo về công giáo Đến trước thế chiến I, báo chí Nam Kỳ chiếm ¾ báo chí cả nước. Trong đó, nổi bật là các tờ như: Gia Định Báo (1865- đầu thế kỷ XX) – tờ báo quốc ngữ đầu tiên của nước ta, được giao cho Trương Vĩnh Ký (“ông tổ của nghề báo Việt Nam”) phụ trách vào năm 1869.

Gia Định Báo ra đời năm 1865, là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam

      Ở Bắc Kỳ, do một vài yếu tố khách quan, sự hình thành và phát triển của báo chí diễn ra chậm hơn. Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo là tờ báo đầu tiên được xuất bản bằng chữ Hán vào năm 1892. Bên cạnh đó, một số tờ báo tiếng Pháp như Tương Lai Bắc Kỳ, Tin Hải Phòng (Courier Hai Phong)… cũng lần lượt ra đời. Tờ Đại Việt Tân Báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên xuất bản ở Bắc Kỳ năm 1905, rồi tờ Đăng Cổ Tùng Báo là diễn đàn kêu gọi canh tân của biên tập viên trẻ Nguyễn Văn Vĩnh và cơ quan ngôn luận của hội “Đông Kinh Nghĩa Thục” (03-11/1907) với nhiều bài báo mang tính chính trị và chống Pháp. Rồi tiếp theo là tờ Trung Bắc Tân VănĐông Dương Tạp Chí (1913 – 1916), Nam Phong Tạp Chí (1917 – 1934). Đặc biệt, tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập đã đóng vai trò quan trọng như một “bách khoa thư” sống động; cung cấp, phân tích và khái quát hóa các tư tưởng học thuật Đông Tây, kim cổ, nhằm đem tới cho nhiều đối tượng bạn đọc lúc bấy giờ những tri thức từ căn bản tới chuyên sâu trong các lĩnh vực văn hóa đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người Việt về dân tộc mình và thế giới chung quanh. Nhiều bài viết trong tạp chí cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị “khai dân trí” của nó, do đó thường được nhiều trí thức tìm tới để soi chiếu các vấn đề của xã hội đương đại. Dù xuất hiện muộn hơn so với niềm Nam song vùng đất Bắc Kỳ với các ưu thế về bề dày và chiều sâu văn hóa, lịch sử, đội ngũ trí thức là những nhà báo tiềm năng cũng như nhu cầu sử dụng báo chí làm công cụ đấu tranh chính trị, văn hóa, xã hội, hứa hẹn sẽ là nơi chứng kiến sự nở rộ của báo chí sau này. Bên cạnh đó, tại Trung Kỳ, sự ra đời của tờ báo Tiếng Dân (1927) do Huỳnh Thúc Kháng sáng lập cũng được xem như một dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của báo chí Việt Nam.

Bên cạnh dòng báo chính thống và các báo có tư tưởng chính trị trung lập, một số báo khuynh tả với tiếng nói chống đối chính quyền Pháp đã ra đời. Điển hình, trong giai đoạn năm 1925 – 1926, tại Sài Gòn, một số nhà báo – chính trị gia có tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu đã cho xuất bản các tờ báo: La Cloche Fêlée (Tiếng Chuông Rè), L’Annam, Người Nhà quê, Đông Pháp Thời Báo… thể hiện tương đối rõ lập trường của mình đối với các vấn đề độc lập dân tộc. Ở nước ngoài, tờ báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/06/1921 chính thức trở thành tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1925 – 1929, báo chí cách mạng nước nhà tồn tại song hành cùng với hoạt động của các trí sĩ yêu nước tại Trung Quốc, Pháp, Thái Lan và chỉ sau năm 1929, khi phong trào cộng sản bắt đầu xuất hiện ở nước ta, mạng lưới báo chí cách mạng tại địa phương mới bắt đầu hình thành và phát triển. Tiêu biểu phải kể đến Tạp chí Cộng sản bao gồm Tạp chí Đỏ và Lao Động (1929). Bên cạnh đó, hoạt động báo chí cách mạng trong các nhà tù thực dân của những người cộng sản Việt Nam cũng phát triển như một dòng mạch riêng, tồn tại bất hợp pháp song vẫn có một đời sống bền bỉ, là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cách mạng Việt Nam.

Từ những năm 1925 trở đi, ở nước ta đã có khoảng 100 tờ báo, được viết bằng rất nhiều văn tự khác nhau, bao gồm báo chữ Pháp, Anh, chữ quốc ngữ, chữ Hán… Trong giai đoạn 1930 – 1938, trên khắp cả nước đã có khoảng 400 tờ báo, trong đó báo tiếng Việt chiếm tới 2/3. Các tờ báo ra đời trong thời kì này chính là minh chứng cụ thể, sinh động ghi lại những tác động sâu sắc của văn hóa phương Tây tại Việt Nam; gắn liền với những tiếng nói kêu gọi cách tân, đổi mới, xóa bỏ các hủ tục, lề thói không còn hợp thời, hướng về các giá trị dân chủ, tự do, tiến bộ hơn. Các báo Phong Hóa (1932 – 1936), Ngày Nay (1935 – 1940), Thanh Nghị (1941 – 1945), Tri Tân (1941 – 1945) đều là những tờ báo có tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ. Ngoài ra phải kể đến nhóm Tân Dân với Tiểu thuyết thứ bảyPhổ thông bán nguyệt sanÍch hữu, Tao Đàn, Truyền bá và hai tủ sách Tủ sách Tao Đàn, Tủ sách Những tác phẩm hay hoạt động rất mạnh từ giữa thập niên 30 đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Trên các tờ báo và tạp chí đó hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời và cũng là một mảnh đất tốt ươm tạo cho nhiều tài năng văn chương đương thời. Sang tới giai đoạn 1939 – 1945, khi Nhật “hất cẳng” Pháp ở Đông Dương và thực hiện chế độ cai trị của mình tại đây, nhiều tòa soạn đã phải đóng cửa, số lượng báo được xuất bản giảm mạnh, tới năm 1945 chỉ còn lại 200 tờ. Trước những biến động khôn lường ấy, các nội dung văn học – nghệ thuật có tính riêng tư đã tỏ ra không phù hợp với tình cảnh chung của đất nước. Trái lại, do phản ánh và theo kịp những sự kiện, tin tức thời sự “nóng hổi”, đồng thời cất lên được tiếng nói của toàn thể dân tộc trước nạn ngoại xâm, báo chí cách mạng bắt đầu nở rộ và lên ngôi với sự xuất hiện của hàng loạt các tờ báo Đảng mang tầm cỡ toàn quốc như: Cờ Giải Phóng (1942), Việt Nam Độc Lập (1941) do Hồ Chí Minh sáng lập, tồn tại đến năm 1945 với hơn 200 số, Cứu Quốc (1942) của Mặt trận Việt Minh.

Tờ Sự thật – tiền thân của báo Nhân dân – ra đời năm 1945, đóng góp một phần lớn vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

Nhìn chung, ở giai đoạn này, dẫu báo chí Việt Nam được hình thành trên nền tảng báo chí thuộc địa, song từ sự ra đời của tờ báo quốc ngữ đầu tiên cho tới hàng loạt các tạp chí, các cây bút với những bài viết đa dạng, có giá trị học thuật và văn hóa cao đã đặt một nền móng vững chắc cho nền báo chí nước nhà trong những giai đoạn tiếp theo. Nói cách khác, ngay từ khi mới xuất hiện, báo chí đã luôn thực hiện tốt vai trò “cánh chim đầu đàn” của mình trong việc truyền bá tri thức, mở mang dân trí, cung cấp những kiến thức và trở thành kho lưu trữ những kinh nghiệm, tư tưởng, những giá trị tinh thần quý giá của dân tộc. Ý nghĩa này vẫn tiếp tục được các thế hệ làm báo phát huy ở những giai đoạn sau, trở thành một trong những sứ mệnh hàng đầu của báo chí Việt Nam xuyên suốt mọi thời đại.

2. Sang tới thời kì 1945 – 1954, ở buổi đầu thành lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, các nhà cầm quyền hiểu rõ hơn hết vai trò và sức mạnh to lớn của báo chí đối với việc củng cố chính thể mới, gia tăng sự tin tưởng và đoàn kết trong nội bộ chính quyền cũng như toàn thể nhân dân, do đó đã kịp thời cho ban hành những văn bản chỉ đạo đường lối, cách thức tổ chức, quản lý hệ thống báo chí sao cho đạt được sự đồng bộ, thống nhất và hiệu quả cao. Báo chí Việt Nam giai đoạn đầu (1945 – 1946) nhìn chung đảm bảo tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ; ngay cả những đảng phái chính trị có khuynh hướng đối lập cũng có thể xuất bản báo chí. Tuy nhiên, dù hoạt động dựa trên nguyên tắc, tư tưởng nào, tinh thần   chung của báo chí nước nhà vẫn phải xuất phát từ lợi ích dân tộc; phải trở thành vũ khí sắc bén bảo vệ chính quyền nhân dân và đoàn kết chống kẻ thù chung khi cần thiết; đồng thời tăng cường mở rộng, tái cơ cấu hệ thống báo chí địa phương, đưa báo chí cách mạng đến gần hơn với đông đảo quần chúng nhân dân.

Báo chí cách mạng thời kỳ này đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chính quyền Nhân dân, đồng thời trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, khích lệ tinh thần các chiến sĩ Vệ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, cam go và ác liệt mà vinh quang, hào hùng. Các tờ báo cách mạng lớn tiếp tục tồn tại, phát triển, cập nhật và tác động trực tiếp tới tình hình chính trị lúc bấy giờ, điển hình phải kể đến báo Cờ Giải Phóng do Cơ quan TW Đảng Cộng Sản Đông Dương đại diện, ra được 28 số; báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh, ra công khai đến số 31, ngày 24/08/1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Bên cạnh đó, nhiều tờ báo khác cũng đã ra đời kịp thời, phục vụ nhiều nhiệm vụ cách mạng đa dạng, từ công tác phân tích, bồi dưỡng lý luận chính trị cho tới việc đưa tin, cập nhật tình hình chiến sự, cổ vũ tinh thần chiến đấu… Có thể kể đến một số tờ báo nổi bật lúc bấy giờ như: Tạp chí Sự Thật (Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mac) do đồng chí Trường Chinh làm chủ bút, chuyên viết về mảng thông tin và lý luận, đi sâu phân tích, lý giải, bình luận, định hướng đường lối, tư tưởng với các vấn đề đa dạng như cải cách ruộng đất, cải cách tiền tệ, ngoại giao Xô – Trung… báo Tiên Phong (Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam) đánh dấu nhiều thành tựu của công tác tuyên truyền trên mặt trận văn hóa – nghệ thuật; là tờ báo có trình độ khá cao về văn học – nghệ thuật, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà thơ có tên tuổi, bao gồm Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Văn Cao, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân… Đã ra được 24 số trong giai đoạn này; Quân đội Nhân dân với tiền thân là các tờ Vệ Quốc quânQuân Du kích, ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn tổng phản công, là tờ báo chuyên biệt dành cho người lính, phản ánh tư tưởng quân sự, đời sống các lực lượng vũ trang. Đây chính là cái nôi đào tạo ra nhiều cây bút lớn như: Trần Cư, Phạm Hữu Bằng, Trần Thiếp, Lê Bách, Vũ Tú Nam

Ở thời kì này, ngoài báo viết, Chính phủ cách mạng cũng đã chú ý đến những hình thức báo chí khác như  Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945), Thông tấn xã Việt Nam (15/09/1945)... Tất cả các phương tiện đa dạng kể trên đã giúp báo chí giai đoạn này có được nhiều bước đột phá trong cách thức và cả nội dung thể hiện, từ đó làm tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó, thực hiện đúng sứ mệnh “người thư ký trung thành” của thời đại bất chấp mọi gian khổ, nguy nan.

Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi chương trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Đài Phát thanh Quốc gia.

3. 1945 – 1975 là thời kỳ mà báo chí Việt Nam tồn tại trong sự phân hóa với cục diện đặc biệt, khi hai miền Nam – Bắc bị chia cắt với hai chế độ chính trị khác nhau, do đó hệ thống báo chí và công tác xuất bản cũng có những cách thức hoạt động riêng. Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, báo chí được bao cấp hoàn toàn và có sự đồng bộ hóa, nhất quán trong cách thức triển khai, vận hành; không giống với hệ thống báo chí tư bản đa đảng phái, phát triển tự do theo hướng tư nhân hóa, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như ở miền Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, bộ phận báo chí cách mạng tại đây cũng tồn tại song song, đan xen với báo chí thực dân, thể hiện rất rõ tinh thần phản kháng chính quyền tư bản độc tài, đại diện cho tiếng nói yêu nước và yêu chuộng hòa bình của nhân dân miền Nam.

Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì, ác liệt và gian khổ của dân tộc, Đảng và Nhà nước vẫn xem báo chí như là công cụ tuyên truyền đắc lực, đi đầu trong việc cổ vũ công cuộc lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc, thúc đẩy tinh thần chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược của chiến sĩ và nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ tại chiến trường Nam bộ. Trong tiến trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hệ thống báo chí với khoảng dưới 100 tờ được đặt dưới sự điều phối của Đảng và Nhà nước, phân chia thành các nhóm báo tương ứng với các chủ đề riêng. Nhóm báo về chính trị – xã hội với nội dung xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa, giáo dục tinh thần cách mạng, gương người tốt việc tốt… bao gồm các tờ Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới, Hải Phòng… Nhóm báo về văn hóa –  văn nghệ: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Văn NghệTiên Phong, Phụ Nữ Việt Nam, Lao Động… Lúc này, kỹ thuật in ấn báo chí đã có sự phát triển nhất định, tiếp cận được kỹ thuật in màu với sự hỗ trợ nhà in Tiến Bộ (CHDC Đức). Không những thế, trình độ nghiệp vụ – chuyên môn của các nhà báo thời kỳ này cũng đã đạt tới sự chuyên nghiệp nhất định. Nhiều mô hình tạp chí sở hữu những cây bút chuyên sâu với các bài viết có chất lượng cao. Bên cạnh bốn phân ngành chủ đạo văn – sử – địa – triết của tạp chí giai đoạn sau khi lập lại hòa bình, Tạp chí Cộng Sản (tiền thân của nó là Tạp chí Đỏ những năm 1930 và Cộng sản những năm 1940) vẫn tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình với nền báo chí cách mạng truyền thống, không ngừng đổi mới để củng cố, xây dựng và hoàn thiện nền tảng lí luận chính trị của quốc gia.

4. Từ năm 1975 đến nay, nền báo chí nước nhà đã trải qua không ít những thăng trầm, biến động; song không vì thế mà vai trò của nó đối với việc phản ánh toàn diện những vấn đề đương thời, đồng hành cùng lịch sử dân tộc, cung cấp thông tin, mở mang tri thức, định hướng những trân giá trị của nó bị mai một đi giữa dòng chảy hối hả, bộn bề của đời sống xã hội. Kể từ ngày đất nước thống nhất, tiến hành xây dựng Xã hội chủ nghĩa, tất cả các sự kiện, biến cố lớn như: cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đỉnh điểm vào giai đoạn 1979 – 1990, hai cuộc chiến ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây – Nam, công cuộc Đổi Mới ngoạn mục năm 1986 với dấu mốc lịch sử đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng để cải tổ và xây dựng một nền kinh tế – xã hội mới, cho tới khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế, bắt đầu gây dựng và lấy lại vị thế, vai trò và tiếng nói trên thế giới, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã vượt qua thử thách của đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian vừa qua… đều đã được báo chí kịp thời “đón đầu”, ghi nhận, truyền tin, bình luận và cung cấp những chỉ dẫn, định hướng một cách đúng đắn và chính xác nhất.

    Ở thời kì trước đổi mới (1975 – 1986), cùng với việc thống nhất, kiện toàn bộ máy Nhà nước, hệ thống báo chí cũng đã được xây dựng, đồng bộ hóa trên những nguyên tắc nhất định. Tháng 7/1976, Hội Nhà báo Việt Nam (miền Bắc) và Hội nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam hợp nhất, lấy tên là Hội Nhà báo Việt Nam. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thời kì này, các công cụ, tài liệu phục vụ công tác in ấn, xuất bản gặp rất nhiều khó khăn. Giữa những năm 1980, ở nước ta chỉ có khoảng 100 tờ báo, trong đó có 07 tờ báo Trung ương, 40 tờ báo địa phương, lực lượng vũ trang có 29 tờ báo, 06 tờ báo đối ngoại, 10 tờ về văn học nghệ thuật. Báo viết vẫn chiếm ưu thế ở giai đoạn này với hoạt động tương đối sôi nổi của những tờ báo đã tồn tại từ trước năm 1975 như: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng Sản, Văn Nghệ, Phụ nữ Việt Nam, Thanh Niên, Tạp chí Điện Ảnh… Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số tờ báo có sự đột phá, cách tân về nội dung, hình thức và cách thức tổ chức thực hiện như: Tuổi Trẻ TP.Hồ Chí Minh (1975), Thanh Niên (1986). Những tờ báo này khi ra đời đều thu hút được sự chú ý, đón nhận từ người đọc. Ngoài ra, hệ thống truyền hình chính cũng đã chính thức đi vào thời kỳ xây dựng và phát triển. Đài TNVN có ảnh hưởng rất lớn trên mọi phương diện đời sống xã hội.

Bước vào giai đoạn Đổi mới, báo chí cũng có những bước tiến đáng kể, song hành với những thay đổi của nền kinh tế, xã hội. Đại hội V Hội Nhà báo Việt Nam năm 1989 đã đề xuất những phương hướng đổi mới báo chí theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với quy luật xã hội, tiếp cận và cung cấp những luồng thông tin đa chiều; chủ động, thường xuyên đi vào công tác chống tiêu cực, phơi bày sự thật và những mặt trái còn tồn đọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, từ đó xác định đường hướng cải tổ, thay đổi, khắc phục những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các mặt tích cực đã đạt được; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng song cũng cần phải mở rộng dân chủ cho báo chí.


Ngoài hình thức báo in truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của Internet, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ

    Luật Báo chí năm 1990 ra đời là một dấu mốc đối với lịch sử báo chí Việt Nam đương đại. Bộ luật gồm 31 điều, với rất nhiều điểm mới cần ghi nhận: thông tin trên báo chí phải tuân thủ tính khách quan và đưa ra những góc nhìn đa chiều trong khuôn khổ tôn trọng sự thật, tôn trọng luật pháp, Hiến pháp; người dân hoàn toàn có quyền sử dụng các cơ quan báo chí để bày tỏ nguyện vọng, thắc mắc, đồng thời tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Bên cạnh đó, hoạt động của báo chí theo cơ chế bao cấp cũng đã có sự chuyển đổi sang hoạt động có tính chất hàng hóa, chấp nhận cạnh tranh, đa dạng hóa trong lĩnh vực báo chí, mở rộng phát triển các mô hình báo chí tư nhân. Ngoài hình thức báo in truyền thống, giữa thời đại chuyển đổi số với sự bùng nổ của Internet và các kỹ thuật – công nghệ hiện đại, các loại hình báo chí đa phương tiện đã xuất hiện và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại, dù có nhiều thay đổi về hình thức, cách thức hoạt động, song báo chí vẫn luôn giữ vững được vai trò quan trọng của mình trong việc cập nhật, theo sát và chuyển tải kịp thời tình hình thời sự, đời sống – xã hội; góp phần thúc đẩy, mở rộng vốn tri thức, làm dồi dào và phong phú thêm những giá trị tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Với xuất phát điểm từ một nền báo chí được thai nghén và hình thành trong lòng thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trải qua những thăng trầm, biến động tương ứng với các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc: Từ thời kỳ thuộc địa cho đến khi giành được độc lập, hình thành Nhà nước mới và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, khi non sông liền một dải cho tới những bấp bênh của thời kì khủng hoảng kinh tế – xã hội và chính thức thay da đổi thịt để bước vào giai đoạn hội nhập, đổi mới. Thực tế cho thấy, dẫu ở thời đại nào, báo chí Việt Nam vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, không thể thay thế được trong đời sống dân tộc. Là một nền báo chí đa dạng, phong phú, đi từ thô sơ đến hiện đại; mang tính chất nghiệp dư đến chuyên nghiệp; từ những hoạt động đơn lẻ, riêng rẽ trong từng giới xã hội cho đến các hoạt động chính trị chung, báo chí nước ta vẫn luôn từng ngày từng giờ hiện diện, đồng hành với mọi bước tiến của dân tộc, trở thành một trong những kênh thông tin có giá trị và nguồn cung tri thức dồi dào nhất tới mọi tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, khai mở tư duy tiến bộ và là bệ phóng cho mọi ý tưởng dựng xây, kiến thiết đất nước. Nhìn lại toàn bộ chặng đường hình thành và phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam, dẫu còn nhiều thách thức và khó khăn phía trước, song ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một thế hệ những nhà báo có đủ tài năng, tâm huyết, tinh thần dũng cảm, sáng tạo sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được từ các thế hệ đi trước để tiếp tục hoàn thành xuất sắc hơn những mục tiêu, sứ mệnh to lớn của báo chí quốc gia trong tương lai.■

Ngọc Lan

(theo Tạp chí Phương Đông)

 https://ordi.vn/luoc-su-bao-chi-viet-nam-tu-nam-1865-den-nay.html


---

CẬP NHẬT


4. Ngày 3/9/2021

Nghệ sĩ, từ thiện và sự minh bạch

09:46 03/09/2021

CEO Đại Nam – bà Nguyễn Phương Hằng lại vừa tiếp tục làm dậy sóng truyền thông. Bà Hằng “hứa hẹn” sẽ liên tục tổ chức phát sóng trực tiếp đưa ra bằng chứng tố cáo hàng loạt nhân vật showbiz đình đám khác có khuất tất, nhập nhèm trong việc thu – chi tiền của người ái mộ đóng góp từ thiện. Danh sách những nghệ sĩ mà bà hứa hẹn sẽ biến “từ thủ phạm thành nạn nhân” khá dài, toàn những cái tên đình đám: Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Hồ Ngọc Hà và mẹ của cô...

Dịch dã hoành hành, ngoài thời sự COVID-19, không một sự kiện truyền thông nào đình đám, thu hút được nhiều sự quan tâm như những buổi livestream tuyên bố của bà Phương Hằng. Hoạt động biểu diễn ngưng trệ, tên tuổi nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tưởng chừng như mất hút bất ngờ lại trỗi lên mạnh mẽ nhờ bị, hoặc được hứa hẹn bị bà Phương Hằng bóc mẽ. Nói theo ngôn ngữ của các fans (người hâm mộ) nghệ sĩ, một mình bà Phương Hằng “cân tất”, độc chiếm “sân khấu” bằng những buổi livestream luôn thu hút hàng trăm ngàn khán giả theo dõi trên mạng xã hội.

Bà Hằng có thế mạnh, vì trong nhiều năm qua, vợ chồng bà đã đóng góp từ thiện rất lớn. Hoạt động từ thiện của họ có tổ chức, có nền tảng pháp lý, có cam kết dài hạn, ngân sách lấy từ hoạt động kinh doanh của Đại Nam. Các chương trình từ thiện đều chọn lọc như Quỹ mổ tim, Quỹ giúp bệnh nhân não úng thủy, Quỹ Cấp cứu giờ vàng, và hiện nay là Nhà máy ô xy miễn phí… Đó là những đóng góp cộng đồng trách nhiệm xã hội hiệu quả, nhưng không quảng bá rầm rộ.

a20.jpg -0
Từ thiện hãy xuất phát từ lòng từ tâm. Những điểm để quà cho bà con tự đến lấy như thế này giữa tâm dịch thật đáng quý biết bao.

Đình đám nhất trong các “tour trình diễn” đình đám, bà Nguyễn Phương Hằng đã công khai tố cáo ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng “ngâm” 96 tỷ đồng tiền từ thiện giúp đỡ đồng bào miền Trung chứ không phải chỉ 1,8 tỷ đồng như ca sĩ này đã công bố trước đó. Bà chủ Đại Nam tuyên bố đang giữ những 1,9kg chứng từ, sao kê trong tay. Nếu số tiền đóng góp chỉ là 1,8 tỷ đồng, tập hồ sơ chứng từ chắc chỉ dăm ba trang giấy, không thể “nặng ký” đến thế.

Xưa nay, Đàm Vĩnh Hưng vẫn nổi tiếng là một ca sĩ có đội ngũ người hâm mộ đông đảo hàng khủng. Hưng cũng quá nổi tiếng với những tuyên bố cực sốc khi đáp trả những lời chỉ trích, góp ý của mọi người, mọi giới, mọi tầng lớp và tuổi tác. Lần này, để đáp lại, Đàm Vĩnh Hưng cũng đã đăng status, phát clip trên trang cá nhân, khẳng định sẽ “chiến” đến cùng với bà Nguyễn Phương Hằng. Tất nhiên, lời lẽ của anh ca sĩ đình đám vẫn như cũ. Đàm Vĩnh Hưng thách thức bà Nguyễn Phương Hằng: “Đúng như những gì tôi đã dự đoán trước về con người của cô. Cô lươn lẹo, lưu manh, lật lọng trong việc khiêu khích tôi và lôi kéo đám đông. Tôi thách cô tung ra 1,9kg giấy sao kê của số tiền 96 tỷ đồng. Cô bẻ lái qua vấn đề khác? Thật là trẻ con.

Vì cô vu khống tôi ăn chặn 96 tỷ đồng tiền từ thiện, khẳng định mình có 1,9 kg giấy sao kê nên tôi đã nói rõ ràng rằng tôi muốn pháp luật và ngân hàng vào cuộc kiểm tra số giấy sao kê đó so với giá trị thật của tài khoản của tôi. Nếu sai 1 dem cô mất 1 viên kim cương...

Nếu cô vẫn muốn vu khống tôi, mời cô cố gắng biến giấc mơ sao kê và 1,9kg giấy lộn kia thành sự thật. Tôi đang đợi cô úp mớ giấy cô đang có với con số dơ bẩn như sự tưởng tượng của cô. Tôi sẽ nhờ pháp luật đối soát tài khoản của mình để đảm bảo tính minh bạch”.

Nghe có vẻ mạnh miệng, song người theo dõi vẫn đánh giá: Đàm Vĩnh Hưng có vẻ như đang yếu thế và… yếm thế, ngôn ngữ có phần đánh tráo khái niệm, vốn không nằm trong thói quen của một ca sĩ ngông nghênh. Thay vì từ tốn đưa ra chứng từ, biên lai, minh bạch con số chính thức để chứng minh bản thân không dính đến chuyện khuất tất với tiền từ thiện, con số bà Hằng đưa ra không chính xác, ca sĩ này lại đòi người tố cáo phải chứng minh là “đúng 96 tỷ, không thiếu một dem”.

Thay vì chứng tỏ mình trong sáng, Đàm Vĩnh Hưng lại chuyển sang tấn công cá nhân người tố cáo: “Cô đang nghĩ mình là ai vậy? Tự cho mình quá nhiều quyền hành nay ra lệnh này, mai thời hạn kia. Với tôi, cô hoàn toàn không có tư cách gì để yêu cầu tôi hay nghệ sĩ khác phải làm theo cô mong muốn”.

Lẽ tất nhiên, đúng sai vẫn còn chưa ngã ngũ thì thị phi cũng còn nguyên. Những ồn ào đó không giúp gì tích cực cho đời sống tinh thần của xã hội. Vụ việc thu hút được lượng quan tâm kinh khủng vì cả hai bên nguyên và bị đều có đội ngũ người hâm mộ thuộc hàng kỷ lục. Khủng hoảng càng ngày càng leo thang, vì đằng nào người ủng hộ - chống đối của cả hai bên đều chẳng thèm quan tâm đến lý lẽ cũng như bằng chứng mà phía bên kia đưa ra. Họ chỉ "sốt" vì số tiền quá lớn, đặt bên sự hào nhoáng của vật cá cược là viên kim cương lớn nhất trong bộ sưu tập của đại gia Nguyễn Phương Hằng và mong muốn thần tượng của họ đưa ra sao kê chứng minh mình đúng.

Nghệ sĩ, từ thiện và sự minh bạch -0
Đàm Vĩnh Hưng từng lấy tiền ủng hộ đồng bào bị lũ lụt đi xây sửa chùa.

Vụ việc chỉ là trò “mua vui cũng được một vài trống canh” của cả đôi bên, trám vào sự im vắng của sân khấu biểu diễn mùa dịch dã. Nhưng nó cũng chỉ thu hút được sự quan tâm dễ dãi của giới bình dân hiếu kỳ đang rảnh rỗi. Phần còn lại, đó chỉ là một vụ lùm xùm đáng xấu hổ.

Thật ra, nghệ sĩ làm từ thiện không phải câu chuyện mới. Ít nhiều, với uy tín cá nhân và lượng người ái mộ đông đảo, giới nghệ sĩ đứng ra kêu gọi từ thiện cũng đã nhận được rất đông sự ủng hộ, đem lại những hiệu quả tích cực, đáng quý. Tuy nhiên, cần thấy rõ rằng, nghệ sĩ làm từ thiện chỉ mang tính tự phát, là một hoạt động cá nhân, không có tính chuyên nghiệp, cam kết cá nhân rất thấp. Ngay cả những nghệ sĩ tham gia hoạt động từ thiện lâu năm, làm nhiều lần thì các chương trình của họ cũng chỉ mang tính bột phát, hưởng ứng tình hình thực tế hoặc đến hẹn lại lên chứ không có tính chuyên nghiệp. Hoạt động từ thiện kiểu nghệ sĩ không có cam kết lâu dài, bền vững. Tiền từ thiện cũng không phải do cá nhân hay gia đình bỏ ra hoàn toàn mà chủ yếu là huy động từ cộng đồng. Nghệ sĩ chỉ là người đại diện.

Do không có ràng buộc cụ thể, đầu ra từ thiện mới khiến nhiều vấn đề phát sinh, không loại trừ cả những tiêu cực. Không phải tiền của bản thân, nhưng cho ai, dùng vào việc gì với số tiền từ thiện lại gần như hoàn toàn phụ thuộc vào ngẫu hứng của người nghệ sĩ. Đàm Vĩnh Hưng đã từng bị “tố” vì đem hàng trăm triệu đồng người hâm mộ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt đi giúp xây chùa ở Nghệ An. Khi bị đặt vấn đề hoài nghi, anh chống chế: chùa bị bão lụt, đã mục nát, cần sửa chữa, xây mới, tức cũng là nạn nhân của bão lụt!

Chỉ đến khi số tiền mà nghệ sĩ nhận được quá nhiều, việc chi từ thiện mới thành tâm điểm của sự chú ý. Đã không ít người lên mạng chỉ ra rằng, một số nghệ sĩ thậm chí đã dùng phần lớn tiền từ thiện sai mục đích (Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng và một số người khác đã từng bị nhắc tên).

Nếu việc này gắn với nguồn tiền khác, họ sẽ rất dễ bị các cơ quan đại diện luật pháp hỏi thăm, vì đó nếu không phải hành vi lừa đảo thì cũng là hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhưng với tiền hoạt động từ thiện tự phát của nghệ sĩ thì khác. Không có cam kết, mặc định họ không vi phạm cam kết. Ủng hộ từ thiện chỉ là hình thức tín ký, không phải hợp đồng hay giao kèo có ràng buộc, những hành xử thiếu rõ ràng của họ cũng khó dùng quy phạm pháp luật để luận tội.

Dù vậy, vẫn còn đó những ràng buộc đạo đức vô hình. Chỉ có sự minh bạch, chi tiết, cụ thể, người nghệ sĩ mới thực sự trở thành người đại diện từ thiện chân chính, không vướng thị phi. Đáng tiếc, lâu nay hầu như không mấy ai quan tâm điều đó. Trong nhiều trường hợp, niềm tin, lòng tốt, sự ái mộ của công chúng đã bị đánh cắp, vung rắc khắp nơi và hóa thị phi gây nhiễu loạn đạo đức, tinh thần xã hội. Đó là những điều, dù mạnh miệng đến mấy, nghệ sĩ vướng lùm xùm cũng không gột được…

Nên chăng lúc này ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thay vì tuyên bố kiện người vu khống bôi nhọ anh thì rút kinh nghiệm từ vụ của hai nghệ sĩ vừa rồi, việc cần làm trước tiên là anh nên công khai minh bạch số tiền từ thiện anh đã quyên góp được và việc anh đã chi từ thiện số tiền của các nhà hảo tâm gửi gắm anh trao cho bà con nghèo bị thiên tai như thế nào trước công chúng. Việc công khai minh bạch tiền từ thiện rất quan trọng, vừa để làm bằng chứng kiện lại người đã vu khống anh, vừa trả lại niềm tin cho các nhà hảo tâm, vừa lấy lại danh dự tư cách của chính mình, để những người hâm mộ anh không phải thất vọng vì thần tượng của họ.

Những vụ bóc mẽ vừa qua làm lộ ra một điều: cần có quy chế rõ ràng đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng dùng uy tín, tiếng tăm của mình để vận động từ thiện. Phần ngược lại, đạo đức nghệ sĩ cũng luôn cần sự minh bạch. Đáng tiếc, nếu chỉ là tự giác thì hầu như khó trông chờ ở nghệ sĩ showbiz sự tốt đẹp này. Danh tiếng vẫn đang bị bán – không rẻ, mà rất nhiều tiền. Vì thế, cần dụng luật.

Nguyễn Hồng Lam


https://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/nghe-si-tu-thien-va-su-minh-bach-i626771/?fbclid=IwAR1cG4IjoXq4x6EfyKTKSezunCErXL3IqcLcZnDQL1vyx9SQj6lXUW1FxH8



3. Ngày 25/6/2021

"

Một buổi live 19g hơn một triệu lượt xem trên các trang của Đại Nam, với cả gần triệu người bình luận.

"

https://www.facebook.com/phuonghang.nguyen.794/posts/510906703528613




2. Ngày 23/6/2021

Tất cả đã kết thúc Tôi nói được làm được Từ nay tôi đã hết khổ đau rồi Cảm ơn biến cố đã giải thoát cho tôi Trả lại cho đời Trả lại cho người Một ước mơ của 7 năm Biết bao buồn khổ Hôm nay là ngày rằm tháng 5 âm lịch





https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=162320209262814&id=108517577976411



Chúc quý vị một ngày mới thật bình an và hạnh phúc! Tôi có vài lời muốn trần tình cùng quý vị. Ước nguyện lớn nhất của đời tôi là SỐNG và LÀM NGƯỜI TỬ TẾ. Khó khăn lắm tôi mới thực hiện được Quỹ mổ tim Hằng Hữu. Hơn 7 năm qua, hàng ngàn trái tim được cứu sống. Tôi mong ước Quỹ thiện nguyện này sẽ kéo dài cho đến khi con tôi được trưởng thành, và sau đó con tôi sẽ tiếp tục. Đây là ĐẠI NGUYỆN to lớn nhất của đời tôi. Chúng tôi gồng gánh tất cả, vượt sóng vượt gió, vượt bao khó khăn để duy trì Quỹ thiện nguyện.
Bao nhiêu con đường, bao nhiêu trường học, bao nhiêu căn nhà tình thương tình nghĩa, bao ngôi chùa và bao mảnh đời khốn khó khác nhau, bao nhiêu ngàn nhân viên cùng cuộc sống của họ và gia đình họ, chúng tôi tâm huyết chọn cho mình một con đường, sống một lòng vì người nghèo, gánh vác bớt cho xã hội, nhất là những gia đình có con em bệnh tật nghèo khổ, chỉ mong sự sống còn vào tình thương yêu của cộng đồng xã hội. Tôi chưa bao giờ muốn khoe khoang, nhưng hôm nay tôi phải nói lên một lần để rồi không bao giờ tôi nói nữa.
Sống trên đời này làm người tử tế THẬT KHÓ. Khó đến nỗi hôm nay tôi tuyên bố BỎ CUỘC, không phải vì một hai lời nói, nhưng đây là THƯỚC ĐO của GIÁ TRỊ THẬT khi nguyện làm người tử tế. Đối với tôi, thị phi thì đã hơn 15 năm không ai làm tôi gục ngã, nhưng khi có đụng có chạm tôi mới thấy tôi LẺ LOI THẬT SỰ. Tại sao tôi phải ôm chịu một mình trong khi tôi bị tấn công vô cớ, có ai bảo vệ tôi không?
Tất cả những người yêu thương tôi đều là những người chính nghĩa, đều là những người nghèo không có tiếng nói. Còn người tấn công tôi là ai? Toàn là những con người NGUY HIỂM, họ cấu kết với nhau để hãm hại tôi. Tôi xin đưa ra một vài ví dụ: Từ việc thuê người tạt axit tôi, làm nhục tôi, vu khống tôi, TẤN CÔNG vào gia đinh tôi, chồng tôi, các con tôi, kêu gọi tẩy chay Đại Nam và QUY CHỤP chúng tôi là những người ĐI ĂN CƯỚP, ĐI LỪA ĐẢO, ĐI HÚT MÁU DÂN, tận cùng là muốn vợ chồng tôi ly hôn, chửi rủa chúng tôi không giới hạn, bới móc chúng tôi không thương tiếc. Cho cũng chửi, không cho cũng chửi. Đỉnh điểm là yêu cầu công khai việc làm thiện nguyện mỗi năm là BAO NHIÊU. Họ còn tuyên bố, như kênh BA GIAI TV, ông ấy nói rằng đã liên hệ đến các bệnh viện để điều tra và kết luận chúng tôi “chỉ là biết nổ, và nổ xuyên lục địa”, thậm chí một số người đã tuyên bố: KỂ TỪ NAY, CHO CŨNG CHỬI, KHÔNG CHO CŨNG CHỬI!
Họ còn nói “tất cả tiền mổ tim đều có chính phủ lo, chúng tôi chỉ hỗ trợ 1-2 triệu đồng, chỉ có biết nổ để đi lừa thiên hạ”, và vui hơn nữa họ đi xin cả SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG của công ty tôi, lời lãi ra làm sao, rồi cả các thông tin về MỌI HOẠT ĐỘNG của chúng tôi, họ còn hơn cả cơ quan điều tra, để CỐ CHỨNG MINH chúng tôi là những người chỉ biết nổ để đi lừa đảo, để đi cướp đất của nhân dân. Họ QUY CHỤP bằng nhiều thứ, dù chúng tôi chưa bao giờ đi quyên góp tiền của ai, DÙ LÀ MỘT XU. CHƯA CÓ MỘT BẰNG CHỨNG NÀO chứng minh chúng tôi lừa đảo, CHƯA CÓ MỘT LÁ ĐƠN THƯA KIỆN NÀO nói chúng tôi đi cướp đất. Còn riêng tôi, họ nói “tôi là con đàn bà thối tha nhất trên đời”, tất cả những lời nói này cũng chẳng có ý nghĩa gì với tôi, nhưng điều tôi quyết định dừng lại tất cả mọi thiện nguyện, là để TỰ VỆ, SỐNG CHO GIA ĐÌNH và các con tôi, cũng như giải thể hết công ty.
Từ câu chuyện VOV, họ đã có một thuyết âm mưu cấu kết để hãm hại tôi, khi họ đưa tôi đến tận cùng của sự khốn nạn, họ chờ đợi để quy chụp tôi, để chơi trò mưu hèn kế bẩn, thì TẠI SAO vợ chồng tôi phải cống hiến nữa? Có ai bảo vệ tôi không? Dù tôi đã bao lần kêu gào và gửi đơn đi khắp nơi, có ai xử lý không? Trong khi chỉ cần một câu phát biểu rất vô tình, rất cảm xúc của tôi, thì ĐƯỢC TRIỆU TẬP NGAY, và phạt luôn 7,5 triệu để dằn mặt. Còn bao nhiêu người chửi tôi, tấn công tôi có tổ chức, thì có ai quan tâm không? Có ai nhận được đơn thưa của tôi mà xử lý không?
Câu chuyện xảy ra gần 4 tháng, tôi đã gửi đơn đi rất nhiều nơi, chắc là đơn thư của tôi ĐI LẠC ĐỊA CHỈ nên không có BẤT KÌ MỘT CÂU TRẢ LỜI NÀO dù đúng sai. Cuối cùng tôi phải gửi đến Bộ Công An mới được hồi đáp. Một mình tôi chịu 4 MŨI TẤN CÔNG, đa số là luật sư cấu kết lại với nhau, là bạn học của thằng Võ Hoàng Yên. Họ tập hợp lại thành một group để nhắn tin đe dọa, xúc phạm tôi, và yêu cầu tôi im miệng. Fan cuồng của thằng lang băm Võ Hoàng Yên, fan cuồng của nghệ sĩ và một nhóm báo chí chỉ chờ đợi để đưa tin bất lợi và quy chụp tôi. Vậy hỏi còn cái bất công nào lớn hơn nữa không? Tôi RỜI BỎ TRONG DANH DỰ, cái đơn giản nhất mà tôi mong cầu là được pháp luật bảo vệ, mà có bảo vệ không? Nếu có thì đã không loạn như hôm nay. Tại sao tôi phải làm để phục vụ? Từ một người ĐI TỐ GIÁC TỘI PHẠM trở thành PHẠM TỘI, còn nỗi đau nỗi hận nào hơn nữa không? Nếu không có Trung tướng Tô Ân Xô lên tiếng thì hôm nay câu chuyện nó đã đi đến đâu rồi? Và một số tờ báo VẪN ĐƯA TIN “chưa chắc tôi không liên quan đến vụ đánh sập VOV”, vậy cái họ muốn là gì? Là mong chờ tôi được ĐI TÙ, dù rằng tôi chưa bao giờ có một mối liên hệ nào. Tôi ĐÃ CHỨNG MINH cho tất cả quý vị thấy rõ những gì tôi nói, tôi làm, những gì đã xảy ra trong gần 4 tháng qua. Tôi có nói gì sai không? Nên tôi không bao giờ ân hận khi quyết định một việc gì. Trái tim tôi rướm máu thật sự, đau đớn thật sự, để buông bỏ đại nguyện cả đời tôi. Tôi đã bao lần van xin hãy để cho tôi sống được làm người tử tế, để giúp đời, và giúp người.
Tôi đã bao lần kêu gào, dù không thương tôi cũng phải thương những người nghèo khổ và thương những đứa trẻ đã không có quyền chọn nơi mình sinh ra vào gia đình cha mẹ nghèo còn bệnh tật. Tôi còn nhớ rất rõ những hình ảnh những người làm cha làm mẹ ôm những đứa con trẻ trên tay, tím tái giữa sự sống và cái chết, nằm ở bệnh viện chờ đợi đến lượt con mình được mổ. Tôi đã đi thăm và nhìn thấy giữa cái sống và cái chết, luôn cả cái khổ không có tiền trong túi để mua được tã cho con, một hộp sữa cho con bú, và chờ chực những hộp cơm miễn phí do những mạnh thường quân mang đến. Còn cái khốn khổ khốn nạn nào hơn khi đã nghèo, sinh con ra còn bệnh tật, nhưng họ vẫn cố gắng giành lấy sự sống còn cho con mình. Ai đã từng nằm trong hoàn cảnh đó thì mới hiểu được cái khổ của đời mình, và cái đau đớn khi nhìn thấy con mình mang KHOẢNG CÁCH giữa cái sống và cái chết, chỉ là MỘT HƠI THỞ. May thay lành thay, quỹ mổ tim của tôi đã cứu sống được tất cả các em, không có một em nào ra đi - đó là PHƯỚC PHẦN của tôi. Và hôm nay, chúng tôi chính thức dừng lại với một giá trị dâng hiến trọn vẹn trong suốt 7 năm. Tôi đã cho một con số từ 500-1000 ca/năm để ba bệnh viện hoạt động suốt ngày đêm và nới rộng 30% biên độ cho trẻ dưới 16 tuổi. Có những trẻ trên cả 16 tuổi chúng tôi cũng cứu giúp vì một khi đã cứu người thì không kể gì tiền bạc ở đây, không tính toán so đo. Khi bác sĩ lên tiếng, tôi chưa một lần biết từ chối, vì trên đời này KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN MẠNG SỐNG CON NGƯỜI. Chúng tôi còn mở thêm QUỸ GIỜ VÀNG tại các bệnh viện để cấp cứu kịp thời các nạn nhân gặp tai nạn mà gia đình chưa đến kịp. Phải làm sao để CỨU HỌ NGAY, tiền bạc sẽ tính sau. Khi gia đình họ đến, họ sẽ hoàn trả, hoặc nếu quá khó khăn thì chúng tôi giúp hết, đây là những sự thật mà chúng tôi đã và đang làm. Quý vị có thể đi tìm hiểu những sự thật này.
Và hôm nay, chúng tôi tuyên bố dừng mọi thiện nguyện và giải thể công ty, vì chúng tôi đã từng tuyên bố: lợi nhuận của công ty sẽ mang giúp hết cho quỹ thiện nguyện, và bán luôn cả tài sản mình đang có một số ít để giúp cho đất nước khi gặp biến cố.
Nhưng sau vụ việc này, tôi mới cảm và thấu được mọi sự thật mà tôi cứ tưởng cứ ngỡ hạnh phúc biết bao khi mang đến cho đời những điều tốt đẹp, một sự hi sinh vô điều kiện cũng không cần nhận lấy một lời cảm ơn, thế mà làm người tử tế nó ra nông nỗi đến như vậy sao. Đây là một BÀI HỌC mà chính tôi PHẢI DẠY LẠI CHO CÁC CON TÔI thay đổi tư tưởng của chúng nó, nếu KHÔNG ĐỦ PHƯỚC thì “tai bay họa gửi” không biết lúc nào. Thật mỉa mai cho một HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHÂN LÝ.
Tôi sẽ viết lại tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời tôi, để nhắc nhở các con tôi phải sống sao để làm người tử tế!
Đây là một bài viết trần tình mà nước mắt tôi đã đổ trên bài viết này, như MỘT CUỘC CHIA TAY AI OÁN. Chúc cho tất cả quý vị luôn sống bình an và hạnh phúc để vượt qua trận đại dịch này. Và cũng qua bài viết này, gửi lời yêu thương từ trái tim tôi đến tất cả những ai đã yêu mến tôi, khóc cùng tôi, thương cảm cùng tôi trong suốt thời gian qua. Và sau cùng tôi sẽ rời đi, tìm một nơi bình an nhất để sống cùng các con tôi - đó là chân lý cuối cùng mà tôi nhận ra được. Có lẽ tôi đã trở thành người đàn bà lịch sử trong câu chuyện vừa qua, họ CHƯA ĐỦ PHƯỚC để hại tôi, nhưng để tiếp tục thì tôi không bao giờ đánh cược cuộc đời mình, vì tôi còn 4 đứa con. Đó là lý do mà tôi phải rời đi. Tôi có ĐỦ TƯ CÁCH để rời đi mà không ai níu được chân tôi. Tôi không trốn chạy như một số người đã nói, mà tôi RỜI ĐI TRONG DANH DỰ, trong SỰ TỰ HÀO, nếu không nói là KIÊU HÃNH. Bởi tôi không vi phạm pháp luật, và là một công dân lương thiện sống hết lòng vì dân yêu nước. Giờ thì tôi có thể trưởng thành thêm sau một cuộc biến cố, tôi mới có cơ hội để ĐO ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI, và tôi sẽ SỐNG NHƯ MỘT ĐÓA HOA, dù sẽ tàn nhưng đã từng rực rỡ phải không quý vị!
Nguyễn Phương Hằng!

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=162120595949442&id=108517577976411



1. Ngày 22/6/2021

"

Phương Hằng tôi thành thật xin lỗi và tạm biệt những gì đã trải qua trong thời gian qua.

"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=161532352674933&id=108517577976411





"

Quý vị thân mến, Phương Hằng tôi rất xin lỗi khi sẽ chấm dứt mọi hoạt động thiện nguyện vào đầu tháng 10 năm nay.

"

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=161523239342511&id=108517577976411


---


BỔ SUNG


1.

罗志田︱重新认识五四新文化运动

罗志田

2017-07-22 12:48 来源:澎湃新闻

字号
1919年的五四学生运动离百周年还有两三年,但从2015年开始,学界已出现一些以“百年”为题的“回望”、“反思”文字和“纪念”了。盖五四运动有广狭两义,一般所谓狭义的五四运动即指1919年的学生运动,而广义的五四运动,常与新文化运动同义,有更宽的上下时限。通常单说新文化运动时,不致与五四学生运动相混;但若说五四运动,则又常指代新文化运动。
实则广狭两义的运动就连其象征性的口号也是不同的:一般视为“五四”基本理念的“民主”与“科学”,更多适用于广义的五四;而当年游行的学生口里所喊的,却是“内除国贼、外抗强权”一类口号。两者之间,实有一段不短的距离。我们历史教科书中的“五四运动”,多是放在“新民主主义革命”的脉络中,偏于狭义的五四,强调“爱国运动”的一面(若说及新文化运动,则放在另一部分)。不过,现在上级的精神是“五四运动形成了爱国、进步、民主、科学的五四精神”,应倾向于广义的五四,估计以后的教科书或会有改变。
有意思的是,即使那些持广义五四说者,也很少反对以发生在1919年的运动作为整体的象征——他们依然每逢“周年”就发表纪念的言论。上面那些“百年”言行,便多指向广义的五四,实指新文化运动。两种“五四”的并用已经约定俗成,从研究者到媒体,大家都共同使用这两个含义其实各异的概念,而不觉其间的冲突(或虽知其冲突,仍以视而不见之法处之)。因此,说五四已成新文化运动的标识,或亦不为过。
不少人以为五四新文化运动已无多少剩义可探寻,其实对那场在北京的学生运动和其他地方的呼应,就是活动的具体经过,及其参与者、反对者和旁观者的言与行,我们的了解都还不能说充足,更不用说广义的五四了。可以说,五四的历史和历史中的五四,没弄清楚的具体内容都还不少。正因此,我们对五四究竟在何种程度上书写了历史、影响了后人,仍缺乏深入的体悟。
一、革命与文化:冲击反应或自我觉醒
我们知道,辛亥鼎革是一次改朝换代的武装革命,而新文化运动则是一场以文化命名的运动。但非常有意思的是,后五四时代很多人把文化“运动”视为真“革命”,并质疑此前的武装革命是否够“真”,呈现出显著的诡论意味。不过,时人常用的比较提示了一个思路,即把民初的五四和清末的历史结合起来思考。
自从梁启超以后,很多人都用器物、政制、文化三段论来诠释近代中国对西方的认识以及中国自身的发展,一般都把新文化运动视为进入文化阶段的表征。这三次转变的前提是中国读书人先接受了以强弱(战争胜负)定文野的思路,故每次都是在中国的不成功后产生进一步外倾的觉悟。而其间还有一个不可忽视的差异,即前两次转变都是对外作战(鸦片战争和甲午之战)失败之后的“觉悟”,但第三次却不那么肯定。如果把五四学生运动的口号算进去,则三次大体一样;但若从广义看,除非将梁启超所说的文化阶段提前到庚子后废科举和新政,否则新文化运动就更多是一次自我的“觉醒”。
这就提示出一个重要的问题,即新文化运动究竟是一个西潮冲击下的反应,还是一个更多带有自我意识的“觉醒”?
而把新文化运动与晚清的改革和革命关联起来思考,可以有两个方向:
一是中国读书人从很早就有了全面改变的意愿,一是到五四前后才首次脱离了对外战败的影响,甚至是受到西方因大战而反省其自身文化的影响。
二是究竟辛亥革命已是一场人心革命,还是它基本是一场政治革命,到新文化运动才转向文化?或者如梁漱溟所说,辛亥革命也带有文化革命的痕迹,但要到新文化运动才整体性地转向文化?
如果把辛亥革命视为文化层面的人心革命,即使层次不深,就接近前一方向;如果把辛亥革命视为政治层面的手足革命,就倾向于后一方向。由于这牵涉到中国读书人何时开始出现全面的“觉悟”及何时有了自我“觉醒”,绝非小问题,而是一个重要差别。
胡适很早就把新文化运动的起源追溯到晚清,以为“中国的新文化运动起于戊戌维新运动”,且文化运动从来就有政治意义,因为“戊戌运动的意义是要推翻旧有的政制而采用新的政制”。这是一个过去注意不多却很重要的见解,即从戊戌维新开始,中国人寻求的改变就已具有根本性。这些努力包括政治,又超越于政治。
梁漱溟也认为,中国人在甲午海军覆没后有了新的认识,类似“兴学校、废科举、造铁路”等主张,以及庚子后的“变法之论”,都是“他们想接受他们当时所见到的西方文化”。而“到了革命事起,更是一个极显著的对于西方化的接受,同时也是对于自己文化的改革”。
这里的基本叙述,与梁启超的阶段论大致相合,但梁漱溟思路的独特在于,他把所有这些阶段性转变,都视为晚清人接受“当时所见到的西方文化”的一部分。故不必到新文化运动才转向文化,辛亥革命本身就既是对西方文化的接受,也是对自己文化的改革,那就是一次文化革命。
五四后很多人都常以辛亥革命与五四运动并论,甚至以为辛亥不如五四。瞿秋白就说,辛亥革命没有革文化的命,只是革命的“表象”;要到新文化运动,才走向真革命。梁漱溟后来也说:“辛亥革命,自一方面说,固不同于过去之变化改制而止,但至多亦只算得中国礼俗丕变之开端。必待‘五四’新文化运动,直向旧礼教进攻,而后探及根本,中国乃真革命了。”
这与新旧时代看待政与教的不同眼光相关。若据政教互为表里的传统看法,政治与文化本是既可分又不可分的,两者之间可以有差别,却未必存在紧张。而从近代西潮冲击带来的新范畴看,文化与政治不仅确有差别,而且时常对立,故不能不有所区分。因此,不少人以为辛亥革命是政治革命,而新文化运动侧重文化思想;由于前一次革命的不彻底,后者才起而完成前者未能完成的任务。然而也正是文化的视角,提示人们新文化运动不仅可以看作辛亥革命的延续,还可以追溯到更早的文化努力。
张东荪提出,新文化运动的发生,“有正负两方面做他的发动力”:正的方面是“国人知识渐增,对于西方文化认得清楚了,知其精髓所在,所以主张吸收过来”;负的方面是鼎革“十年以来政治改革的失败,觉非从政治以外下工夫不可”。两者的共性是越过政治而直入文化,既因国人认识到欧美不仅火器强盛,在政治组织和法制运用上都超过中国,于是明白必须“改造做人的态度”;也由于这些人中“大部分是曾从事过政治改革的”,故能“一眼看透了政治而直入其背后”。
很多时人和后人都曾说过新文化运动的两大任务就是引进西方文化和批判传统文化,张东荪的视角稍不同,他是从这两方面思考运动的发生,即不仅把运动看作对西潮冲击的反应,也视为自我反省的结果,得出一个相对“综合”的见解。非常有意思的是,他把对外来冲击的反应视为“正面的”,而把针对内部经验的自我觉醒看成“负面的”。
据梁启超的总结,时人因辛亥鼎革后“所希望的件件都落空,渐渐有点废然思返,觉得社会文化是整套的,要拿旧心理运用新制度,决计不可能,渐渐要求全人格的觉悟”,于是有新文化运动。此说代表了很多时人的看法,也广被引用。若按上引张东荪的正负区分,这就仅仅看到了运动的负面动力。
另一方面,如果从戊戌维新起中国人就在寻求根本性的改变,则那一系列阶段性转变,其实可以是对何为文化之认识的步步深入。倘若戊戌维新就是一次文化运动,而辛亥革命亦然,则新文化运动与辛亥革命不同的,只是更多侧重人心革命,因其伴随着民初文化的兴起,遂被视为文化的运动。
据张东荪的界定,文化运动的主要内容就是化民成俗,改革文化就是“推翻旧文化而传播新文化”,而“思想的改新”就是“从思想方面改革做人的态度,建立一种合于新思想的人生观,而破除固有的一切传说习惯”。所谓运动,“就是要把这种重新做人的意义普遍于全国,使人人都沐化于其中”。化民成俗本是读书人的传统责任,却借文化运动而得到现代表述。要“化民”就必须“革政”,所以从事文化运动不能放任政治。
那场运动的具体故事,这里就不多说了。我们要注意的,即那本不是一场谋定而后动的运动,故既有超出预想的成分,也有根本未曾想到的成分,后者远大于前者。而其中最大的变数,就是五四学生运动的爆发。要了解五四时代,先要认识学生运动与新文化运动的关联。
二、学生运动与文化运动
五四学生运动是现代中国史上划分时代的一个界标,这是一般都接受的。不仅如此,即使缩小到新文化运动之中,它也曾起过类似分水岭的作用。陈独秀自己就坦承1919年的学生运动凸显和确立了《新青年》在当时的主流地位。学生辈的罗家伦在一年后总结学生运动,也数次对比五四前后形势的根本性转折。可以说,五四既是新文化运动的标签,也的确划分了时代,造成了短期或长期的多方面时代转变。
罗家伦
身与学生运动的罗家伦对五四带来的转折有切身感受,最明显的变化就是五四以前“受了多少压迫,经了多少苦战,仅得保持不败”;而五四以后则“形势大变,只听得这处也谈新思潮,那处也谈新思潮;这处也看见新出版品,那处也看见新出版品”。在五四以前,“谈文学革命、思想革命”刊物和报纸不过几种;而到五四以后,“新出版品骤然增至四百余种之多”。
不过罗家伦既看到了学生运动带来的改变,也注意到学生运动就是新文化运动孕育和培养出来的:“五四运动的所以成功,并不是一朝一夕的缘故,事前已经酝酿许久了!大家有几年的郁积,几年的休息,正是跃跃欲试的时候,陡然一下暴发出来。”
或许可以说,新文化运动培养了五四当年从事运动的学生,而五四学生运动又推动和改写了新文化运动。也因此,五四逐渐成为新文化运动的标识。
五四学生运动对新文化运动最明显的改写,应是走向“政治解决”的所谓转向。却也不限于此,如学生行为方式的套路化,就是一个不小的转折。罗家伦观察到,“当五四的时候,大家东谋西画,都有一点创造的精神”;此后则“一举一动,都仿佛有一定的形式:有一件事情出来,一定要打一个电,或是发一个宣言,或是派几个代表,而最无聊的就是三番五次的请愿,一回两回的游街”。运动有了套路,或表现出某种“成熟”,却也因此改变了风格,减少了“创造的精神”。
对一个以青年为核心队伍的运动来说,这样的转变多少也意味着朝气的减退。实际上,梁漱溟就从学生在运动中的表现看到了他们与一般人的共相。他那时态度比较理性,主张尊重法治,“纵然是国民公众的举动,也不能横行”。既然学生打伤了人,就是现行犯,应接受司法审理,遵判服罪。不能因其所作所为是正义的,就可以犯法。那种“专顾自己不管别人”的大毛病,“是几千年的专制养成的”。在这方面,参加运动的学生并不比普通民众高明。也正因几年来一些人经常“借着‘国民意思’四个大字不受法律的制裁”,才促成中国当时的状况。
梁氏最后一语非常值得体味,即新文化运动对学生的“培养”是多义的,既有思想方面的提升,也有行为方面不受约束的鼓励。不仅如此,由于五四运动“实在成功太速”,陡然把“学生的地位抬得很高,而各界希望于学生的也愈大”,出现了学生“虚名过于实际”的现象。尤其是6月3日军警大批逮捕学生引动社会反应之后,“学生界奇军突起,恍惚成了一个特殊的阶级”。学生自己也产生出“‘学生万能’的观念,以为我们什么事都可以办,所以什么事都去要过问”,“常常站在监督和指导”其他人的地位,实际却“什么事都问不好”。
1919年6月3日,在街头发表演讲的北大学生
不过,五四虽然带来某种“蓬蓬勃勃的气象”,身为学生领袖的罗家伦自己却不太乐观,他联想到中国在世界学术界明显的“失语”,醒悟到过去“中国的社会固然是毁坏学者”,现在那种“忽而暴徒化,忽而策士化”的学生运动,也“一样的毁坏学者”。故主张学生们应据性之所近有所“分工”,一些人不妨继续街头行动,另一些人则可转而侧重于真正与思想相关的“文化运动”。
至少一些《新潮》社同人分享了罗家伦的“觉悟”,傅斯年等《新潮》社主要成员都选择了出国留学之路。然而此举又让一些时人感到失望。比他们小几岁的杨鸿烈,就对那些“了解文化运动真意义的人大多数出外留学,这样就丢下了他们未竟的工作”很为不满。
《新潮》杂志创刊号
在某种程度上是否可以说,学生运动对新文化运动的改写,不仅是在运动的方向上。学生运动对社会的冲击促使新旧之争进一步白热化,最终迫使陈独秀离开京城;它也引起师生两辈人的反省,学生中出现了分工的思路,而老师辈也开始走向分裂。年青一代新文化运动骨干成员的成批出国,以及老一代《新青年》同人的分道扬镳,在很大程度上影响了新文化运动的发展和演变。
不过,学生运动虽然改写了新文化运动,但后来一些发展,也可能是新文化运动的一种自然衍伸,虽有转折,却不离初衷。真正改变时代或终结了五四时代的,是中国又一次的武装革命。
五四后的十年是中国激变频仍的时段。瞿秋白在1926年初曾把五卅运动视为五四时代的终结,最具象征性的变化是:“五四时代,大家争着谈社会主义;五卅之后,大家争着辟阶级斗争。”故五卅就像分水岭,把五四推入了历史。那时不少人或许都分享着类似的转折感。但人们很快见证了更具根本性的转变——到拿枪的北伐这一国民的革命,才真正终结了一个时代。
朱自清在1928年反思从五四到北伐的十年,以为经历了三个阶段:“从自我的解放到国家的解放,从国家的解放到Class Struggle。”但后两者“只包括近一年来的时间”,也可以说“前九年都是酝酿的时期”。其间可以“看出显然不同的两种精神”:前一段“我们要的是解放,有的是自由,做的是学理的研究”;后两段“我们要的是革命,有的是专制的党,做的是军事行动及党纲、主义的宣传”。
具体言,“新文学的诞生”标志着“新时代的起头”,那是“文学、哲学全盛的日子”。到五卅前后,“社会革命的火焰渐渐燃烧起来”,社会科学书籍压倒了文学和哲学。而根本的转折是国民“革命爆发”。进入“革命的时期,一切的价值都归于实际的行动”,已无需任何书籍,表明中国已从坐而言的时代进入了“行动的时代”。当一切言说都显得无力,一切书籍都不需要,也就宣告了一个以文化为表征的时代真正成为历史。
在历史记忆中,当时最受瞩目的,后来不一定受人关注;昔年或只是“空洞”的口号,后日却成了运动的标识。要理解五四和后五四时代,有必要简单清理广义五四运动即新文化运动的遗产。
三、新文化运动的遗产
五四时代的结束,多少也意味着一个同质性的“五四新文化运动”认知的大体形成(当然,说及具体,还是见仁见智)。同时“定型”的还有一些习惯性的言说,如前述制度革命或形式革命而思想不革命便不得谓为真革命说法,后来就长期延续,传承了从文化眼光看革命的思路。如果近代中国的革命是一个较长过程的广义“大革命”,而文化又是其中的要项,则近代中国的历史以及历史中的五四,可能都还需要重新认识。
今日说到新文化运动,最多提到的是所谓“德先生”和“赛先生”。其实新文化运动真正改变历史的地方,是我们正在使用的白话文。比较而言,“德先生”和“赛先生”到现在也还是一个发展中的状态,而白话文已经确立,且在可预见的时间里还会延续。对中国来说,这是至少三千年以上的一个大转变。在新文化运动带来的所有历史性转变中,这恐怕也是唯一具体可见也可持续的变化。因此,百年后回看新文化运动,白话文的确立,是比“德先生”和“赛先生”更直接也更显著的后果,具有更持久的影响。
后五四时期就已注意到文学革命之划时代影响的人不多,黎锦熙是其中之一。他认为在中国现代史上,包括新文学和新文化运动的“国语运动”,是“比辛亥革命更为艰巨的一种革命”。因为辛亥革命虽然“将民族革命与政治革命一气呵成”,甚至“连国体都变更了,却也不过换一个名号叫做什么‘民国’,实际上仍是主权的移转”。在中国历史上,三千多年“就换了二十多个朝代,平均不过百余年革一次命”,所以未必有多么了不得。而国语运动则不然,是一次“牵涉了几千年来的文化和社会生活”的革命。
稍后刘大白也以所谓“文腔革命”或“人话革命”来指代五四运动,认为它在中国革命史上的意义,“比辛亥的单纯的民族革命底意义重大得多多”。因为这些革命者“敢于大胆地对于在文坛上称霸了二千多年的鬼话文竖起叛旗、摇动它底宝座,比对于外族的一姓的占据中国不过二百六十多年的满清君主竖起叛旗、摇动它底宝座,意义重大到十倍以上”。
两人的看法相似,均认识到使用白话文这一革命性变化的重要性在于它是几千年来的第一次。他们也都延续了民初读书人对辛亥革命的轻视——刘大白仅把辛亥革命视为推翻满清的种族革命,而黎锦熙虽看到了国体的转变,但仍强调几千年一次的革命与三千多年就有二十多次的主权转移有很大不同。无论如何,两位都看到了白话文取代文言这一重大历史性转变。黎锦熙并且注意到帝制的终结,只是忽略了这同样是几千年来的第一次。
不过,他们这样的认知并未得到多数人的呼应。相较于德先生和赛先生,不论是狭义的文学革命还是广义的白话文(国语)运动,在后来的相关研究中都显得有些默默无闻。
《青年杂志》第一卷第一号(第二卷起更名为《新青年》)
《新青年》第二卷第一号
实际上,陈独秀那段有名的“要拥护德先生,又要拥护赛先生”的名言,直到1919年《新青年》六卷一号才出现。此前《新青年》言论的一个重心,应当就是文学革命。只是因为时人和后人对新文化运动遗产的认知逐渐朝着特定的方向倾斜,白话文取代文言这个几千年一次的革命性巨变,才在潜移默化中身不由己地淡出了人们的历史记忆,而让德先生和赛先生独大。
要说白话取代文言的重要转变,胡适的贡献是比较大的。北伐后胡适撰文梳理新文化运动与国民党的关系,就明确指出:“新文化运动的最重要的方面,是所谓文学革命。”这话似未引起后来研究者足够的重视,但当时就有一些人表示了不满,左派的任卓宣(其曾用名叶青更为知名)就专门反驳了这一说法。
任卓宣
任卓宣以为,胡适对新文化运动的总结,“不外第一白话文,第二白话文,第三白话文,翻来覆去地说”。这是因为“胡适底特长只是白话文。他在五四‘文化运动’中所领导的,只是打倒文言文、提倡白话文这一文学革命中之文字和文法那种形式的改造运动”。其他各种活动,包括“介绍赛(科学)德(民主),并不是他领导的”。
虽然任卓宣是持一种批判的态度,他的观察却较为准确。尤其他指出了胡适的领导作用主要体现在文字和文法的形式改造,而对于推介“德先生”和“赛先生”,其贡献就不比其他人(如陈独秀)大。
对运动遗产的分疏,牵涉到后人对新文化运动的理解和认识。惟后之研究者似更看重时人怎么说,而看轻其怎么做。相比而言,“德先生”和“赛先生”已成为普遍历史记忆中新文化运动的典型标识,而文学革命和白话文运动或更多存在于专业学者的研究之中。以今日的后见之明看,那两个胡适贡献不大的标识,仍然处于“发展中”的阶段;而这个他贡献特别大的,竟然就长留下来了。
胡适曾提倡“拿一个学说或制度所发生的结果来评判他本身的价值”,若从这一视角看,他说文学革命是新文化运动最重要的方面,不论当时是基于何种预设,有什么样的针对性,还真是一个准确的表述。我们如果摹仿任卓宣的语气,可以说到目前为止,新文化运动留下的真正永久性痕迹,第一是白话文,第二是白话文,第三还是白话文。
对一个数以亿计的民族而言,改变其书面表述方式,是一件了不得的大事。这当然是有了长程视野的后见之明,从时人的言论看,仿佛不经意间就已获胜的白话文似乎有些胜而不显,而发展中的“德先生”和“赛先生”则不胜却显。
无论如何,中国需要“德先生”和“赛先生”,的确是五四后思想界获得的一种共识。从那时起,一直很少看到直接反对两位“先生”的言说,即使有也不太引人注意。从这个意义上言,“德先生”和“赛先生”既是新文化运动的标识,也是其遗产,不过有人把它们视作“西方文化”的代表,有人直接视之为“世界文化”的成就。
所以,作为标识的“德先生”和“赛先生”,其实负载着繁复而歧异的意义。鼓吹接受“德先生”和“赛先生”的人,可能有着很不一样的憧憬、追求和寄托,因而也常常相互批评。如果以赞同和接受“德先生”和“赛先生”为标准,我们可以看到,很多激烈争论、相互抨击的人,其实具有共同的立场。而他们之所以彼此批评,恰因当时有着新旧中西以及世界与中国的区分。
一旦进入历史记忆,作为运动的五四,或者历史中的五四时代,也就结束了。作为一个同质概念的“五四新文化运动”,并非仅仅是在无意中“形成”,也包括当时人已开始、后人继续推进的有意“构建”。那些将五四运动与辛亥革命联系起来观察的做法,以及对各种正本清源努力的认知,包括德先生和赛先生最终被视为这一运动的标识,都说明人们很早就在创造一个具有同一性的五四新文化运动,不论是有意还是无意。
而上述种种构建努力,也揭示出那时的政治、文化运动本身就有很多“个性”。当事人或同时代人事后的不同观察和认知,不仅彰显出运动本身的歧异,也反映出不少人在尝试弥合运动中出现的各种“歧路”。换言之,通过凸显、忽视或删略特定部分而使之“统一”的努力,恰展现出时人感觉到了运动中不小的差异,故不能不为之整合。
这类获取“统一”体相的努力,不必是有意识的,更多恐怕是在无意中进行。甚至可以说,正因整合者各自的具体“战役目标”不太一样,甚至很不一样,最后才形成了各方都可以“接受”的德、赛两先生这样一个本身晚出、从未真正落实,但更具有概括性也显得“正确”的五四遗产。
由此得到分享的遗产看,在整合的进程中,狭义的五四可以说完败于广义的五四,或者说新文化运动完胜了学生运动。因为学生游行时所喊的标志性口号是“内除国贼、外抗强权”,而不是什么“民主”和“科学”。故尽管学生运动改写了新文化运动,它自己却被后者所涵盖,而渐失其基本的标识。另一方面,学生运动成功获得了冠名权——作为整体的象征,不论运动的广狭,“五四”成为标准的称谓。
从基本标识言,两个“五四”含义其实各异,却为大家所共用,从研究者到媒体,都不觉其间的冲突。这样一种约定俗成反衬出一个实相,即不论是形象、实质或遗产,五四原本就不那么“一元化”。其“统一”体相的存在,可能不过是经过未必有意的“协商”(negotiations)而产生的妥协。上面所谓大家“接受”,也就是相对多的人这样看而已。
且这样的协商仍在进行之中,即使那被接受的五四遗产,也还长期处于某种“竞存”的状态——1923年的“科学与人生观”之争,大体代表了国人对赛先生的整体反思;北伐后的“人权论争”和九一八后的“民主与独裁”之争,也可代表国人对德先生的整体反思。两次论争表明,作为五四遗产的德、赛二先生,在很长时间里仍处于一种“任重而道远”的发展状态(迄今亦然)。
到1948年,王铁崖总结说,“五四运动的目标是民主与科学”。但“五四运动纵然不是完全失败,至少没有达成其原定的目标”。运动三十年后,“我们还没有真正的民主,科学也没有发生其真正的作用”。民主和科学“变成装饰品,完全失去意义”;反倒是“白话文与学生运动,延续了五四运动的反传统、反权威与追求真理的精神”。因此,“五四运动只限于文化的局部”,还应当“从文化的局部,走到政治、经济、社会的各方面”。
王铁崖恰是在狭义五四的周年述说广义的五四。在某种程度上,他所看到的就是五四的实际遗产和象征性遗产的差距。王氏自己还在鼓吹一个“新五四运动”,其实所谓以民主和科学为原定目标的五四运动本身,就已然是个“新”的五四运动了。或许从1920年起,五四就开始被“新”,几十年间已经被“新”了很多次,后来仍在继续。在此被“新”的进程中,五四也在逐渐定型中模糊了原型,失去了鲜活。
我们久已习惯于把一种有代表性的倾向视为“整体”,实则历史现象至为繁杂丰富,在地大物博的中国,当年的社会也应是一幅“林子大了什么鸟都有”的图景。就像余英时先生所说,对不同的人,五四就像“月映万川”那样因人而异,“同是此‘月’,映在不同的‘川’中,自有不同的面目”。所以他对于五四,“还是希望求得更深的理解”。
柯林武德提出,自然过程中的“过去”一旦被“现在”所替代,就可以说消逝了;而历史过程中的“过去”则不同,“只要它在历史上是已知的,就存活在现在之中”。正是历史思维使“历史的过去”成为“一种活着的过去”。故不能被后人认知和重新思考的,便等于尚未进入历史过程。如今很多人正在思考怎样继承“五四遗产”或是否应当跳出“五四的光环”,他们侧重的,或许就是我们心中能够重新思考的那个“五四”。
但蒙思明看法稍不同,他认为:“历史本身的演变,一气相承,川流不息。”某事有无史料保存,只影响我们的历史知识,却无关于历史本身。一件事的史料消亡,或不被记忆、认知,既不意味着史无其事,也不能说该事件“对于我们当前的生活与思想就无影响”。从这个意义上看,我们的生命中本已融汇了无数过去的生命,而历史也就意味着过去的生命融入了我们的生命。即使在历史言说中“不知”(或在历史记忆中一度隐去)的“过去”,也依然影响着“我们当前的生活与思想”。
已成往昔的五四新文化运动,一直是显著的已知而不是失语的不知,尽管我们所知的可能更多是一个构建出的“过去”。不论我们对其已知多少,五四也像一切历史那样,早已活在我们的血脉之中。从这个角度言,五四给我们的影响,恐怕是招之未必来,挥之难以去。但作为历史的五四,却仍然需要探索和了解。
毕竟那是一个充满了矛盾、冲突和激情的时代,发生在当时的任何事情,多少都带有时代的烙印。五四本身,也特别需要作为一个充满了矛盾、冲突和激情的丰富历史活动来理解和认识。在那些历史记忆中曾经隐去或为人所“不知”的五四面相进入我们的历史言说、成为我们心中可以重新思考的“历史事实”之后,不仅我们认知中的五四会与过去不一样,我们的“生活与思想”也可能有所不同。
(本文来自澎湃新闻,更多原创资讯请下载“澎湃新闻”APP)
校对:丁晓
澎湃新闻报料:4009-20-4009   澎湃新闻,未经授权不得转载

关键词 >> 革命,五四运动,新文化运动

https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_1739284

..

1 nhận xét:

  1. 2. Ngày 23/6/2021

    Nguyễn Phương Hằng
    4 giờ
    ·

    Tất cả đã kết thúc Tôi nói được làm được Từ nay tôi đã hết khổ đau rồi Cảm ơn biến cố đã giải thoát cho tôi Trả lại cho đời Trả lại cho người Một ước mơ của 7 năm Biết bao buồn khổ Hôm nay là ngày rằm tháng 5 âm lịch

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.